Tiểu não là một bộ phận quan trọng của não bộ, có vai trò điều khiển các hoạt động của cơ thể như: đi lại, lái xe, giữ cân bằng cho cơ thể,… Vậy vị trí tiểu não ở đâu? Tiểu não có chức năng gì? Mọi người hãy cùng Doppelherz tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này nhé!
1. Vị trí của tiểu não trong não bộ con người
Tiểu não là bộ phận có cấu trúc lớn nhất của não sau, vị trí của tiểu não nằm ở phía sau trụ não, bên dưới thùy thái dương và thùy chẩm và phía sau thân não. Khi quan sát tiểu não, chúng ta sẽ nhận thấy tiểu não giống như một cấu trúc nhỏ tách biệt so với não bộ và bên dưới bán cầu não.
Tiểu não tuy chỉ chiếm khoảng 10% tổng khối lượng của não bộ nhưng lại sở hữu hơn 1 nửa số lượng tế bào thần kinh não bộ. Cấu tạo tiểu não bao gồm thùy nhộng ở giữa và 2 bán cầu tiểu não ở hai bên. Mỗi bán cầu tiểu não sẽ có chất xám bao bọc bên ngoài và bên trong có chứa nhân quan trọng như: nhân răng, nhân mái.

2. Tiểu não có chức năng gì?
Tiểu não đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa trương lực và phối hợp chuyển động, từ đó, giúp cơ thể giữ cân bằng. Cụ thể, tiểu não có vai trò gì? Dưới đây là những chức năng chính của tiểu não:
2.1. Thực hiện các chuyển động
Khi cơ thể chuyển động đòi hỏi sự kết hợp của các nhóm cơ khác nhau để thực hiện các hoạt động như: đi bộ, chạy, ném bóng,… Mặc dù tiểu não không trực tiếp điều khiển mọi chuyển động nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc tổ chức hành động của các nhóm cơ tham gia, giúp cho các bộ phận trong cơ thể phối hợp ăn ý với nhau.

2.2. Giữ thăng bằng cho cơ thể
Chức năng của tiểu não phải kể đến chính là khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này khi bạn sử dụng rượu bia. Trong thành phần của rượu bia có những chất tác động lên tiểu não, làm gián đoạn khả năng phối hợp vận động giữa các bộ phận trong cơ thể. Điều này dẫn đến cơ thể người say rượu không thể giữ thăng bằng và đi trên một đường thẳng.
2.3. Học tập vận động
Khi bạn học cách thực hiện một số hành động mới như: lái xe, đạp xe, chơi bóng, tập viết,… thì bạn cần trải qua quá trình thử và gặp sai lầm. Tuy nhiên, cơ thể sẽ dẫn điều chỉnh các chuyển động trong quá trình học tập những hành động mới. Cuối cùng, mọi người có thể thực hiện những hoạt động đó thuần thục. Vai trò của tiểu não là vô cùng quan trọng trong quá trình học tập vận động này.
2.4. Phối hợp các hoạt động
Có những hành động tưởng chừng như thực hiện rất dễ dàng, tuy nhiên nó cũng đòi hỏi sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong cơ thể. Chức năng tiểu não là giúp các chuyển động phối hợp ăn ý với nhau.

3. Cần làm gì để bảo vệ tiểu não?
Làm thế nào để bảo vệ tiểu não, giúp cho não bộ thực hiện tốt chức năng của mình trong việc điều khiển các hoạt động của cơ thể. Ngay từ bây giờ, mọi người hãy duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và bổ sung những thực phẩm có lợi cho não bộ, thực hiện các biện pháp bảo vệ não bộ tránh khỏi những tác nhân gây hại. Dưới đây là những cách để bảo vệ tiểu não, mọi người có thể áp dụng:
- Không sử dụng thuốc lá: Thuốc lá có hại cho sức khỏe cơ thể, bao gồm cả não bộ. Hút thuốc lá làm tăng nguy mắc bệnh cao huyết áp, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích: Sử dụng nhiều rượu bia có thể gây tổn thương tiểu não, là nguyên nhân gây ra các bệnh lý ở não bộ.
- Bảo vệ đầu: Thắt dây an toàn khi đi ô tô, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, khắc phục và hạn chế những vị trí nguy hiểm trong nhà, hạn chế chấn thương là biện pháp mọi người có thể áp dụng để bảo vệ não bộ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Mọi người hãy thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp kiểm soát các chỉ số. Kiểm tra định kỳ giúp mọi người kịp thời phát hiện những bất thường trong sức khỏe để có biện pháp khắc phục kịp thời. Đặc biệt là những người cao tuổi có nguy cơ cao bị mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, suy giảm trí nhớ cần thăm khám sức khỏe thường xuyên.
Bên cạnh việc duy trì các biện pháp để bảo vệ não bộ, mọi người có thể bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Anti Stress để cung cấp chất dinh dưỡng và vitamin giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Với liều dùng được tính toán tối ưu, mỗi ngày sử dụng 1 viên Anti Stress có tác dụng hỗ trợ hoạt huyết, tăng lưu lượng tuần hoàn mãu, hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng sự tập trung và tỉnh táo cho cơ thể. Vì vậy, những người bị thiểu năng tuần hoàn não, người lao động trí óc, khó tập trung, căng thẳng nên bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Anti Stress để cải thiện chức năng cho não bộ.

Qua bài viết trên, Doppelherz mong rằng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “Tiểu não có chức năng gì?”, đồng thời, tìm hiểu được những biện pháp giúp bảo vệ tiểu não, giúp não bộ hoạt động tốt mỗi ngày. Mọi người quan tâm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Anti Stress vui lòng liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc.
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả