Triệu chứng viêm đường hô hấp cấp ở trẻ rất dễ nhận biết. Hầu hết các bé đều mắc phải bệnh này ít nhất vài lần trong năm. Tuy đa số các trường hợp sẽ giảm nhẹ sau vài ngày khởi phát, một số ít trường hợp có thể dẫn đến biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.
I. Sốt là triệu chứng viêm đường hô hấp cấp ở trẻ
Sốt là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường do “trung tâm điều nhiệt” ở vùng não bộ gọi là hạ đồi điều chỉnh. Nhiệt độ cơ thể vốn luôn có sự thay đổi nhẹ trong ngày: thấp nhất vào sáng sớm, cao nhất vào chiều tối. Có thể tăng nhẹ khi trẻ hoạt động, chơi đùa và giảm khi trẻ nghỉ ngơi. Đây chính là một triệu chứng viêm đường hô hấp cấp ở trẻ.
Khi cơ thể bị xâm nhập bởi vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp cấp, vùng hạ đồi sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ cơ thể lên cao hơn để chống lại tác nhân gây bệnh, hay còn gọi là sốt. Sốt là hiện tượng sinh lý bình thường và hầu hết trẻ em đều trải qua ít nhất một lần sốt trong những năm đầu đời.

Sốt là một phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em. Thay vì lo lắng, cha mẹ nên xem sốt như một dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang nỗ lực chống lại nhiễm trùng. Trong đó, nhiễm trùng đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sốt ở trẻ. Cần xác định rõ triệu chứng viêm đường hô hấp cấp để có biện pháp điều trị trong tương lai
Để xác định trẻ có đang sốt hay không, cần sử dụng nhiệt kế chính xác và kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ theo các mức sau:
- Đo trong miệng: 37,8°C
- Đo trực tiếp trong hậu môn: 38°C
- Đo ở vị trí nách (dưới cánh tay): 37,2°C
II. Triệu chứng viêm đường hô hấp cấp: nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
Mũi nghẹt xuất hiện khi lớp da lót bên trong mũi (niêm mạc mũi) bị sưng và phù nề. Nguyên nhân là do các mạch máu ở khu vực này bị viêm.
Chảy nước mũi xảy ra khi chất nhầy dư thừa chảy xuống cổ họng hoặc chảy ra ngoài qua lỗ mũi. Lớp niêm mạc mũi tiết ra chất nhầy này để chống lại tác nhân gây kích ứng, thường gặp trong trường hợp trẻ bị viêm đường hô hấp cấp.

Đối với trẻ lớn và thanh thiếu niên, các vấn đề về nghẹt mũi, chảy nước mũi thường không nghiêm trọng và sẽ tự khỏi khi các triệu chứng viêm đường hô hấp khác cải thiện. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp ở trẻ này cần được quan tâm đặc biệt, vì có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở, gây ra tình trạng tím tái và đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
Ngoài ra, nếu trẻ chỉ bị nghẹt mũi ở một bên, phụ huynh không nên loại trừ khả năng trẻ đã nhét một vật gì đó vào mũi.
III. Trẻ than phiền về đau họng là triệu chứng viêm đường hô hấp cấp ở trẻ
Triệu chứng gây đau họng khi bị viêm đường hô hấp cấp ở trẻ thường là do nhiễm virus như cảm lạnh thông thường, cúm hoặc nhiễm trùng hô hấp cấp tính. Khi quan sát vòm họng, có thể thấy niêm mạc sung huyết, sưng đỏ, hoặc thậm chí xuất hiện những nốt sưng, loét. Nếu amidan của trẻ cũng bị sưng và đỏ, thì có thể trẻ đã bị viêm amidan cùng với viêm họng.
Do bị đau họng, cổ họng đỏ tấy, sưng vù và phù nề, trẻ bị viêm đường hô hấp cấp có thể gặp các triệu chứng như khó thở, khó nuốt và chảy nước dãi nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bỏ ăn, bỏ bú, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng tạm thời trong những ngày bị đau họng.

IV. Ho là một triệu chứng viêm đường hô hấp cấp
Ho là một triệu chứng viêm đường hô hấp cấp ở trẻ mà khá phổ biến. Ở trẻ nhỏ, ho thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 12 mỗi năm do virus gây ra. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh, nhưng kháng sinh không có tác dụng trị ho do virus.
Thậm chí, trẻ có thể ho kéo dài nhiều tuần sau khi khỏi bệnh, đây được gọi là ho sau siêu vi và kháng sinh cũng không hiệu quả trong trường hợp này.
Trường hợp trẻ bị ho do nhiễm trùng vi khuẩn ở cổ họng hoặc đường hô hấp dưới (phế quản – phổi), ho thường có kèm theo đờm đặc, đục và có màu xanh hoặc vàng.
Lúc này, thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn để điều trị nhiễm trùng vi khuẩn có thể giúp cải thiện triệu chứng ho cho trẻ.
V. Viêm đường hô hấp làm xuất hiện các hạch bạch huyết bị sưng, đau
Hạch bạch huyết là những bộ phận nhỏ thuộc hệ miễn dịch, nằm rải rác khắp cơ thể. Chúng đóng vai trò như lớp lá chắn bảo vệ cơ thể khỏi virus và vi khuẩn.
Hạch bạch huyết có thể sưng và đau do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng sưng hạch xảy ra đột ngột (cấp tính), cha mẹ cần theo dõi thêm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp vì đây là đường xâm nhập phổ biến nhất của vi khuẩn.

Trẻ em dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp hơn người lớn vì hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp ở trẻ cũng dễ nhận thấy hơn. Do đó, hạch bạch huyết ở trẻ em thường to hơn so với người trưởng thành. Cha mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được hạch bạch huyết của trẻ bằng cách sờ dưới da ở hai bên cổ, nách và vùng bẹn.
Khi trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, nhóm hạch bạch huyết ở cổ thường sưng to, mềm và gây đau nhức. Cha mẹ cũng có thể quan sát thấy amidan (hai khối màu đỏ nằm trong vòm họng) sưng to và đỏ hơn bình thường.
VI. Kết luận
Tóm lại, mọi đứa trẻ khi lớn lên đều có vài lần viêm đường hô hấp cấp trong đời với những triệu chứng quen thuộc như trên. Tuy nhiên, cha mẹ luôn cần nắm vững các dấu hiệu này để theo dõi và chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp, cùng con vượt qua những ngày khó chịu này cũng như phát hiện sớm các triệu chứng báo động để nhập viện kịp thời.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu về các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp ở trẻ.

—————–
Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức.
Hotline: 1800 1770
Website: https://doppelherz.vn
Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027
Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả