Kẽm là khoáng chất có vai trò quan trọng đối với hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung càng nhiều kẽm càng tốt, ngược lại, uống kẽm quá liều có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Vậy cụ thể tác dụng phụ của kẽm là gì? Thừa kẽm có nguy hiểm không? Theo dõi ngay bài viết sau của Doppelherz để tìm hiểu câu trả lời nhé!
1. Tác dụng của kẽm với cơ thể
Kẽm là một nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong cơ thể con người. Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa, sau đó, hấp thụ tại ruột non. Trong những năm gần đây, vai trò của kẽm đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của cơ thể đang được giới y khoa đặc biệt quan tâm. Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của kẽm với các cơ quan trong cơ thể.
- Tăng cường chức năng miễn dịch: Kẽm kích thích quá trình sản sinh các tế bào miễn dịch (các đại thực bào, tế bào lympho B, tế bào lympho T), tạo thành “lá chắn” vững chắc, bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh.
- Hỗ trợ quá trình phát triển xương: Cùng với Canxi, kẽm cũng tham gia vào cấu tạo của xương. Do đó, đây là dưỡng chất cần thiết giúp cho xương phát triển khỏe mạnh, chắc khỏe hơn.
- Hỗ trợ quá trình chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất: Kẽm tham gia vào cấu tạo của nhiều loại enzyme trong cơ thể. Vì vậy, bổ sung đầy đủ kẽm giúp tăng cường khả năng chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất cho cơ thể. Không chỉ vậy, kèm còn có tác dụng giúp trẻ ăn ngon miệng, thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển, đặc biệt quan trọng với sức khỏe trẻ em.
- Quan trọng với chức năng sinh sản: Ở nam giới, kẽm có nồng độ cao trong tuyến tiền liệt, tham gia vào quá trình trao đổi chất, giúp duy trì số lượng và chất lượng tinh trùng. Thiếu kẽm làm chậm dậy thì nam giới, giảm chất lượng tinh trùng và khả năng tình dục của nam giới.
2. Tác dụng phụ của kẽm là gì?
Uống kẽm có tác dụng phụ không? Tác dụng phụ của kẽm là gì? Đây chắc hẳn là vấn đề nhiều người quan tâm khi muốn bổ sung kẽm cho cơ thể. Hàm lượng kẽm tối đa nên bổ sung hàng ngày cho cơ thể là 40 mg. Liều lượng này là phù hợp để mọi người có thể cung cấp kẽm cho cơ thể mà không lo gặp phải những tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, suy giảm khả năng miễn dịch,…
Vì vậy, khi bổ sung kẽm cho cơ thể, mọi người cần tuân thủ theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, không tự ý tăng liều khi chưa có chỉ dẫn, tránh gặp phải những dấu hiệu thừa kẽm không mong muốn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
3. Bí quyết bổ sung kẽm đúng cách cho cơ thể
Để bổ sung kẽm đúng cách cho cơ thể, trước tiên, mọi người nên tìm hiểu hàm lượng kẽm cần bổ sung cho cơ thể bao nhiêu là đủ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày cơ thể cần được bổ sung kẽm theo hàm lượng sau:
- Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng: 2 mg/ngày.
- Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: 3 mg/ngày.
- Trẻ nhỏ từ 1 – 3 tuổi: 3 mg/ngày.
- Trẻ em từ 4 – 8 tuổi: 5 mg/ngày.
- Trẻ em từ 9 – 13 tuổi: 8 mg/ngày.
- Trẻ từ 14 – 18 tuổi: nam nên bổ sung 11mg/ngày, nữ nên bổ sung 9mg/ngày.
- Người trưởng thành trên 19 tuổi: Nam nên bổ sung 11mg/ngày, nữ nên bổ sung 8 mg/ngày.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: 11 – 12 mg/ngày.
Uống kẽm đúng cách tức là mọi người cung cấp đủ nhu cầu kẽm cho cơ thể. Mọi người có thể bổ sung kẽm cho cơ thể thông qua các nguồn thực phẩm đa dạng như:
3.1. Chế độ ăn uống hàng ngày
Các loại thực phẩm giàu kẽm bao gồm: hàu, sò, bào ngư, tôm, các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, ngũ cốc, các loại hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa,… Mọi người có thể bổ sung các loại thực phẩm trên vào thực đơn để cung cấp kẽm và các vitamin, khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể.
3.2. Sử dụng viên uống kẽm
Viên uống kẽm và các loại thực phẩm chức năng dạng muối kẽm như: gluconate, kẽm sulfate, kẽm acetat là nguồn bổ sung kẽm cho cơ thể mọi người không nên bỏ qua. đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, đang trong độ tuổi phát triển, người mới ốm dậy, dinh dưỡng kém, lười vận động,…
Một trong những sản phẩm bổ sung kẽm dạng viên được nhiều người ưa chuộng và sử dụng hiện nay là viên uống Zincodin đến từ thương hiệu Doppelherz của Đức. Sản phẩm giúp bổ sung kẽm kết hợp với L-Histidine, có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu kẽm cho cơ thể, tăng cường đề kháng, cải thiện và duy trì sức khỏe. Với liều dùng tiện lợi, mỗi ngày chỉ cần bổ sung 1 viên duy nhất, Zincodin chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho người bị thiếu kẽm do chế độ ăn uống ít kẽm, hoặc bị kém hấp thu; người có sức đề kháng kém; người muốn tăng cường sức khỏe.
Như vậy, để ngăn ngừa tác dụng phụ của kẽm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mọi người cần lưu ý bổ sung kẽm đúng và đủ, tránh lạm dụng uống quá nhiều, không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Mong rằng với những chia sẻ trên của Doppelherz có thể giúp mọi người bổ sung kẽm đúng cách, giúp tăng cường đề kháng, cải thiện và nâng cao sức khỏe mỗi ngày.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN