Tác dụng của kẽm đối với da là gì? - Doppelherz

Tác dụng của kẽm đối với da là gì?

Thiếu hụt kẽm có thể gây ra một số vấn đề bất thường của làn da, ví dụ như: viêm da, da nổi mụn,… Tình trạng này có thể được khắc phục nếu chúng ta bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể. cùng Doppelherz tìm hiểu tác dụng của kẽm đối với da và cách bổ sung kẽm để duy trì làn da khỏe đẹp qua bài viết này nhé!

1. Kẽm có tác dụng gì với da?

Kẽm là một trong những vi chất dinh dưỡng thiết yếu, mặc dù chỉ chiếm 1 phần nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Ngoài tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, kẽm cũng được chứng minh là có tác dụng với các vấn đề sức khỏe khác, trong đó có da liễu. Cụ thể, tác dụng của kẽm đối với da có thể kể đến như:

1.1. Tác dụng của zinc với da mụn: Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá

Kẽm có đặc tính chống viêm, vì vậy nhiều người sử dụng kẽm để trị mụn trên da. Tình trạng mẩn đỏ và kích ứng liên quan đến mụn trứng cá có thể giảm đi rõ rệt nhờ sử dụng kẽm. Đặc biệt, sử dụng kèm có thể làm giảm sự xuất hiện của sẹo do mụn.

Tác dụng của zinc với da mụn
Tác dụng của zinc với da mụn

1.2. Zinc có tác dụng gì cho da? Hỗ trợ quá trình làm lành vết thương và tái tạo da mới

Một trong những tác dụng của kẽm đối với da mà ít người biết đến là khả năng làm giảm viêm, dịu da, giảm đau rát trên da. Nhờ vậy, bổ sung kẽm có thể kích thích quá trình sản sinh tế bào mới, chữa lành tổn thương trên da. Da được nuôi dưỡng khỏe mạnh, có thể “đương đầu” với các tác nhân gây hại mà không lo để lại sẹo, tổn thương trên da.

1.3. Công dụng của kẽm trong da liễu: Chống nắng, bảo vệ da

Kẽm được biết đến là thành phần quan trọng, không thể thiếu trong kem chống nắng. Với kem chống nắng vật lý, hợp chất chứa kẽm hoạt động như một lớp màng bảo vệ, ngăn cản tác động của tia cực tím gây hại cho da. Còn với kem chống nắng hóa học, kẽm dioxide hoạt động theo cơ chế hấp thu tia cực tím, sau đó chuyển hóa thành nhiệt năng, bảo vệ da tránh khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời.

1.4. Tác dụng của kẽm: Chống oxy hóa da

Kẽm là khoáng chất có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa, có tác dụng làm giảm sự hình thành các gốc tự do, kích thích quá trình sản sinh collagen trên da. Không chỉ vậy, kẽm còn có khả năng chống nắng, bảo vệ da, hạn chế các dấu hiệu lão hóa, từ đó, duy trì làn da sáng đẹp, tươi trẻ mỗi ngày.

Bổ sung kẽm cho giúp chống oxy hóa da
Bổ sung kẽm cho giúp chống oxy hóa da

2. Bổ sung kẽm đúng cách để duy trì làn da khỏe đẹp

Kẽm là khoáng chất có vai trò quan trọng, giúp duy trì hoạt động của các hệ cơ quan. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được kẽm, mà cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng.

2.1. Bổ sung bằng thực phẩm tự nhiên

Với những người có hệ tiêu hóa hoạt động tốt, nhu cầu về kẽm không tăng cao thì việc bổ sung kẽm từ nguồn thực phẩm này là hoàn toàn có thể. Một số loại thực phẩm bổ sung kẽm hiệu quả mọi người nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể kể đến như:

2.1.1. Sò

Sò là một trong những thực phẩm hàng đầu trong danh sách này, với hàm lượng kẽm dồi dào. Trung bình, trong khoảng 100gr sò có chứa khoảng 13.4 mg kẽm. Ngoài ra, trong sò còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như: vitamin nhóm B, sắt, protein, vitamin C,… Bên cạnh sò, các loại động vật có sò khác như: cua, ốc, hến, hàu,… cùng là những thực phẩm cung cấp kẽm cho cơ thể, mọi người có thể bổ sung vào thực đơn của mình.

2.1.2. Thịt bò

Trung bình khoảng 100gr thịt bò sẽ cung cấp khoảng 2,2gr kẽm, đáp ứng 44% nhu cầu kẽm của cơ thể hàng ngày. Không chỉ vậy, thịt bò còn cung cấp nhiều protein, sắt, vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể.

2.1.3. Trứng

Trứng là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Một quả trứng cung cấp khoảng 3,7 mg kẽm, 5g chất béo tốt, 6g protein, tốt cho sức khỏe cơ thể. Vì vậy, mỗi tuần, một người được khuyến cáo nên ăn từ 3 – 4 quả trứng.

2.1.4. Ổi

Khi nhắc đến các loại trái cây giàu kẽm, không thể không nhắc tới quả ổi. Trong 100g ổi cung cấp khoảng 2,4 mg kẽm. Ngoài ra, loại quả này còn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin A, vitamin C, vitamin E, sắt,…

Bổ sung kẽm bằng thực phẩm tự nhiên
Bổ sung kẽm bằng thực phẩm tự nhiên

2.2. Sử dụng các loại thực phẩm chức năng 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zincodin đến từ thương hiệu Doppelherz – thương hiệu chiếm thị phần số 1 tại Đức về vitamin và khoáng chất. Với thành phần bao gồm: 69mg Kẽm Sulfat tương đương với 25mg Kẽm, 50mg L-Histidine, 100mg Vitamin C, bổ sung mỗi ngày 1 viên  Zincodin có tác dụng: Hỗ trợ tăng cường khả năng hấp thu kẽm cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, duy trì và cải thiện sức khỏe. Sản phẩm thích hợp sử dụng cho các đối tượng:

  • Người thiếu kẽm do chế độ ăn uống ít kẽm hoặc kém hấp thu.
  • Người có sức đề kháng kém.
  • Người muốn tăng cường sức khỏe. 
Sử dụng các loại thực phẩm chức năng để bổ sung kẽm cho cơ thể
Sử dụng các loại thực phẩm chức năng để bổ sung kẽm cho cơ thể

Mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ thể, nhưng kẽm được xem là “chìa khóa” quan trọng để duy trì sức khỏe cho cơ thể. Không chỉ vậy, tác dụng của kẽm đối với da cũng được nghiên cứu và chứng minh giúp duy trì làn da khỏe đẹp, mịn màng. Vì vậy, mọi người đừng quên bổ sung kẽm mỗi ngày để giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện vẻ đẹp cho làn da.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo