Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi sau này. Để chuẩn bị nền tảng cho bé phát triển tốt nhất, các mẹ cần chú ý những điều nên làm và không nên làm trong giai đoạn này. Cùng Doppelherz tìm hiểu về những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu nhé.
Những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu: một số dấu hiệu bất thường ở mẹ bầu
Nghén nặng
Ốm nghén là một dấu hiệu đặc trưng của phụ nữ đang mang thai, có thể chứng minh thai nhi vẫn đang phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu mẹ bị nôn và buồn nôn quá nhiều, cơ thể lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của thai nhi. Do vậy, lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu, nếu mẹ nhận thấy tình trạng ốm nghén của mình nặng và kéo dài bất thường thì mẹ nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tìm giải pháp.

Đau bụng và chảy máu bất thường
Đây là một dấu hiệu thai kỳ bất ổn khả nghiêm trọng mà mẹ nên lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu bởi nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn của bé cũng như sức khỏe của mẹ. Việc đau bụng trong thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ thường xuất phát từ những nguyên nhân như động thai, thai ngoài tử cung,… Trong khi đó, vừa đau bụng vừa ra máu có thể là dấu hiệu của tình trạng dọa sảy thai và sảy thai. Nếu cơ thể xuất hiện tình trạng này, mẹ nên đến các cơ sở y tế ngay lập tức.
Ra khí hư và ngứa âm đạo
Ra khí hư và ngứa âm đạo thường là dấu hiệu của tình trạng viêm âm đạo do thay đổi nội tiết tố. Dù không nguy hiểm đến cơ thể mẹ nhưng nếu kéo dài sẽ có thể gây ra sinh non hoặc sảy thai. Để ngăn ngừa viêm âm đạo, mẹ nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dùng các loại thuốc bôi và đặt âm đạo an toàn, không gây ảnh hưởng đến thai nhi do bác sĩ kê đơn.
Tiểu buốt, tiểu rắt
Đây là dấu hiệu phổ biến của tình trạng viêm đường tiết niệu. Tương tự như viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu không gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của mẹ. Do vậy, mẹ hãy vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ là bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Lưu ý 3 tháng đầu thai kỳ: Mẹ bầu nên và không nên làm gì?
Những điều mẹ bầu nên làm khi mới mang thai
Khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ là một trong những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu rất quan trọng để mẹ có thể nắm rõ được sự phát triển của thai nhi. Đồng thời việc khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ nhận biết những điều đang xảy ra với cơ thể mình, từ đó tìm kiếm các tư vấn về chế độ dinh dưỡng hay tiêm phòng vắc xin để có một thai kỳ khỏe mạnh hơn nữa. Ngoài ra, khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ phát hiện sớm các bất thường của nhiễm sắc thể có khả năng gây dị tật bẩm sinh.
Theo các bác sĩ đến từ bệnh viện Từ Dũ, lưu ý 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu nên đi siêu âm ở các thời điểm sau:
- Từ tuần thai thứ 6 – thứ 10: Siêu âm vào thời điểm này giúp mẹ xác định thai liệu có nằm ngoài tử cung không, tim thai như thế nào, thai đơn hay thai đôi,…
- Từ tuần thai 11 – 13: Siêu âm để đo độ mờ da gáy giúp dự đoán một số bất thường của nhiễm sắc thể, là nguyên nhân gây ra bệnh Down, Turner hay dị dạng tim bẩm sinh,…
Việc siêu âm định kỳ cần được thực hiện đúng vào những thời điểm quan trọng nói trên để chẩn đoán dị tật bẩm sinh ở thai nhi chính xác nhất. Ví dụ chẩn đoán dựa trên độ mờ da gáy chỉ xuất hiện trong giai đoạn thai nhi được 11 – 13 tuần tuổi, sau thời điểm này sẽ trở về như bình thường. Trong khi đó, siêu âm khảo sát hình thái thai nhi nếu được thực hiện quá sớm sẽ vô tác dụng bởi lúc này các cấu trúc thai vẫn chưa rõ ràng.
Do đó, mẹ bầu hãy cố gắng tuân thủ việc khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm chuyên môn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Duy trì lối sống lành mạnh
Một trong những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu là mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, tránh hoạt động mạnh, tránh tham gia các môn thể thao nguy hiểm. Thay vào đó mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế thức khuya,… Nên lựa chọn các bộ môn thể dục nhẹ nhàng, tốt cho sức khỏe như đi bộ chậm, yoga cho bà bầu,… để tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra, mẹ nên chú ý trong việc đi lại, tránh đi vào những khu vực trơn trượt, dễ ngã. Ngoài ra, nếu mẹ nào có thói quen đi giày cao gót thường xuyên thì cũng nên cân nhắc mua một đôi giày bệt hoặc có gót thấp, thuận tiện cho việc di chuyển.

Học cách cân bằng cảm xúc
Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ các hormone trong cơ thể sẽ có rất nhiều sự thay đổi. Vì vậy, đôi khi mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, dễ xúc động hoặc nhạy cảm hơn bình thường. Bên cạnh đó, với những mẹ mới mang thai lần đầu thì có thể sẽ cảm thấy lo lắng, căng thẳng, bất an,…
Trong khi đó, tâm lý của mẹ khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, lưu ý 3 tháng đầu thai kỳ mẹ nên cố gắng duy trì một tinh thần lạc quan, vui vẻ hơn để bé phát triển tốt nhất.
Mẹ bầu cần tránh làm gì? Các lưu ý khi mang thai
- Không sử dụng sơn móng tay và các loại mỹ phẩm nhiều chì. Các loại hóa chất trong các dụng cụ làm đẹp này thường ít nhiều độc hại và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số thông minh của bé.
- Không xịt nước hoa thẳng lên cơ thể.
- Không bê vác các đồ vật nặng.
- Không nên tẩy trắng răng.
- Tránh việc quan hệ tình dục thường xuyên và mạnh bạo.
- Tránh vận động mạnh.
- Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, trà, cafe và các loại nước ngọt có ga vì chúng không mang lại lợi ích gì cho thai nhi.
- Không tắm bồn, xông hơi,…
Những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu về dinh dưỡng
Ưu tiên lựa chọn bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho thai nhi

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất là điều cần được ưu tiên hơn cả bởi nó là yếu tố quyết định đến sự phát triển khỏe mạnh và bình thường của thai nhi. Dưới đây là một số loại vitamin và khoáng chất cực kỳ quan trọng nên được mẹ bầu lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu.
Axit folic (vitamin B9)
Axit folic là một trong những loại vitamin thiết yếu mà mẹ bầu cần bổ sung cả trong giai đoạn trước và trong khi mang thai, đặc biệt những tuần đầu tiên của thai kỳ. Axit folic giúp hỗ trợ quá trình phát triển bình thường và ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi, giảm nguy cơ sinh non,…
Một số thực phẩm giàu axit folic có thể kể đến như cam, măng tây, khoai tây, bông cải xanh, trứng, các loại rau có lá màu xanh đậm,…
DHA
DHA là một axit béo không no, chịu trách nhiệm tăng cường thị giác, kích thích sự hình thành và phát triển trí não của thai nhi. Trong cơ thể, DHA chiếm 20% trọng lượng não bộ và 60% nằm ở võng mạc. Do vậy bổ sung DHA đầy đủ sẽ tạo tiền đề cho bé phát triển toàn diện cả về trí lực và thể lực trong tương lai.
Theo các chuyên gia, mẹ bầu 3 tháng đầu nên được cung cấp khoảng 200mg DHA cho cơ thể mỗi ngày, đảm bảo thai nhi được nhận đủ lượng DHA cần thiết.
DHA có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá basa,…
Vitamin B6
Vitamin B6 cũng là loại vitamin thiết yếu mẹ bầu cần bổ sung trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là tháng thứ nhất. Vitamin B6 sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng của thai kỳ như tình trạng buồn nôn và nôn, ốm nghén ở mẹ bầu, giúp cơ thể mẹ dễ chịu hơn.
Vitamin B6 có thể được tìm thấy trong các các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, đậu phộng, cá hồi, chuối,…
Sắt
Nhu cầu về sắt của cơ thể mẹ bầu trong 3 tháng đầu khi mang thai thường tăng cao do đòi hỏi về máu nuôi thai nhi. Nếu cơ thể không hấp thụ đủ chất sắt, mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và nghiêm trọng hơn là thiếu máu thai kỳ. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 27mg sắt đến từ các nguồn thực phẩm như các loại thịt đỏ, hải sản, cải bó xôi, các loại đậu, yến mạch,…
Những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu: các loại thực phẩm nên tránh
- Lưu ý trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần tránh một số loại thực phẩm không tốt hoặc nguy hiểm cho thai nhi như dứa, đu đủ xanh, rau ngót,… Các loại thực phẩm này có khả năng gây co thắt tử cung và nghiêm trọng hơn là có khả năng gây sảy thai.
- Bên cạnh đó, mẹ bầu 3 tháng cũng nên hạn chế những loại quả có tính nóng như nhãn, vải, chôm chôm,… có thể gây ra các triệu chứng khó chịu cho cơ thể, khiến mẹ bầu nôn nao và mệt mỏi nhiều hơn.
- Nên hạn chế sử dụng các món dưa chua, măng muối, rau củ muối chua,… vì có khả năng gây ảnh hưởng đến não thai nhi.
- Không dùng bia, rượu, trà, cafe, các loại nước ngọt có ga,… vừa không tốt cho sức khỏe, có khả năng gây tiểu đường thai kỳ, vừa khiến thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển.
- Mẹ bầu không nên sử dụng các loại sữa tươi vì nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Thay vào đó mẹ có thể lựa chọn sữa tiệt trùng sẽ tốt hơn cho thai nhi.

Bổ sung các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tươi
Trên thực tế, các loại thực phẩm tươi sống là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu an toàn và hiệu quả nhất. Mẹ nên tránh lựa chọn sản phẩm thực phẩm ôi thiu, đã để lâu ngày,… vì chúng có thể sản sinh ra các chất độc hoặc vi khuẩn gây hại cho cơ thể cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, một số mẹ bầu có thể muốn bổ sung dinh dưỡng từ các loại viên uống để thay thế thực phẩm hàng ngày. Lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu mẹ chỉ nên sử dụng các loại viên uống, thực phẩm chức năng có chứa vitamin và khoáng chất để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể thay cho thực phẩm tươi khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu mà mẹ bầu cần đặc biệt chú ý. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, bé luôn ổn định và phát triển tốt nhất.
7 Lưu ý khi cho trẻ đi chơi trung thu mà bạn nên biết.
Thiếu vi chất nào dễ làm trẻ chậm lớn, hay ốm vặt
Biếng ăn sinh lý ở trẻ và 04 cách vượt qua
Hệ miễn dịch là gì? Cách tăng cường miễn dịch cho trẻ
Có nên sử dụng siro tăng sức đề kháng cho bé không?
Rối loạn tăng động giảm chú ý và những điều cần biết
Dấu hiệu nhận biết trẻ bú đủ sữa mẹ
Trẻ sơ sinh bú mẹ sớm có lợi ích gì? Làm sao để biết khi nào trẻ đói?
Suy dinh dưỡng cấp tính – Nguyên nhân và cách phòng ngừa
“Triệu chứng mầm non” – Khi bé cứ tới lớp là ốm
THIẾU MÁU DINH DƯỠNG Ở BÀ MẸ VÀ TRẺ EM
Vitamin tổng hợp là gì? Có nên dùng vitamin tổng hợp cho bé?
Siro cho trẻ biếng ăn có thực sự là sự lựa chọn an toàn?
7 cách tăng đề kháng cho bé giai đoạn giao mùa
Review những loại siro ăn ngon cho bé được mẹ tin dùng