Thiếu máu thiếu sắt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bên cạnh việc tuân thủ phương pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng giúp cung cấp sắt cho cơ thể. Vậy người bị thiếu máu do thiếu sắt nên ăn gì? Mọi người hãy theo dõi bài viết sau của Doppelherz để có câu trả lời nhé!
1. Thiếu máu do thiếu sắt ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?
Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất, gây ảnh hưởng đến khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Bản chất của bệnh lý này là do sự thiếu hụt dự trữ sắt trong cơ thể, làm giảm quá trình sản xuất ra hemoglobin – có vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận của cơ thể.
Thiếu máu do thiếu sắt gây ra những ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, chức năng tâm thần ở tuổi thanh thiếu niên, gây mệt mỏi, giảm hiệu suất công việc ở người lớn. Cụ thể, những biểu hiện thường gặp của bệnh thiếu máu do thiếu sắt bao gồm: tóc bạc, dễ gãy rụng, móng tay khô, nhiệt miệng, suy giảm khả năng tập trung, mệt mỏi, mất ngủ,… Trường hợp người bệnh bị thiếu máu nặng và kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng thiếu oxy trong máu, gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể như: não, tim,…

2. Thiếu máu do thiếu sắt nên ăn gì?
Người bị thiếu máu do thiếu sắt không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống, gây gián đoạn công việc. Trẻ em bị thiếu sắt ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, kết quả học tập kém hơn, người lớn thì bị ảnh hưởng đến năng suất lao động. Vì vậy, những người bị thiếu máu cần tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ, kết hợp với duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thực phẩm giàu sắt để cải thiện bệnh thiếu máu thiếu sắt. Dưới đây là danh sách những thực phẩm bổ sung sắt cho người thiếu máu, mọi người có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn ăn uống:
2.1. Sắt có trong thực phẩm nào? Thịt bò
Thịt bò là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho cơ thể, được sử dụng phổ biến trong bữa ăn gia đình. Trong mỗi phần thịt bò cung cấp khoảng 2,5 – 3mg sắt cho cơ thể, trong đó, phần thịt nạc có chứa nhiều sắt hơn phần có lẫn gân. Đặc biệt, sắt có trong các loại động vật dễ hấp thu hơn sắt từ thực vật.

2.2. Thiếu sắt nên ăn gì? Hàu
Hàu là một trong những loại hải sản bổ sung sắt được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Một con hàu cỡ vừa cung cấp khoảng 3 – 5 mg chất sắt cho cơ thể, có nghĩa là mọi người chỉ cần ăn hàu là đã cung cấp đủ lượng sắt cần thiết trong một ngày. Có thể chế biến hàu tươi thành những món ăn thơm ngon, vừa ngon miệng, vừa cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
2.3. Thực phẩm chứa nhiều sắt: Gan động vật
Phần thịt của các cơ quan trong cơ thể động vật như: gan, cổ, cánh, chân,… là nguồn cung cấp sắt cho cơ thể. Không chỉ chứa sắt, các loại thực phẩm này còn bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất và các loại protein khác cho cơ thể. Cụ thể, trong mỗi miếng gan bò có chứa khoảng 5mg sắt, đáp ứng ¼ nhu cầu sắt mỗi ngày của người phụ nữ trưởng thành gan lợn còn là sự lựa chọn tuyệt vời hơn, bởi nó có chứa hàm lượng sắt và vitamin C cao hơn so với gan bò. Tuy nhiên, dù là gan bò hay gan lợn thì mọi người cũng nên ăn ở mức vừa phải, không nên ăn quá nhiều, bởi chúng có chứa hàm lượng cholesterol cao.

2.4. Thiếu sắt nên ăn gì? Cải bó xôi
Cải bó xôi cũng là nguồn cung cấp sắt, acid folic, vitamin C, canxi dồi dào cho cơ thể. Mọi người có thể chế biến rau chân vịt thành nhiều món ăn như: xào, nấu canh, luộc,… để đa dạng thực đơn, tránh cảm giác nhàm chán khi ăn rau.
2.5. Ăn gì bổ máu? Các loại hạt
Các loại hạt như: hạnh nhân, óc chó, macca,… được xem là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó, các loại hạt còn chứa nhiều sắt, omega 3,… rất tốt cho sự phát triển trí não và thị giác. Mọi người có thể sử dụng những hạt này như đồ ăn vặt để nhâm nhi cả ngày.

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm giàu sắt trong khẩu phần ăn hàng ngày, mọi người có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng để cung cấp sắt cho cơ thể. Điển hình như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Haemo Vital đến từ thương hiệu Doppelherz của tập đoàn Queisser Pharma (CHLB Đức, Since 1987). Ngay từ khi có mặt trên thị trường, sản phẩm đã được đông đảo khách hàng lựa chọn để bổ sung sắt, vitamin cùng nhiều vi chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Với thành phần bao gồm: 20 mg Sắt, 5 mg Kẽm, 500 µg Đồng, 400 µg vitamin A, 1,4 mg Vitamin B2, 1,4 mg Vitamin B6, 2,5 µg Vitamin B12,…, bổ sung mỗi ngày 1 viên Haemo Vital có tác dụng hỗ trợ cung cấp sắt cho người bị thiếu máu do thiếu sắt, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng chứng minh tính hiệu quả, an toàn nên mọi người có thể yên tâm sử dụng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có lời giải đáp cho câu hỏi “Thiếu sắt nên ăn gì?”. Hãy bổ sung thêm những thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống mỗi ngày để có những bữa ăn vừa thơm ngon, bổ dưỡng vừa tốt cho sức khỏe nhé! Chúc mọi người sẽ thành công, “xóa tan” nỗi lo thiếu máu do thiếu sắt.
7 Lưu ý khi cho trẻ đi chơi trung thu mà bạn nên biết.
Thiếu vi chất nào dễ làm trẻ chậm lớn, hay ốm vặt
Biếng ăn sinh lý ở trẻ và 04 cách vượt qua
Hệ miễn dịch là gì? Cách tăng cường miễn dịch cho trẻ
Có nên sử dụng siro tăng sức đề kháng cho bé không?
Rối loạn tăng động giảm chú ý và những điều cần biết
Dấu hiệu nhận biết trẻ bú đủ sữa mẹ
Trẻ sơ sinh bú mẹ sớm có lợi ích gì? Làm sao để biết khi nào trẻ đói?
Suy dinh dưỡng cấp tính – Nguyên nhân và cách phòng ngừa
“Triệu chứng mầm non” – Khi bé cứ tới lớp là ốm
THIẾU MÁU DINH DƯỠNG Ở BÀ MẸ VÀ TRẺ EM
Vitamin tổng hợp là gì? Có nên dùng vitamin tổng hợp cho bé?
Siro cho trẻ biếng ăn có thực sự là sự lựa chọn an toàn?
7 cách tăng đề kháng cho bé giai đoạn giao mùa
Review những loại siro ăn ngon cho bé được mẹ tin dùng