Sở hữu mái tóc bồng bềnh, dày mượt là mong ước của nhiều người bị rụng tóc, hói đầu,… Thông thường, mọi người sẽ sử dụng các loại dầu gội, thực phẩm chức năng,… để kích thích mọc tóc tự nhiên. Trong đó, phương pháp bổ sung Biotin được nhiều người lựa chọn để cải thiện tình trạng tóc hư tổn, gãy rụng. Vậy tác dụng của Biotin với tóc là gì? Cùng Doppelherz tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này nhé!
1. Biotin là chất gì?
Biotin hay còn có tên gọi khác là vitamin B7 và vitamin H, đây là một loại vitamin B có thể tan trong nước. Biotin có vai trò như một co-enzyme, cần thiết cho quá trình trao đổi chất của glucose, axit béo, amino axit,… Thiếu hụt Biotin gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể như: mệt mỏi, da bị khô ráp, tóc xơ yếu, chẻ ngọn, tổn thương hệ thần kinh, bị các vấn đề về tiêu hóa,…
Biotin được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc tóc, dược mỹ phẩm, trở thành xu hướng tiêu dùng của những người mong muốn sở hữu mái tóc, móng tay chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, Biotin còn được tìm thấy trong các thực phẩm tự nhiên như: các loại hạt, rau chân vịt, quả bơ, các loại nấm,…

2. Công dụng của Biotin đối với cơ thể
2.1. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
Biotin tham gia vào các hoạt động tạo glucose, tổng hợp các loại axit béo, thủy phân amino axit. Biotin cùng với các loại vitamin nhóm B khác có vai trò quan trọng giúp những thực phẩm bạn ăn sẽ được chuyển hóa thành nguồn năng lượng để duy trì hoạt động các cơ quan cơ thể.
2.2. Chăm sóc sức khỏe cho tóc, móng và da
Tác dụng của Biotin đối với tóc, móng, da là gì? Vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết để duy trì sự chắc khỏe cho tóc, móng và da. Người bị thiếu hụt vitamin B7 thường có những biểu hiện như: móng tay gãy rụng, tóc dễ gãy, chẻ ngọn, da khô ráp,… Bên cạnh đó, Biotin còn có tác dụng ngăn ngừa, cải thiện tình trạng mụn trứng cá, khô da, nứt da.
2.3. Tốt cho sức khỏe não bộ
Biotin có vai trò quan trọng trong hoạt động dẫn truyền thần kinh. Đặc biệt, những loại vitamin nhóm B kết hợp với nhau sẽ giúp cải thiện chức năng não bộ, chống lại sự suy giảm nhận thức và mất trí nhớ. Bổ sung đủ Biotin cũng giúp cơ thể duy trì được trạng thái tinh thần lạc quan, tăng cường khả năng nhận thức và khả năng tập trung.
2.5. Duy trì sức khỏe tim mạch
Các loại vitamin nhóm B, trong đó có vitamin B7 có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tim mạch chống lại các tác nhân gây hại như: xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ,… Vì theo một số nghiên cứu, vitamin B7 kết hợp với Crom có tác dụng làm tăng Cholesterol tốt, giảm Cholesterol xấu, từ đó, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

3. Tác dụng của Biotin với tóc là gì?
Tác dụng của Biotin đối với tóc là gì? Hầu hết chúng ta đều biết Keratin là thành phần chính cấu tạo nên da, tóc, móng tay,… Vì vậy, thiếu hụt Biotin khiến cho tóc bị hư tổn, da khô sạm, móng tay dễ gãy,…
Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung Biotin góp phần cải thiện kết cấu của Keratin, ngăn ngừa tình trạng tóc bị gãy rụng, xơ yếu, gãy rụng. Cụ thể, nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm đối tượng là phụ nữ có mái tóc mỏng. Mỗi ngày được chỉ định sử dụng 2 viên uống có chứa Biotin , đều đặn trong vòng 3 tháng. Kết quả thí nghiệm đã cho thấy, những người phụ nữ được bổ sung Biotin có vùng da trống do rụng tóc trước đó đã được cải thiện đáng kể. Vì vậy, cung cấp Biotin cho cơ thể có thể thúc đẩy quá trình tăng trưởng của tóc.

4. Nên bổ sung Biotin cho cơ thể với liều lượng bao nhiêu?
4.1. Liều lượng Biotin cần bổ sung cho người lớn
- Người trưởng thành trên 18 tuổi: Nên bổ sung 30 mcg/ngày.
- Phụ nữ cho con bú: Nên bổ sung 35 mcg/ngày.
4.2. Liều dùng Biotin thông thường dành cho trẻ em
- Trẻ em từ 0-12 tháng tuổi: Nên bổ sung 7mcg/ngày.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: Nên bổ sung 8mcg/ngày
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: Nên bổ sung 12mcg/ngày
- Trẻ em từ 9-13 tuổi: Nên bổ sung 20mcg/ngày
- Thanh thiếu niên từ 14-18 tuổi: Nên bổ sung 25mcg/ngày.

Mọi người có thể tăng cường bổ sung Biotin cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc sử dụng thực phẩm chức năng. Một số thực phẩm chứa hàm lượng Biotin cao có thể kể đến như:
Tuy nhiên, đôi khi trong quá trình chế biến thực phẩm, hàm lượng Biotin sẽ bị mất, khiến cho cơ thể không hấp thu đủ Biotin cần thiết. Hoặc đối với người hấp thu kém, người có nhu cầu bổ sung Biotin cao hơn bình thường để cải thiện tình trạng rụng tóc thì có thể sử dụng thực phẩm chức năng để cung cấp Biotin cho cơ thể.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm bổ sung Biotin để chăm sóc mái tóc, người tiêu dùng phải thực sự tỉnh táo để có thể chọn mua được sản phẩm chất lượng, tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Một trong những loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe được nhiều người tin dùng là sản phẩm Hair Plus. Sản phẩm bổ sung Biotin, vitamin B1, vitamin B6, Magie, Selen,… cùng nhiều vitamin, khoáng chất khác góp phần hỗ trợ giảm rụng tóc, chăm sóc mái tóc chắc khỏe, bóng đẹp, thích hợp sử dụng cho người có mái tóc xơ yếu, hay gãy rụng.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Tác dụng của Biotin với tóc là gì?”. Đồng thời, biết được liều lượng Biotin cần bổ sung hàng ngày cho cơ thể, tránh tình trạng bổ sung quá liều gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Để được tư vấn thêm về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hair Plus, mọi người vui lòng liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất.
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả