(Tuổi trẻ) Cuộc chiến chống COVID-19 chưa đến hồi kết thì thế giới lại đang tiếp tục đối mặt với bệnh đậu mùa khỉ, bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn phải hứng chịu thêm bệnh cúm A, sốt virus, sốt xuất huyết, tay chân miệng…. Nhiều người đang chưa biết sẽ phải làm gì để chống đỡ những “cơn bão” dịch bệnh liên hồi…
Tình hình phức tạp này khiến cộng đồng không khỏi lo lắng cho sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình. Rất nhiều người lăn tăn liệu có thể đủ sức chống chọi với các loại dịch bệnh đồng thời như hiện nay.

1.Tăng sức đề kháng
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…
Bởi vậy, trước hàng loạt dịch bệnh dồn dập như hiện nay, các chuyên gia y tế đều khẳng định, bên cạnh việc thực hiện theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng thì mỗi người cần chủ động phòng chống, trong đó có việc tăng sức đề kháng.
Nếu có một sức đề kháng tốt, cơ thể bạn sẽ ngăn chặn được những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách loại bỏ, tiêu diệt nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong.
Ngược lại, khi sức đề kháng suy yếu, hệ miễn dịch sẽ trở nên mỏng manh, yếu ớt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Hầu hết các loại virus, vi khuẩn gây bệnh đều “lợi dụng” sức đề kháng cơ thể suy yếu tấn công và “ký gửi” bệnh tật.
Sức đề kháng dễ bị suy giảm khi chúng ta có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, môi trường sống ô nhiễm, stress nhiều… đặc biệt là: người cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính, trẻ em, phụ nữ có thai, người mới ốm dậy.
Theo các chuyên gia, đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, để giữ cho sức đề kháng luôn khỏe mạnh chống lại “thù trong giặc ngoài”, mỗi cá nhân cần phải thiết lập chế độ sinh hoạt có tính kỷ luật như: uống nhiều nước; ăn chín uống sôi; tập thể dục, sống lành mạnh.
Về dinh dưỡng, cần đảm bảo bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho cơ thể bao gồm: Vitamin A, vitamin E, vitamin C, vitamin D, sắt, kẽm, Selen (vi chất dinh dưỡng).
2.Giải pháp hỗ trợ tăng sức đề kháng chống chọi dịch bệnh liên miên
Trong bối cảnh hiện nay, thực phẩm tăng cường sức đề kháng đang trở thành ưu tiên hàng đầu để mỗi người chủ động chống chọi với dịch bệnh. Trong đó, thực phẩm chức năng hay còn gọi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được coi là một lựa chọn giúp mỗi người chủ động hơn trong việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Điều quan trọng là khi sử dụng thực phẩm chức năng là cần đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn và sử dụng đúng cách.
Trong khi đó, các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên thị trường hiện nay nhiều vô kể, tốt – xấu, thật – giả lẫn lộn. Vì vậy, những người tiêu dùng cần tỉnh táo lựa chọn sản phẩm để tránh “tiền mất tật mang”.
Xem đầy đủ tại: https://tuoitre.vn/tang-suc-de-khang-chong-choi-dich-benh-2022081616481049.htm?fbclid=IwAR0Ywht7ZiIHyB3OxOdtliN016MUbFNu-64izbQgSifOS7Boy-dRLoQ1jzQ
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả