Tàn nhang là tình trạng xuất hiện những đốm nhỏ sẫm màu trên da, mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ khiến chị em lo lắng, không tự tin. Tuy nhiên, mọi người thường nhầm lẫn tàn nhang với những vấn đề về da khác như nám da, sạm da khiến việc điều trị gặp khó khăn. Vậy cụ thể tàn nhang là gì? Cách phân biệt nám và tàn nhang như thế nào? Tham khảo ngay bài viết sau của Doppelherz để tìm kiếm câu trả lời nhé!
1. Tàn nhang là gì?
Tàn nhang hay còn có tên gọi khác là tàn hương, là tình trạng rối loạn sắc tố ở lớp thượng bì, làm tăng sắc tố melanin gây ra những đốm nâu trên da. Tàn nhang có nhiều kích thước khác nhau, nhỏ như đầu kim hoặc đến vài milimet (thường nhỏ hơn 5 mm). Tàn nhang có thể xuất hiện số lượng lớn trên da hoặc phát triển một cách ngẫu nhiên, đặc biệt khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
Những người có làn da trắng, mỏng, gia đình có tiền sử mắc các bệnh về da liễu liên quan đến tăng sắc tố da melanin có khả năng xuất hiện tàn nhang cao hơn. Những vị trí tàn nhang tập trung nhiều trên da bao gồm:
- Vùng da trên gò má: Da mỏng, dễ bị tổn thương do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, khói bụi.
- Vùng da trên trán: Khu vực da khó che chắn nên tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, dễ bị tăng sắc tố melanin gây tàn nhang, nám da.
- Vùng cằm: Vị trí tích tụ nhiều melanin, có thể gặp nhiều vấn đề về da liễu, đặc biệt khi tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm.
- Bên cạnh đó, một số vùng da thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như: da tay, cổ, vai,… cùng có khả năng cao xuất hiện những đốm tàn nhang nếu không được che chắn thường xuyên.
2. Các loại tàn nhang thường gặp hiện nay
Có hai loại tàn nhang thường gặp bao gồm: Tàn nhang Ephelides (nốt tàn nhang phẳng) và tàn nhang Solar lentigines (đồi mồi). Hai loại tàn nhang này trông có vẻ giống nhau nhưng chúng khác nhau về quá trình hình thành và phát triển.
2.1. Tàn nhang Ephelides (nốt tàn nhang phẳng)
Tàn nhang Ephelides là loại tàn nhang có màu đỏ hoặc màu nâu, xuất hiện do tác động từ ánh nắng mặt trời làm tăng sắc tố melanin trên da. Tàn nhang thường có ở những vị trí như: cánh tay, mặt, cổ, lưng,… Thông thường, những người có làn da sáng màu thường dễ gặp phải tàn nhang Ephelides hơn.
Tàn nhang Ephelides có thể xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi phải hoạt động nhiều dưới ánh nắng mặt và phát triển đến tuổi trưởng thành. Tàn nhang trở nên đậm màu, mọc nhiều hơn khi phơi nắng và nhạt màu hơn khi thời tiết trở lạnh.
2.2. Tàn nhang Solar lentigines (đồi mồi)
Tàn nhang Solar lentigines có màu đỏ, vàng hoặc nâu, hay còn có tên gọi là đồi mồi, chúng thường xuất hiện và phát triển mạnh ở người lớn trên 40 tuổi. Nguyên nhân chính gây ra tàn nhang Solar lentigines là do da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Tàn nhang Solar lentigines khá khó điều trị và có xu hướng đậm dần theo thời gian. Vị trí mà tàn nhang Solar lentigines xuất hiện nhiều thường ở mặt, mu bàn tay, cổ, ngực, vai, lưng,…
3. Cách phân biệt nám da tàn nhang là gì?
Nám là gì tàn nhang là gì? Cách phân biệt nám tàn nhang là gì? Đây chắc hẳn là vấn đề thắc mắc của nhiều người. Nám và tàn nhang đều là những vết chấm có màu sắc đậm hơn so với vùng da khác. Vì vậy, nhiều người nhầm lẫn nám và tàn nhang, không thể phân biệt được chúng. Dưới đây là cách nhận biết nám và tàn nhang, mọi người có thể căn cứ xác định da mình đang gặp vấn đề gì để có cách điều trị hợp lý:
3.1. Điểm giống nhau của nám và tàn nhang
Về cơ bản, nám và tàn nhang đều là những vấn đề rối loạn sắc tố trên da, chúng có những đặc điểm chung sau:
- Nám và tàn nhang đều gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến làn da trở nên sạm màu, thiếu sức sống.
- Nám và tàn nhang nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể đậm màu hơn và lan sang những vùng da khác.
- Hình thức của nám và tàn nhang đều là những đốm sậm màu trên da, có thể có màu vàng, nâu, đen hoặc xám khiến cho vùng da đó bị tối màu hơn.
3.2. Điểm khác nhau giúp phân biệt nám và tàn nhang
3.2.1. Phân biệt nám và tàn nhang qua hình dáng
- Tàn nhang là những chấm nhỏ, có kích thước khoảng 1 – 5 mm. Tàn nhang có thể tập trung thành từng mảng hoặc nằm riêng lẻ không đều nhau. Khi đi ra ngoài nắng, tàn nhang có xu hướng trở nên đậm màu hơn.
- Nám có 3 loại chính là nám mảng, nám chân sâu và nám hỗn hợp. Nám chân sâu có hình dạng giống đầu que diêm, thường xuất hiện ở hai gò má. Còn nám mảng thì có hình dạng nhỏ li ti, tập hợp thành từng mảng và trải rộng ở nhiều vị trí trên da mặt.
3.2.2. Phân biệt nám và tàn nhang qua nguyên nhân
- Nguyên nhân hình thành tàn nhang chủ yếu do yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây tàn nhang có thể kể đến như: thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, do mất cân bằng nội tiết, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng,…
- Nguyên nhân gây nám bao gồm: rối loạn nội tiết, chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo gây bào mòn da, da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, do di truyền, lão hóa do tuổi tác,…
3.2.3. Sự phân bố nám và tàn nhang trên da
- Tàn nhang nằm ở lớp thượng bì của da nên dễ dàng điều trị hơn so với nám. Ngoài xuất hiện trên da mặt, tàn nhang còn có thể tìm thấy ở những vị trí khác như: cổ, bàn tay, ngực,…
- Nám thường nằm sâu ở dưới lớp biểu bì của da nên khó điều trị hơn so với tàn nhang. Ngoài xuất hiện ở da mặt, nám còn có ở vị trí khác như: cánh tay, bàn tay, cổ,…
3.2.5. Độ tuổi thường bị nám, tàn nhang
- Tàn nhang: Mọi độ tuổi đều có thể xuất hiện tàn nhang trên da, tuy nhiên, tàn nhang thường xuất hiện phần lớn ở tuổi dậy thì.
- Nám: Nám da thường xuất hiện ở phụ nữ trên 30 tuổi, đặc biệt là phụ nữ đang phai thai, sau khi sinh con, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Nám da rất ít khi xuất hiện trong tuổi dậy thì.
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ tàn nhang là gì, phân biệt được tàn nhang và nám da, từ đó, mọi người có thêm kiến thức và chủ động hơn trong việc chăm sóc da. Để tìm hiểu thêm về các biện pháp chăm sóc da đẹp từ bên trong, mọi người hãy liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN