Trẻ biếng ăn phải làm sao? Mách mẹ 6 cách giúp trẻ hết biếng ăn

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Mách mẹ 6 cách giúp trẻ hết biếng ăn

Biếng ăn nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ như: Nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, dễ mắc các bệnh mãn tính… Vậy trẻ biếng ăn phải làm sao để ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng kể trên. Trong bài viết dưới đây, Doppelherz sẽ chia sẻ với bố mẹ 6 cách giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ nhanh chóng.

Những dấu hiệu biếng ăn ở trẻ

Tình trạng biếng ăn, lười ăn, bỏ bữa là một trong những rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở độ tuổi từ 1 đến 8 tuổi. Trẻ biếng ăn thường không ăn, ăn ít, ăn không đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ biếng ăn mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ thường ăn ít, chỉ ăn một số món nhất định, một số bé chỉ ăn từ 1 đến 2 thìa thức ăn mỗi bữa.
  • Trẻ không chịu ăn thử các món ăn mới.
  • Mỗi bữa ăn thường kéo dài trên 30 phút, lượng ăn mà trẻ bổ sung mỗi bữa ít hơn so với trẻ cùng độ tuổi.
  • Trong quá trình ăn, trẻ luôn quấy khóc, phun thức ăn, ngậm thức ăn…

Để giải đáp thắc mắc con biếng ăn phải làm sao thì trước tiên cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến cho trẻ biếng ăn, từ đó mới tìm ra các biện pháp phù hợp với tình trạng biếng ăn của trẻ.

Biếng ăn bỏ bữa là một trong những rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ
Biếng ăn bỏ bữa là một trong những rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ

Trẻ lười ăn do những nguyên nhân nào?

Những thói quen xấu của cha mẹ

Những thói quen xấu mà cha mẹ vô tình tạo ra cho trẻ thường là nguyên nhân dẫn đến sự biếng ăn. Ví dụ như:

Những thói quen xấu mà cha mẹ vô tình tạo ra cho trẻ thường là nguyên nhân dẫn đến sự biếng ăn. Ví dụ như: để cho thời gian bữa ăn của trẻ kéo dài, trẻ ngậm thức ăn quá lâu, trẻ nuốt thức ăn mà không nhai hoặc chỉ muốn ăn thức ăn dạng lỏng không thích ăn các loại thức ăn có dạng thô cần phải nhai như: cơm, thịt, cá, rau củ quả…

Thời điểm cho trẻ ăn không hợp lý

Đôi khi cha mẹ cho trẻ ăn vào thời điểm không phù hợp như thường bắt ép trẻ ăn vào lúc con vẫn còn no. Chính việc này hình thành ấn tượng xấu trong tâm trí khiến trẻ không cảm thấy no hay thật sự đói. Cảm giác no hay đói thật sự ở trẻ chỉ xuất hiện khi cha mẹ để trẻ ăn lúc chúng muốn. 

Trẻ biếng ăn do thời điểm cho trẻ ăn không hợp lý
Trẻ biếng ăn do thời điểm cho trẻ ăn không hợp lý

Trẻ không tập trung trong các bữa ăn

Một vài gia đình trong bữa ăn thường cho phép trẻ xem ti vi, điện thoại hoặc chơi đồ chơi khi ăn để các con được vui. Ngoài ra, có những gia đình còn bế con đi rong chơi khắp xóm với bát cháo trên tay. Điều này không tốt cho trẻ vì có thể khiến trẻ không tập trung vào bữa ăn hay thậm chí quên cảm giác thèm ăn. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra sự biếng ăn ở trẻ.

Biếng ăn vì không ăn không hợp khẩu vị của trẻ

Việc cha mẹ thường xuyên chiều con, cho trẻ ăn những đồ ăn chúng yêu thích trong một thời gian dài có thể khiến trẻ kén ăn. Tình trạng này kéo dài có thể gây mất cân bằng chất dinh dưỡng do trẻ không được ăn đủ chất Bên cạnh đó, dù đã được ăn các món ăn yêu thích, trẻ cũng có thể biếng ăn do ăn một món quá nhiều lần trong thời gian dài khiến trẻ ngán.

Trẻ biếng ăn do gặp các vấn đề sức khỏe

Cũng như người lớn, nếu trẻ không khỏe, trẻ cũng sẽ chán ăn, lười ăn. Một số vấn đề về sức khỏe có thể khiến trẻ biếng ăn có thể kể đến như:

  • Trẻ biếng ăn do mọc răng vì nướu sưng khiến cho việc nhai thức ăn đau và gặp khó khăn.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón…
  • Trẻ bị nhiễm bệnh do virus hay vi khuẩn gây ra như: viêm tai giữa, sốt, cảm lạnh, mệt mỏi… cũng dẫn đến biếng ăn.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng có thể gây ra tình trạng biếng ăn
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng có thể gây ra tình trạng biếng ăn

Trẻ biếng ăn do yếu tố tâm lý

Việc cha mẹ thấy con ăn ít hơn so với trẻ cùng độ tuổi, do đó ra sức thúc ép trẻ ăn dễ khiến trẻ sợ, nảy sinh tâm lý chán ăn.

Trẻ nhỏ biếng ăn do yếu tố sinh học và di truyền 

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng biếng ăn thường có xu hướng di truyền. Nếu trẻ được sinh ra trong những gia đình mà có người thân có tiền sử bị các bệnh mạn tính như: suy thận, xơ gan, viêm khớp, viêm đại tràng … thì trẻ sẽ có nguy cơ biếng ăn cao hơn những người khác.

Biếng ăn kéo dài gây ra những hệ lụy nào cho trẻ?

Khi trẻ biếng ăn kéo dài sẽ không hấp thu được các chất dinh dưỡng nên sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, đặc biệt là khiến bé chậm tăng cân, còi cọc, thậm chí suy dinh dưỡng, suy giảm đề kháng.

Khi trẻ bị suy dinh dưỡng ở mức độ nặng, chiều cao của trẻ có thể không phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, quá trình phục hồi dinh dưỡng của bé sau này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Tình trạng biếng ăn còn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Nguyên nhân được cho là do bé thiếu một số dưỡng chất quan trọng để phát triển trí não như: DHA, Omega-3, Taurine, Omega-6,… 

Đáng chú ý hơn là những trẻ biếng ăn lâu ngày có thể hình thành tâm lý thụ động, khó có thể hòa nhập được với bạn bè. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị tự kỷ, gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, cũng như cuộc sống hàng ngày.

Khi trẻ biếng ăn kéo dài gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất
Khi trẻ biếng ăn kéo dài gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất

Trẻ biếng ăn phải làm sao để trẻ ăn ngon miệng hơn?

Có rất nhiều cha mẹ lo lắng, băn khoăn không biết nên làm gì khi trẻ biếng ăn, bởi lẽ nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao. Dưới đây là 5 cách giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn hiệu quả mà cha mẹ có thể tham khảo:

Trẻ biếng ăn phải làm thế nào? Cho trẻ tham gia cùng bữa ăn gia đình

Bên cạnh việc cho trẻ ngồi chung, tham gia bữa ăn cùng gia đình thì bố mẹ hãy để trẻ được cảm nhận món ăn bằng cách chạm, sờ vào đồ ăn và hướng dẫn trẻ cách sử dụng dĩa, muỗng, đũa… Khi trẻ ăn ngon miệng, cha mẹ hãy động viên, khích lệ để giúp trẻ thích thú và vui vẻ hơn khi ăn.

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Cho trẻ tham gia cùng bữa ăn gia đình
Trẻ biếng ăn phải làm sao? Cho trẻ tham gia cùng bữa ăn gia đình

Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày của con

Bé lười ăn phải làm sao? Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ tuyệt đối lưu ý không được ép trẻ ăn hay dọa nạt, quát tháo trẻ vì điều này sẽ khiến bé bị căng thẳng, áp lực và dần hình thành nên cảm giác sợ ăn. 

Thay vào đó, vào mỗi bữa ăn, cha mẹ chỉ nên chia nhỏ khẩu phần ăn của con. Sau khi trẻ ăn hết một phần, cha mẹ lại tiếp tục cho trẻ ăn hết phần còn lại. 

Chú ý tới thời gian cho trẻ ăn trong mỗi bữa

Với những trẻ hiếu động, rất khó để trẻ ngồi im một chỗ trong suốt cả bữa ăn. Do đó, dù trẻ có ăn ít đi chăng nữa thì cha mẹ cũng nên để trẻ ngồi ăn cố định ở ghế, chỉ cho ăn trong khoảng 30 phút. Điều này không chỉ giúp trẻ tránh áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh lượng thức ăn trẻ cần dung nạp vào cơ thể. 

Hãy kiên nhẫn khi cho trẻ thử đồ ăn mới 

Việc giúp trẻ trải nghiệm những món ăn mới, đặc biệt là với những trẻ biếng ăn, lười ăn là điều không hề dễ dàng. Một trong những bí quyết tốt nhất để cải thiện vấn đề này đó chính là cha mẹ hãy kiên nhẫn cùng con trải nghiệm. Khi trẻ nhìn thấy cha mẹ ăn ngon miệng thì trẻ sẽ tập theo và làm quen dần với món ăn mới. 

Đa dạng thực đơn và trang trí các món ăn bắt mắt 

Trong mỗi bữa ăn của trẻ, cha mẹ nên chuẩn bị ít nhất một món ăn mà trẻ yêu thích và đa dạng thực đơn, điều này sẽ kích thích sự thèm ăn, hứng thú khiến trẻ ăn ngon miệng hơn.

Trang trí các món ăn bắt mắt, hấp dẫn giúp trẻ thích thú và mong muốn tìm hiểu, từ đó sẽ kích thích cảm giác thèm ăn của trẻ.

Nên khuyến khích trẻ vận động đầy đủ

Cha mẹ nên khuyến khích cho trẻ vận động hàng ngày với những bài tập phù hợp với thể lực của trẻ như: nhảy dây, đi bộ, cầu lông, đá bóng, bơi lội, đạp xe… Vận động khiến trẻ tiêu hao nhiều năng lượng, từ đó sẽ khiến cho trẻ có cảm giác đói, khiến trẻ ăn ngon hơn và có sức khỏe tốt hơn.

Vận động giúp tiêu hao nhiều năng lượng, khiến cho trẻ có cảm giác đói
Vận động giúp tiêu hao nhiều năng lượng, khiến cho trẻ có cảm giác đói

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima – Hỗ trợ tiêu hóa khỏe, trẻ ăn ngon

Bé biếng ăn nên bổ sung gì hay phải làm gì để kích thích ăn ngon cho bé là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm, trăn trở.

Bên cạnh việc bổ sung những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày, cha mẹ có thể tham khảo cho sử sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima đến từ thương hiệu Doppelherz – Thương hiệu uy tín có hơn 120 năm phát triển. Sản phẩm cung cấp L-Lysine cùng 17 vitamin và khoáng chất giúp trẻ ăn ngon, tăng cường tiêu hóa. Đây là sản phẩm dành cho trẻ biếng ăn duy nhất trên thị trường có bộ 4 thành phần hỗ trợ chức năng tạo máu là: Sắt, axit folic, mangan, i-ốt giúp giảm nguy cơ thiếu máu; Không chứa hormone tăng trưởng, không chứa corticoid, không gây giữ nước, không dậy thì sớm và tăng cân ảo, phát triển dựa trên nền tảng sinh lý của cơ thể. Đặc biệt, Kinder Optima được bào chế dưới dạng siro có vị cam thơm ngon, dễ uống, giúp trẻ dễ dàng sử dụng.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima – Hỗ trợ tiêu hóa khỏe, trẻ ăn ngon
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima – Hỗ trợ tiêu hóa khỏe, trẻ ăn ngon

Hy vọng bài viết trên đây của Doppelherz đã giúp bố mẹ tìm được lời giải đáp cho câu hỏi: “Trẻ biếng ăn phải làm sao” và từ đó có giải pháp phù hợp để giúp cải thiện tình trạng này. Nếu cha mẹ muốn tư vấn kỹ hơn về tình trạng này hay tìm hiểu thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800 1770 để được hỗ trợ tốt nhất.