Trẻ biếng ăn ra mồ hôi trộm có thể do ít vận động, thiếu chất hoặc hệ thần kinh chưa phát triển. Vậy nguyên nhân và cách chăm sóc hiệu quả khi bé gặp phải tình trạng này là gì? Bố mẹ hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới của Doppelherz nhé!
1. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn ra mồ hôi trộm là gì?
Những trẻ biếng ăn và chán ăn thường xuyên gặp phải hiện tượng đổ mồ hôi trộm. Điều này có thể là do những nguyên nhân bên dưới đây:
1.1. Trẻ biếng ăn đổ mồ hôi trộm do thiếu chất dinh dưỡng
Bé biếng ăn thường bị thiếu hụt những loại vitamin và khoáng chất cần cho sự phát triển của xương như kẽm, canxi, vitamin D,… Do đó, con dễ bị còi xương và một trong những dấu hiệu của căn bệnh này ở trẻ nhỏ là đổ nhiều mồ hôi trộm.
1.2. Trẻ biếng ăn do ít ra ngoài và ít vận động
Ít cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và vận động là nguyên nhân chính dẫn tới còi xương. Như đã nói ở trên, đổ mồ hôi trộm chính là dấu hiệu thường gặp của căn bệnh này.
1.3. Trẻ biếng ăn do tăng nhiệt độ cơ thể
Các bậc phụ huynh thường quấn kỹ cho con, nhất là vào mùa đông vì nghĩ rằng trẻ sẽ cảm nhận sự nóng hoặc lạnh giống mình. Thế nhưng, sự thật là thân nhiệt của con cao hơn so với người lớn. Nếu bố mẹ mặc ấm cho con sẽ dễ làm thân nhiệt của bé tăng lên, từ đó làm mất cân bằng dẫn tới đổ mồ hôi trộm.
1.4. Trẻ biếng ăn ra mồ hôi trộm vì hệ thần kinh của bé chưa ổn định
Khi bé còn nhỏ, hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển hệ bài tiết của con vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Đặc biệt là những trẻ biếng ăn, vi chất dinh dưỡng bị thiếu hụt càng ảnh hưởng tới sự phát triển đầy đủ của hệ thần kinh, khiến bé hay bị đổ mồ hôi trộm, ngay cả những lúc trời lạnh hoặc không vận động nhiều.

2. Cách chăm sóc trẻ biếng ăn ra mồ hôi trộm hiệu quả
Vấn đề chính mà bố mẹ cần phải giải quyết là hiện tượng biếng ăn ra mồ hôi trộm ở trẻ. Việc bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, nhất là vitamin D không chỉ giúp cải thiện chứng đổ mồ hôi trộm mà còn giúp bé có được sự phát triển tốt nhất.
2.1. Đừng ép buộc trẻ phải ăn khi trẻ không muốn
Sai lầm thường gặp của bố mẹ có con bị lười ăn, biếng ăn là thường cố ép bé ăn vì sợ trẻ sẽ thiếu chất. Phương pháp này vừa không hiệu quả vừa phản tác dụng, khiến con càng ngày càng sợ việc ăn uống hơn. Thay vào đó, các bạn hãy hỏi han và dành thêm thời gian chơi với trẻ giúp bé thoải mái tiếp cận bữa ăn hơn.
2.2. Tạo thực đơn dinh dưỡng đa dạng các món ăn
Trẻ nhỏ rất hiếu kỳ với thế giới mới nên bố mẹ có thể thay đổi đa dạng các món ăn, đặc biệt là về hình dạng, màu sắc để kích thích vị giác và giúp con hứng thú hơn với việc ăn uống. Hơn nữa, việc khuyến khích bé khám phá và ăn thử những loại thức ăn khác nhau sẽ tạo cho con cảm giác việc ăn uống giống như đang vui chơi,… Điều này không chỉ đẩy lùi chứng biếng ăn mà còn tốt cho sự phát triển về thị giác, cũng như nhận thức của trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ còn có thể bổ sung những món con thích và con thường xuyên ăn. Bởi vì điều này sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn mà vẫn bảo đảm dinh dưỡng.

2.3. Cho con ăn đúng giờ và ngồi ăn cùng với cả gia đình
Việc tạo cho thói quen ăn uống đúng giờ sẽ có lợi cho sức khỏe của con. Điều này không chỉ làm giảm tình trạng biếng ăn mà còn giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt ngay trước bữa ăn chính khoảng 15 – 30 phút. Ngoài ra, các bạn cũng nên cho con ăn uống cùng lúc với cả nhà vì điều này sẽ giúp bé tập trung vào việc ăn hơn.
Lưu ý một điều là trẻ nhỏ thường có thói quen bắt chước các hành động của người lớn. Do đó, bố mẹ cũng cần phải có thói quen ăn uống đúng giờ, không xem TV, điện thoại khi ăn,… để bé học tập theo.
2.4. Chia khẩu phần ăn mỗi ngày của con thành những bữa nhỏ
Nếu bé không tập trung ăn uống được lâu và lượng thức ăn bé ăn mỗi bữa ít, bố mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn của con ra thành những khoảng thời gian nhất định. Hơn nữa, việc tăng những bữa phụ và lượng thức ăn mỗi ngày nhưng cũng phải cách bữa chính một khoảng thời gian nhất định.
Theo đó, phụ huynh có thể cho con ăn những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe của bé vào sữa chua, trái cây,… vào bữa phụ nhưng chỉ nên ăn vừa phải và không uống quá nhiều nước hoặc ăn quá no,… Bởi vì điều này sẽ ảnh hưởng tới bữa ăn chính của trẻ.
2.5. Bổ sung thêm chất dinh dưỡng vào các bữa ăn, nhất là vitamin D, canxi
Việc bé ra mồ hôi trộm chủ yếu là do con bị thiếu canxi, vitamin D, kẽm,… Do đó, bố mẹ cần chú ý bổ sung thêm những chất dinh dưỡng này vào các bữa ăn của con để bảo đảm cung cấp dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D là cá trích, cá hồi, lòng đỏ trứng, tôm, sữa bò, nấm, sữa đậu nành,… Ngoài ra, các bạn cũng có thể cho bé uống bổ sung vitamin D vào buổi tối sau ăn.
2.6. Phòng ngủ của bé luôn thông thoáng để tránh ra mồ hôi trộm
Phòng ngủ cũng rất quan trọng với sức khỏe của bé. Nếu căn phòng quá nóng hoặc bí bách, con sẽ dễ đổ mồ hôi trộm hơn và dễ mắc những căn bệnh về đường hô hấp hơn. Do đó, bố mẹ nên lựa chọn cho con phòng ngủ thông thoáng và mát mẻ. Nếu có điều kiện, các bạn có thể dùng máy lọc không khí để phòng của trẻ luôn sạch sẽ và thoáng mát.

2.7. Nhiệt độ phòng ngủ phù hợp để tránh ra mồ hôi trộm
Hệ thần kinh sinh dưỡng của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên bé thường nhạy cảm với nhiệt độ hơn người lớn. Vì vậy, bố mẹ nên để nhiệt độ phòng của con vào khoảng 26 – 28 độ C. Bởi vì đây là mức nhiệt độ thích hợp để cơ thể bé chuyển hóa và điều nhiệt tốt nhất, giúp cân bằng tinh thần, thể trạng, đồng thời phòng tránh đổ nhiều mồ hôi trộm.
2.8. Bố mẹ nên cho trẻ em tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Vitamin D rất quan trọng với sự phát triển của xương và răng trẻ. Do đó, bố mẹ nên cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Việc hoạt động ngoài trời vừa giúp bé năng động, hoạt bát, có thể trạng tốt hơn vừa bổ sung vitamin D, đồng thời cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm.
3. Trẻ biếng ăn ra mồ hôi trộm khi nào cần đi khám bác sĩ?
Mặc dù ra mồ hôi trộm là hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ nhỏ nhưng nếu kéo dài cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, bố mẹ nên mau chóng đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám nếu thấy bé có những biểu hiện sau:
– Tình trạng biếng ăn của trẻ kéo dài trên 2 tuần.
– Trẻ không tăng cân hoặc sụt cân nhanh trong 1 tháng.
– Trẻ thường hay mất ngủ và quấy khóc nhiều vào ban đêm.
– Sốt cao, run và ớn lạnh,…
Hy vọng bài viết trên đây của Doppelherz đã giúp bố mẹ nắm rõ nguyên nhân tại sao trẻ biếng ăn ra mồ hôi trộm và những cách khắc phục hiệu quả tình trạng này. Nếu còn băn khoăn và muốn biết thêm về sản phẩm siro ăn ngon Kinder Optima dành cho bé biếng ăn, các bạn vui lòng liên hệ với Doppelherz tại website hoặc hotline: 18001770 để được tư vấn thêm.
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả