Trẻ bị cận thị có nên đeo kính thường xuyên hay không?

Trẻ bị cận thị có nên đeo kính thường xuyên hay không?

Trẻ bị cận thị có xu hướng nhìn rõ những vật ở gần nhưng lại gặp khó khăn trong việc quan sát những vật ở khoảng cách xa. Sử dụng kính đeo mắt là biện pháp khá tối ưu, tiết kiệm chi phí để cải thiện tầm nhìn cho trẻ. Vậy trẻ bị cận thị có nên đeo kính thường xuyên không hay chỉ cần đeo khi nhìn những vật ở xa? Theo dõi ngay bài viết sau của Doppelherz để có lời giải đáp cho câu hỏi này nhé!

1. Cận thị bao nhiêu độ thì nên đeo kính?

Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, những người phải học tập nhiều hoặc thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Đặc biệt, trẻ em từ 7-16 tuổi rất dễ bị cận thị và độ cận sẽ tiến triển rất nhanh do mức độ học tập nhìn gần bằng mắt ngày càng nhiều. Nhiều người có suy nghĩ rằng chỉ những ai bị cận nặng mới cần đeo kính. Tuy nhiên, quan niệm này là chưa đúng vì việc đeo kính là cần thiết vì mặc dù trẻ chỉ bị cận nhẹ nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt hàng ngày.

  • Trẻ bị cận 0.25 độ là độ cận thị nhỏ nhất, thường không gây ảnh hưởng nhiều đến học tập và sinh hoạt hàng ngày, mọi người có thể không cần đeo kính vẫn có thể quan sát và sinh hoạt bình thường.
  • Trẻ bị cận 0.5 độ thì tầm nhìn xa sẽ bị mờ đi một chút, tuy nhiên, trẻ vẫn có thể nhìn tốt mà không cần đeo kính.
  • Trẻ bị cận 0.75 độ là mức độ mà trẻ cần phải đeo kính để nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa, tránh ảnh hưởng đến học tập.
  • Trẻ bị cận 1 độ sẽ gặp nhiều khó khăn khi quan sát ở khoảng cách xa, vì vậy, trẻ phải bắt buộc đeo kính khi đòi hỏi tầm nhìn xa.
  • Trẻ bị cận 1,5 độ cận trở lên cần đeo kính thường xuyên để không ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt hàng ngày, đồng thời, hạn chế tình trạng mắt bị tăng độ cận.
Cận thị bao nhiêu độ thì nên đeo kính?

2. Trẻ em bị cận thị có nên đeo kính không?

Trẻ em bị cận có nên đeo kính không? Nhu cầu đeo kính cận của mỗi người là khác nhau, nếu người cận thị đã bước sang tuổi trung niên, không làm các công việc đòi hỏi tầm nhìn xa hoặc không làm việc văn phòng thì có thể không cần đeo kính cả ngày. Nhưng với trẻ em thì khác, các bé đang trong độ tuổi đi học nên cần đeo kính thường xuyên để không ảnh hưởng đến tầm nhìn, khả năng quan sát của trẻ.

Cụ thể, nếu trẻ bị cận từ 1 – 2 độ thì chỉ nên đeo kính khi ngồi học, cần nhìn xa, không nên đeo kính cả ngày vì sẽ khiến mắt giảm điều tiết khi nhìn gần, lâu dần có thể khiến trẻ phụ thuộc vào kính. Còn nếu trẻ bị cận nặng từ 2 độ trở lên thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để trẻ đeo kính thường xuyên để mắt nhìn rõ hơn, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh đó, để quyết định trẻ bị cận thị có nên đeo kính thường xuyên không, cha mẹ nên cân nhắc giữa lợi ích và tác hại khi trẻ đeo kính nhiều. Ví dụ như bé 3 tuổi bị cận thị nặng, cha mẹ có thể cho trẻ đeo kính khi ngồi học, khi sử dụng các thiết bị điện tử,… và bỏ kính khi trẻ thực hiện các hoạt động vui chơi, giúp con tự tin và vận động linh hoạt hơn.

Trẻ em bị cận thị có nên đeo kính không?

3. Trẻ bị loạn thị có nên đeo kính thường xuyên không?

Trẻ bị loạn thị có nên đeo kính không? Đây là vấn đề thắc mắc của nhiều phụ huynh có con bị loạn thị. Thông thường, khi trẻ bị loạn thị trên 1 độ thì mới xuất hiện tình trạng mờ, rối loạn thị giác, nên nếu trẻ có độ loạn thị thấp, mắt vẫn quan sát tốt, không bị mỏi mắt thì cha mẹ không nhất thiết phải cho trẻ đeo kính thường xuyên. Còn trong trường hợp loạn thị ảnh hưởng đến tầm nhìn của trẻ, khiến mắt nhức mỏi, phải nheo mắt liên tục để nhìn rõ hơn thì mọi người nên sử dụng kính để cải thiện thị giác. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị loạn thị nặng hơn thì mọi người nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh, gìn giữ đôi mắt sáng khỏe cho trẻ.

Trẻ em bị loạn thị có nên đeo kính thường xuyên không?

4. Trẻ bị cận nhẹ có chữa được không? Bí quyết chăm sóc mắt cận thị đúng cách

4.1. Cải thiện cận thị ở trẻ em bằng cách khám mắt định kỳ

Khoảng 3 – 6 tháng, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa mắt để khám và đo mắt định kỳ. Điều này giúp điều chỉnh kính phù hợp với độ cận của trẻ, hỗ trợ điều trị cận thị ở mắt cho trẻ hiệu quả. Khám mắt định kỳ giúp tránh được việc đeo kính sai độ, ngăn ngừa tình trạng trẻ bị mỏi mắt, chóng mặt, tăng độ cận nhanh.

Khám mắt định kỳ

4.2. Lựa chọn kính mắt phù hợp với độ cận

Đeo kính là giải pháp hữu hiệu và tiết kiệm chi phí để chăm sóc mắt bị cận thị. Tuy nhiên, trẻ cần đeo kính đúng với độ cận để mắt không bị mỏi và tăng độ nhanh hơn. Đặc biệt, trẻ nên đeo kính đúng với tầm nhìn của mắt, tránh để kính trễ xuống hoặc quá cao sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của đôi mắt.

4.3. Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt

Bổ sung các dưỡng chất có lợi cho mắt không chỉ ngăn ngừa tình trạng mắt bị tăng độ cận mà còn giúp cải thiện thị giác cho trẻ. Bên cạnh việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, mọi người có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Omega-3 Syrup giúp bổ sung  Omega-3 (DHA và EPA) cùng 11 vitamin (A, E, D, C và các vitamin nhóm B) cho trẻ để hỗ trợ tăng cường thị lực, hỗ trợ phát triển não bộ, phòng ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch. Sản phẩm Kinder Omega-3 Syrup chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho mẹ giúp cải thiện thị lực cho trẻ khi gặp các vấn đề về mắt.

Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ bị cận thị có nên đeo kính không?”, đồng thời, lựa chọn được cách thức giúp cải thiện thị lực cho trẻ. Mọi người quan tâm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Omega-3 Syrup vui lòng liên hệ với Doppelherz để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo