Trẻ biếng ăn chậm tăng cân kéo dài sẽ gây ra các hệ lụy như: nguy cơ khiến trẻ còi xương, suy dinh dưỡng… gây ảnh hưởng đến tương lai và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những lưu ý của cha mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ lười ăn, chậm tăng cân mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Trẻ biếng ăn chậm tăng cân có những dấu hiệu nhận biết gì?
Tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân là vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ hết sức lo lắng, chúng thường xảy ra với các dấu hiệu nhận biết sau đây:
- Trẻ chán ăn, không thèm ăn, bỏ cữ.
- Trẻ quấy khóc, sợ bị cho ăn và sợ khi nhìn thấy thức ăn.
- Mỗi bữa ăn của trẻ kéo dài hơn 30 phút khiến cha mẹ rất vất vả.
- Cân nặng của trẻ không tăng từ 3 đến 6 tháng.
- Khẩu phần ăn của trẻ biếng ăn chậm tăng cân thường ít hơn so với trẻ cùng lứa tuổi.
- Trẻ thường xuyên ngậm thức ăn, không chịu nhai thức ăn, nhè thức ăn.
- Nhiều trẻ biếng ăn còn có biểu hiện nôn trớ sau mỗi bữa ăn.
Hậu quả của tình trạng biếng ăn kéo dài là khiến trẻ chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao so với tiêu chuẩn phát triển bình thường theo độ tuổi.
Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân là gì? Mẹ đã biết
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có các giải pháp điều trị khác nhau:
Trẻ lười ăn chậm tăng cân do thiếu vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Không ít trường hợp trẻ biếng ăn, chậm tăng cân do chế độ ăn uống hàng ngày thiếu chất như: sắt, kẽm, vitamin, canxi, chất béo, vitamin A, D, B… từ đó khiến cho miễn dịch của trẻ suy yếu, dễ mắc các bệnh vặt, giảm cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng ở trẻ.
Trẻ biếng ăn chậm tăng cân do gặp các vấn đề về bệnh lý
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu và nhạy cảm nên thường gặp các vấn đề như: đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, … đặc biệt là việc kém hấp thu dưỡng chất. Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho trẻ biếng ăn và chậm tăng cân. Do vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám để tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra bệnh từ đó có những phương pháp điều trị hiệu quả và đúng cách.
Trẻ biếng ăn và chậm tăng cân do chế độ ăn không hợp lý
Có những trường hợp con biếng ăn chậm tăng cân còn xuất phát từ những quan niệm sai lầm trong việc chăm sóc và chế biến thức ăn cho trẻ. Ví dụ như: cha mẹ sợ con thấp còi nên cố gắng “nhồi nhét” quá nhiều lượng đạm trong một bữa khiến bé “ám ảnh”, từ đó cảm thấy không hứng thú với đồ ăn và biếng ăn, chán ăn, bỏ bữa.
Do cách cha mẹ chăm sóc con chưa khoa học
Việc cha mẹ chăm sóc trẻ chưa khoa học cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tăng cân và biếng ăn ở trẻ. Một số thói quen khi chăm sóc trẻ như: Cho trẻ ăn nhiều đồ ăn vặt trước khi ăn bữa chính, cho trẻ tắm ngay sau khi ăn… cũng đều gây tác động xấu đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Ngoài ra, nhiều cha mẹ có thói quen quát mắng, dọa nạt, khó chịu khi trẻ ăn ít, ăn chậm, ngậm thức ăn khiến trẻ áp lực, lo lắng gây ra tình trạng biếng ăn tâm lý.
Trẻ lười ăn, chậm tăng cân do biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý ở trẻ khiến nhiều bà mẹ lo lắng bởi con đột nhiên “kén ăn”, thậm chí cả với những món ăn mà trước đó trẻ rất thích. Thế nhưng trên thực tế, đây là tình trạng hoàn toàn bình thường đối với những trẻ trong độ tuổi từ 1-6 tuổi.
Nếu con bạn đang trong độ tuổi này và có biểu hiện biếng ăn nhưng vẫn phát triển đều đặn (tăng trung bình khoảng 2kg mỗi năm) và khỏe mạnh thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Bé biếng ăn chậm tăng cân kéo dài gây ra những hệ lụy gì?
Việc bé biếng ăn chậm tăng cân nếu không điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng và hệ lụy nguy hiểm không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành.
Trẻ có nguy cơ chậm phát triển thể chất
Trẻ bị còi cọc, thấp lùn, nhẹ cân hơn so với trẻ cùng trang lứa là hậu quả dễ nhìn thấy nhất khi trẻ bị biếng ăn kéo dài. Tình trạng này còn trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi trẻ đang ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi. Bởi đây là thời kỳ “vàng” trong việc tăng trưởng thể chất, trẻ phát triển rất nhanh và cần cung cấp nhiều dưỡng chất nhất để phát triển toàn diện.
Đề kháng của trẻ kém và dễ mắc bệnh
Trẻ biếng ăn chậm tăng cân kéo dài khiến cơ thể bị thiếu nhiều dưỡng chất, thấp còi và suy giảm sức đề kháng. Lúc này, cơ thể trẻ không đủ kháng thể để chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng xâm nhập, tấn công vào cơ thể. Đặc biệt, với những trẻ biếng ăn chậm tăng cân, thời gian bị bệnh cũng kéo dài hơn so với trẻ bình thường.
Nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ
Biếng ăn, chậm tăng cân kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ của trẻ. Điều này có thể nhận thấy được sau một thời gian dài biếng ăn, trẻ sẽ có dấu hiệu lờ đờ, chậm chạp, kém linh hoạt hơn so với những đứa trẻ khác. Do vậy, khả năng giao tiếp xã hội, xử lý tình huống, phản xạ của trẻ cũng sẽ chậm hơn, năng lực học hỏi hay tiếp thu kiến thức mới cũng từ đó mà bị ảnh hưởng không nhỏ.
Trẻ biếng ăn chậm tăng cân phải làm sao? Giải pháp cho cha mẹ
Khi trẻ lười ăn, chậm tăng cân, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng cho trẻ:
Hãy khen ngợi, động viên khi trẻ chịu ăn
Nguyên tắc đầu tiên để cha mẹ cải thiện tình trạng lười ăn của trẻ là hãy động viên, khen ngợi khi con chịu ăn dù chỉ là một lượng thức ăn nhỏ. Khi trẻ từ chối ăn không nên ép, quát nạt mà hãy cho trẻ thử ăn thức ăn khác (nếu phù hợp). Khen thức ăn ngon, giới thiệu các món ăn mới với trẻ và khuyến khích trẻ thật nhiều để trẻ hào hứng, hứng thú với việc ăn.
Nên để cho trẻ ăn với tốc độ vừa phải, không quá nhanh nhưng cũng không quá chậm (không lâu hơn 30 phút).
Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ có tác động rất lớn đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não của trẻ. Việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ biếng ăn chậm, tăng cân cần đảm bảo các yếu tố: đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu, đa dạng món ăn… Từ đó giúp cung cấp cho trẻ các dưỡng chất, giúp trẻ ăn ngon, cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân.
Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm
Một chế độ ăn uống giàu chất đạm tuy có thể giúp trẻ tăng cân nhanh nhưng vì bổ sung quá nhiều đồ bổ nên có thể khiến trẻ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng giàu chất đạm, thiếu chất xơ cũng dẫn đến nguy cơ táo bón cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ.
Không cố ép trẻ thử loại thức ăn mới
Bố mẹ nên khuyến khích trẻ thử và tìm hiểu các món ăn mới, nhưng không thúc ép trẻ ăn. Nếu trẻ từ chối ăn một loại thức ăn mới, cha mẹ hãy thử lại vào một bữa ăn khác. Việc cố bắt ép trẻ ăn về lâu dài sẽ gây ra nỗi sợ , ám ảnh tâm lý, vô hình khiến trẻ ám ảnh việc trải nghiệm món ăn mới.
Cần lưu ý lịch tẩy giun định kỳ cho trẻ
Việc trẻ bị nhiễm giun sán cũng được xem là nguyên nhân khiến cho trẻ chán ăn, còi cọc, chậm tăng cân. Do vậy, cha mẹ nên tuân thủ quy định tẩy giun sán cho trẻ (6 tháng 1 lần) hoặc theo chỉ định của các bác sĩ.
Chú ý theo dõi tốc độ tăng trưởng của trẻ
Với từng độ tuổi, giai đoạn phát triển nhất định, trẻ sẽ có chỉ số cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn tương ứng. Do vậy, cha mẹ nên chú ý theo dõi cân nặng của con để xem con có bị thiếu hụt so với tiêu chuẩn hay không để từ đó có thể phát hiện và đưa ra các phương pháp khắc phục kịp thời
Khuyến khích trẻ vận động vừa đủ
Với mỗi độ tuổi, trẻ có thể lựa chọn các hoạt động thể chất phù hợp với độ tuổi của mình như: đạp xe, bơi lội, cầu lông, vui đùa cùng bạn… để giúp trẻ tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, đây cũng là giải pháp tuyệt vời giúp trẻ phát triển chiều cao và cân nặng, tạo cảm giác nhanh đói, hứng thú với đồ ăn, cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân hiệu quả.
Bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ
Với những trẻ lười ăn chậm tăng cân việc, bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất bị thiếu hụt cho trẻ là điều vô cùng cần thiết. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ đầy đủ các chất quan trọng như: Lysine, vitamin D, magie, kẽm, vitamin nhóm B… để giúp trẻ ăn ngon, tăng cân và phát triển khỏe mạnh.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima là một trong những sản phẩm thuộc thương hiệu Doppelherz với lịch sử hơn 120 năm phát triển của tập đoàn Queisser Pharma. Kinder Optima có tác dụng bổ sung L-Lysine và 17 loại vitamin, chất khoáng cần thiết cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon, hỗ trợ tiêu hóa, đề kháng khỏe. Ngoài ra, Kinder Optima được thiết kế dưới dạng siro vị cam thơm ngon, liều dùng tiện lợi, giúp bé dễ dàng sử dụng. Ngoài ra, đây cũng là sản phẩm dành cho trẻ biếng ăn duy nhất có bộ 4 thành phần hỗ trợ chức năng tạo máu: Sắt, axit folic, mangan, i-ốt giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu ở trẻ.
Hy vọng những thông tin mà Doppelherz đã chia sẻ đã giúp cha mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Chứng lười ăn nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh nên xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học, khuyến khích con vận động cũng như bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima để giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn, nâng cao tầm vóc.
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
BỔ SUNG VITAMIN CHO TRẺ BIẾNG ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
10 BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM BỐ MẸ CẦN LƯU Ý
DẤU HIỆU THIẾU CANXI Ở TRẺ