Trẻ ăn dặm biếng ăn và những kiến thức bố mẹ cần biết

Trẻ ăn dặm biếng ăn và những kiến thức bố mẹ cần biết

Trẻ ăn dặm biếng ăn có thể dẫn đến tình trạng nhẹ cân và còi cọc do nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bé không được đảm bảo. Để giải quyết hiện tượng này, bố mẹ nên nắm rõ những nguyên nhân và các biện pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn của con trong giai đoạn ăn dặm với bài viết bên dưới đây!

1. Tại sao trẻ ăn dặm biếng ăn?

Theo các chuyên gia, biếng ăn dặm là một chứng rối loạn hành vi ăn uống và biểu hiện qua việc bé không chịu ăn một hoặc nhiều món, khiến lượng thức ăn nạp vào cơ thể không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày. Hệ quả là làm tăng nguy cơ thiếu vi khoáng chất dẫn đến tình trạng còi cọc, suy dinh dưỡng, rối loạn nhận thức, hành vi, giảm trí tuệ, chậm phát triển,… Một số nguyên nhân chính khiến bé biếng ăn dặm như sau:

1.1. Bố mẹ cho con ăn dặm quá sớm

Thời điểm tốt nhất mà phụ huynh nên cho bé ăn dặm là khi con đủ 6 tháng tuổi trở lên. Bởi vì trước giai đoạn này, hệ tiêu hóa của con còn non nớt và khó hấp thu thức ăn. Do đó, nếu bố mẹ ép bé dưới 6 tháng tuổi ăn dặm, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và dễ bị đầy bụng.

1.2. Bố mẹ cho trẻ ăn dặm sai cách

Phụ huynh thường lầm tưởng rằng, con sẽ ăn nhiều hơn khi được cho chơi đồ chơi, xem TV hoặc đi rong. Tuy nhiên, đây lại chính là nguyên nhân khiến bé biếng ăn do không tập trung vào việc ăn uống.

Điều này làm trẻ không cảm nhận được mùi vị của đồ ăn và việc nhai nuốt cũng không được bảo đảm. Từ đó, con sẽ có nguy cơ gặp phải những vấn đề về tiêu hóa như đi ngoài phân sống, táo bón, đi phân nhầy.

1.3. Thực đơn dinh dưỡng của trẻ ăn dặm nhàm chán và thiếu chất

Vị giác của trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên chúng sẽ không thể ăn ngon lành nếu phải ăn mãi một món bột ăn dặm từ ngày này sang ngày khác. Ngoài ra, bé còn có nguy cơ bị còi xương, khó tiêu, thiếu chất và biếng ăn hơn nếu bố mẹ chỉ nấu bột ăn dặm với nước hầm xương.

1.4. Trẻ ăn dặm biếng ăn gặp vấn đề về sức khỏe

Trẻ ngứa lợi, mọc răng, mắc các bệnh do virus, vi khuẩn, rối loạn tiêu hóa sẽ cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn. Do đó, khi thấy trẻ có biểu hiện mắc bất cứ căn bệnh này, bố mẹ cần phải đưa con đi khám ngay lập tức. Sau khi được điều trị khỏi bệnh, con sẽ ăn uống ngon miệng trở lại.

1.5. Trẻ biếng ăn do sinh lý theo từng giai đoạn

Theo chuyên gia Dinh dưỡng, nhiều bé biếng ăn do sinh lý theo từng giai đoạn phát triển. Lúc này, dù con vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên không cảm thấy hứng thú với việc ăn uống. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài ngày cho tới vài tuần.

Trên thực tế, khoảng thời gian bé biếng ăn sinh lý thường trùng với những thời điểm như con biết lẫy, ngồi, bò, đứng, đi,… Nếu đây là nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm biếng ăn, bố mẹ không cần phải quá lo lắng vì sau thời kỳ này, con sẽ ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, nếu tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn, các bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám và tìm phương pháp khắc phục phù hợp để tránh hình thành thói quen lười ăn.

Trẻ biếng ăn dặm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ biếng ăn dặm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

1.6. Trẻ biếng ăn từ lúc bẩm sinh

Theo thống kê khoa học, có khoảng 5% trẻ biếng ăn là do bẩm sinh. Với những trường hợp này, bé chỉ muốn chơi mà không bao giờ đòi ăn từ khi sinh ra.

Khi gặp tình huống này, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp chuyên gia Dinh dưỡng để được thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích về chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ để cải thiện tình trạng biếng ăn dặm. Tốt nhất, bố mẹ cần phải chủ động cho con ăn để tránh bị quá đói và ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Cách giúp cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm biếng ăn hiệu quả

Để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn dặm, bố mẹ hãy tham khảo những biện pháp dưới đây:

2.1. Chế biến cấu trúc đồ ăn dặm phù hợp với độ tuổi của con

Nhiều bố mẹ sợ rằng, thức ăn quá thô sẽ khiến trẻ khó nuốt và bị hóc. Tuy nhiên, Viện Nhi khoa của Mỹ và Hiệp hội Dinh dưỡng lâm sàng Anh đã khẳng định rằng, cấu trúc thức ăn không phụ thuộc vào số răng của bé mà nó liên quan tới sự phát triển của não bộ theo độ tuổi. Hơn nữa, việc được nhai thức ăn sẽ góp phần giúp cải thiện tình trạng biếng ăn của con.

Bố mẹ nên cho trẻ ăn đồ ăn dặm phù hợp với lứa tuổi
Bố mẹ nên cho trẻ ăn đồ ăn dặm phù hợp với lứa tuổi

2.2. Thường xuyên thay đổi thực đơn ăn dặm cho trẻ nhỏ

Bố mẹ nên cho con ăn uống đa dạng và thay đổi món ăn thường xuyên để bé có thể thưởng thức được nhiều mùi vị khác nhau. Đồng thời cung cấp đa dạng vi chất dinh dưỡng mà không làm trẻ cảm thấy ngấy.

2.3. Không thúc ép hoặc nhồi nhét trẻ ăn dặm

Việc thúc ép và quát mắng sẽ khiến trẻ dần hình thành nên tâm lý sợ ăn. Do đó, nếu con chỉ ăn được một phần hoặc không muốn ăn món đó, bố mẹ có thể cho bé uống sữa hoặc ăn bù bằng món ăn trẻ thích.

2.4. Bữa ăn của trẻ chỉ kéo dài tối đa 30 phút

Bố mẹ không nên hình thành thói quen xấu cho trẻ như phải xem TV khi ăn, đi ăn rong mà nên lấy đó làm động lực để thúc đẩy bé ăn. Chẳng hạn như hứa sau khi con ăn xong sẽ cho đi chơi, xem TV,… Như vậy, bé sẽ tập trung vào bữa ăn và cảm nhận được mùi vị, cũng như tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút để hình thành thói quen tốt cho trẻ.

2.5. Bố mẹ nên bổ sung bữa phụ cho trẻ thật hợp lý

Bố mẹ nên cho bé tập ăn khi con đói bụng. Tuyệt đối không cho trẻ bú hoặc uống sữa trước khi ăn bữa chính. Với những bé uống hơn 1 lít sữa/ ngày thì sẽ không thể ăn thêm đồ ăn dặm nữa.

Vì vậy, các bạn nên giảm bớt lượng sữa để trẻ có cảm giác đói, thèm ăn và muốn ăn dặm. Ở giai đoạn đầu của giai đoạn ăn dặm, mỗi ngày, phụ huynh nên cho con uống từ 500 – 700ml sữa với 1 hoặc 2 bữa ăn chính.

2.6. Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn vặt trước bữa chính

Tâm lý phổ biến của rất nhiều ông bố, bà mẹ khi lo lắng cho chứng biếng ăn của trẻ là cho bé ăn vặt theo phương châm “Ăn được chút nào hay chút đó”. Tuy nhiên, đây lại là tư tưởng sai lầm và việc phụ huynh cho con ăn vặt sẽ khiến trẻ mất đi cảm giác đói bụng, cũng như không muốn ăn trong bữa chính.

Ngoài ra, những món ăn vặt như bánh kẹo,… không có lợi cho sức khỏe của trẻ trong thời gian ăn dặm. Không chỉ vậy, nó còn làm tăng đường huyết và tạo cảm giác “no bụng giả” trong khi đó, con vẫn đang đói và bị thiếu chất dinh dưỡng.

2.7. Lên thực đơn dinh dưỡng đa dạng, khoa học và hấp dẫn

Bố mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ khoa học, đa dạng với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu theo độ tuổi. Điều này sẽ bảo đảm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con và khiến trẻ cảm thấy hào hứng hơn với bữa ăn chính. Đặc biệt, phụ huynh cần phải lưu ý đến hình thức trình bày món ăn và phải làm sao cho đồ ăn trông đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn của bé.

Bố mẹ nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học dành cho trẻ ăn dặm biếng ăn
Bố mẹ nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học dành cho trẻ ăn dặm biếng ăn

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bố mẹ hiểu được tại sao trẻ ăn dặm biếng ăn và tìm được phương pháp khắc phục hiệu quả. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các cách cải thiện khác hoặc sản phẩm siro ăn ngon Kinder Optima, các bạn hãy liên hệ ngay với Doppelherz theo số hotline: 18001770 nhé!