Rối loạn giấc ngủ ở trẻ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ủ rũ, nếu không được điều trị kịp thời có thể ngăn cản sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát để phát hiện và khắc phục cho con từ sớm, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ.
1. Thế nào là tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em?
Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì? Rối loạn giấc ngủ là tình trạng trẻ đang ngủ đột nhiên tỉnh giấc vào ban đêm, ngủ ít hơn, khó ngủ mà không có nguyên nhân rõ ràng. Rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Đối với trẻ lớn hơn, rối loạn giấc ngủ có thể làm giảm sự năng động, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị mắc bệnh hơn. Theo từng độ tuổi, nhu cầu về thời gian giấc ngủ của trẻ sẽ khác nhau:
- Trẻ sơ sinh: Thời gian ngủ kéo dài từ 18 – 20 tiếng mỗi ngày, trẻ có xu hướng ngủ ngày nhiều hơn đêm.
- Trẻ em dưới 6 tháng: Giấc ngủ có thể kéo dài từ 9 – 11 tiếng, giấc ngủ ngày ngắn hơn đêm, ngày trẻ chỉ ngủ khoảng 3-5 tiếng.
- Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng: Trẻ sẽ ngủ theo nhịp sinh hoạt hàng ngày, số giấc ngủ ban ngày giảm xuống chỉ khoảng 1-2 giấc.
- Trẻ từ 1 tuổi đến 2 tuổi: Giai đoạn này trẻ ít khi ngủ vào ban ngày, chỉ ngủ 1 giấc vào buổi trưa.
- Trẻ từ 2 tuổi đến 5 tuổi: Đây là thời điểm trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, nên trẻ sẽ ham chơi nhiều hơn, ít khi ngủ vào ban ngày và trẻ có thể tự ngủ vào ban đêm. Trẻ 2 tuổi bị rối loạn giấc ngủ có xu hướng ngủ ít hơn, hoặc bị tỉnh giấc nhiều vào ban đêm, khó vào giấc ngủ.
Tuy nhiên, nếu có nguyên nhân nào đó khiến cho thời gian ngủ của trẻ ít hơn số thời gian này, hoặc trẻ thường xuyên bị giật mình thức giấc thì có nghĩa trẻ đang phải đối diện với tình trạng rối loạn giấc ngủ.
2. Dấu hiệu trẻ bị rối loạn giấc ngủ là gì?
Trẻ nhỏ ban ngày vui chơi, hoạt động quá nhiều khiến cho giấc ngủ không được trọn vẹn về đêm là tình trạng bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên bị rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, chập chờn, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm thì cha mẹ cần phải quan tâm, bởi có thể trẻ đang bị mắc bệnh rối loạn giấc ngủ. Một số biểu hiện thường gặp cảnh báo trẻ bị rối loạn giấc ngủ thường gặp như:
2.1. Trẻ đột ngột tỉnh giấc
Đột ngột tỉnh giấc khi đang ngủ sâu là một trong những triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Khi đó, trẻ có thể có những hành động cơ bản như: ngồi bật dậy, một số trẻ khác có động tác phức tạp hơn như: đi lại, mộng du,…
2.2. Trẻ bị hoảng sợ trong đêm
Trẻ bị rối loạn giấc ngủ biểu hiện là thường xuyên tỉnh giấc trong đêm. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 1-8 tuổi, kèm theo đột ngột tỉnh giấc ban đêm. Triệu chứng của cơn hoảng sợ này là trẻ đột nhiên ngồi dậy, vùng vẫy, la hét,… mặc dù đã ngủ được vài giờ. Trẻ biểu lộ sự hoảng loạn, sợ hãi, mọi người không thể dỗ dành hoặc đánh thức cho trẻ tỉnh ngủ hẳn được.
2.3. Trẻ bị mê sảng khi ngủ
Mê sảng khi ngủ cũng là biểu hiện cho thấy trẻ đang bị rối loạn giấc ngủ. Trẻ thường ngủ mơ, nói cười, trở mình nhiều lần khi ngủ,…
3. Cách cải thiện tình trạng mất ngủ ở trẻ
Để cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ, giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn, mọi người có thể áp dụng những cách thức sau:
3.1. Thiết lập thói quen tốt cho trẻ
Mất ngủ ở trẻ có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, tình trạng này sẽ sớm chấm dứt tình trạng này. Vì vậy, cha mẹ hãy thiết lập cho con thói quen ngủ lành mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời:
- Ngủ đúng giờ: Mọi người nên yêu cầu trẻ ngủ đúng giờ, thức đúng giờ để duy trì giấc ngủ ổn định cho trẻ mỗi ngày.
- Không nên cho trẻ sử dụng những thực phẩm có chứa caffeine ít nhất 4-6 giờ để trẻ dễ vào giấc ngủ hơn.
- Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho trẻ đọc sách hoặc ngồi thiền, để hạn chế tình trạng trẻ bị tỉnh giấc vào ban đêm.
3.2. Biện pháp tâm lý cho trẻ
Những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng khiến trẻ khó có thể ngủ ngon giấc. Vì vậy, cha mẹ cần áp dụng những biện pháp tâm lý, giúp trẻ giải quyết những suy nghĩ tiêu cực này. Từ đó, giúp trẻ ngủ ngon giấc và ngủ sâu hơn.
3.3. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ
Một chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất như: vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, canxi, magie,… giúp trẻ có thể ngủ ngon giấc, phát triển khỏe mạnh hơn. Một số loại thực phẩm có thể góp phần hỗ trợ cải thiện giấc ngủ cho trẻ mà cha mẹ có thể sử dụng bao gồm: các loại cá, ngũ cốc, rau xanh, các loại thịt,…
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ và cách khắc phục vấn đề này. Để được tư vấn thêm về cách bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ, mọi người vui lòng liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 nhé!
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
BỔ SUNG VITAMIN CHO TRẺ BIẾNG ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
10 BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM BỐ MẸ CẦN LƯU Ý
DẤU HIỆU THIẾU CANXI Ở TRẺ