Trẻ biếng ăn thấp còi và những kiến thức bố mẹ nhất định phải biết

Trẻ biếng ăn thấp còi và những kiến thức bố mẹ nhất định phải biết

Trẻ biếng ăn thấp còi là điều các bậc phụ huynh luôn cảm thấy lo lắng và đau đầu. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn thấp còi ở các bé là gì và bố mẹ cần phải làm gì để con mau ăn chóng lớn? Tham khảo ngay bài viết bên dưới của Doppelherz dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn thấp còi là gì?

Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ em biếng ăn và thấp còi là:

1.1. Khẩu phần ăn của trẻ thiếu cân đối hoặc ăn dặm quá sớm

Nếu bố mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm, đặc biệt là khi hệ tiêu hóa của con chưa sẵn sàng, bé sẽ có nguy cơ bị biếng ăn, chán ăn, khó hấp thu dưỡng chất và dễ mắc các bệnh đường ruột. Đó là lý do tại sao con dễ bị biếng ăn và thấp còi.

Khẩu phần ăn nghèo nàn, không cân đối hoặc quá thiên lệch về một nhóm dưỡng chất nào đó sẽ khiến trẻ không được cung cấp đủ 4 nhóm chất thiết yếu. Hiện tượng này có thể xảy ra là do bố mẹ thiếu kiến thức, gia đình có thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc gia đình không có điều kiện,…

1.2. Do trẻ mắc bệnh hoặc thay đổi sinh lý

Những thay đổi về sinh lý có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ, đặc biệt là khi bé bắt đầu biết lật, bò, mọc răng, ngồi, đứng, đi,… Điều này khiến con lười ăn, biếng ăn hơn và dần dần bị thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thấp còi. Hơn nữa, viêm lợi, ốm, nhiễm khuẩn, viêm đường tiêu hóa,… cũng làm bé trở nên biếng ăn và khó hấp thu dưỡng chất hơn.

1.3. Do thói quen bố mẹ cho trẻ ăn không đúng cách

Một số bố mẹ không cho trẻ ăn đúng cách và thực đơn dinh dưỡng chỉ xoay quanh những món ăn nhất định, không thay đổi. Điều này sẽ khiến bé nhìn vào đã cảm thấy chán và không muốn ăn nữa.

Bên cạnh đó, thực phẩm không đa dạng và phong phú cũng khiến nguồn dinh dưỡng cho con trở nên nghèo nàn. Thói quen nấu một nồi cháo to rồi hâm đi hâm lại nhiều lần, cho trẻ ăn cả ngày cũng làm mất chất dinh dưỡng và làm bé bị thiếu chất. Việc cho bé ăn vặt quá gần giờ ăn cũng khiến con đầy bụng và ít ăn trong bữa chính, nên dễ bị thiếu chất, gây ra tình trạng biếng ăn thấp còi.

1.4. Trẻ biếng ăn thấp còi do yếu tố tâm lý

Nhiều bố mẹ thường thúc ép hoặc nhồi nhét con ăn quá mức, thậm chí còn mắng mỏ trẻ trong bữa ăn. Điều này sẽ khiến bé bị tâm lý và trở nên sợ hãi mỗi khi nhìn thấy đồ ăn. Đó là lý do tại sao trẻ càng ngày càng lười ăn hơn và lâu dần sẽ gây ra tình trạng thấp còi.

1.5. Trẻ biếng ăn và thấp còi do thiếu kẽm

Kẽm liên quan tới 300 loại enzyme thiết yếu cho cơ thể. Thiếu hụt kẽm sẽ khiến bé giảm cảm giác thèm ăn và chậm lớn. Đồng thời còn làm giảm sức đề kháng khiến con yêu dễ mắc những căn bệnh liên quan tới đường hô hấp, suy dinh dưỡng thấp còi, tiêu chảy. Bên cạnh đó, khi thiếu kẽm, bé cũng dễ nổi cáu và chống đối lời nói của bố mẹ.

Có vô vàn nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn thấp còi
Có vô vàn nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn thấp còi

2. Bố mẹ cần phải làm gì khi trẻ biếng ăn thấp còi?

Khi con yêu gặp phải tình trạng biếng ăn và thấp còi, bố mẹ nên thực hiện những biện pháp như sau:

2.1. Chế biến món ăn đủ chất dinh dưỡng và hấp dẫn

Món ăn hấp dẫn và đủ chất dinh dưỡng sẽ kích thích sự thèm ăn ở trẻ và khiến con cảm thấy vui vẻ khi ngồi vào bàn ăn. Điều này cũng tránh được tình trạng bé thường xuyên ăn một món và không được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Đó là lý do tại sao trẻ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia Dinh dưỡng để thiết kế thực đơn ăn uống đủ chất và đa dạng cho con yêu.

2.2. Tạo không khí vui vẻ và không bắt ép trẻ ăn

Việc thúc ép trẻ ăn quá nhiều sẽ vô tình khiến bé cảm thấy sợ hãi khi ăn uống. Từ đó hình thành nên tư tưởng việc ăn rất đáng sợ vì cứ đến giờ ăn, bố mẹ lại căng thẳng với mình. Để con có thể tự giác ăn uống, phụ huynh nên tạo cho trẻ không gian thoải mái nhất và khiến bé cảm thấy vui vẻ, ăn nhiều hơn. Do đó, các bạn hãy giúp con yêu hiểu rằng, việc ăn uống không đáng sợ như trẻ vẫn nghĩ.

Bố mẹ nên tạo không khí vui vẻ và không bắt ép trẻ ăn khi con không muốn
Bố mẹ nên tạo không khí vui vẻ và không bắt ép trẻ ăn khi con không muốn

2.3. Không cho trẻ em ăn vặt trước bữa ăn chính

Việc ăn vặt quá nhiều trước bữa ăn chính vô tình khiến trẻ no bụng và không thể nạp thêm thức ăn nữa. Vì vậy, bố mẹ chỉ nên cho bé ăn đồ ăn vặt trong bữa phụ sáng và bữa xế.

2.4. Tập cho trẻ thói quen vận động khoa học và lành mạnh

Vận động là một trong những biện pháp tốt nhất để thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Do đó, bố mẹ hãy khuyến khích bé chơi một môn thể thao bất kỳ như cầu lông, bóng đá, bơi lội,… Hoặc tìm hiểu xem con thích chơi môn thể thao nào và hỗ trợ trẻ tham gia những hoạt động ngoài trời này. Vận động là phương pháp tốt nhất giúp bé khỏe mạnh và vui sống mỗi ngày.

2.5. Bố mẹ nên tẩy giun định kỳ cho con mình

Việc tẩy giun định kỳ sẽ giúp trẻ loại bỏ những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe bên trong cơ thể mà bố mẹ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Do đó, các bạn nên cho bé uống thuốc tẩy giun theo chỉ định của bác sĩ 6 tháng/ lần.

2.6. Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày bé không cảm thấy ngán

Với những bé biếng ăn thấp còi, bố mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để trẻ không cảm thấy ngán vì phải ăn quá nhiều trong một bữa. Theo đó, các bạn nên chia bữa ăn trong ngày của trẻ thành 5 – 6 bữa nhỏ.

2.7. Không trộn lẫn thuốc vào thức ăn hàng ngày của trẻ

Việc trộn lẫn thuốc vào thức ăn hàng ngày có thể khiến trẻ đề phòng khi ăn uống. Thậm chí, con sẽ ghét món ăn mà trước đó rất thích. Do đó, bố mẹ hãy để con ăn đúng nghĩa và tìm cách thuyết phục bé uống thuốc. Ngoài ra, các bạn cũng nên lựa chọn những loại thuốc có vị ngọt để khiến trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi uống thuốc.

2.8. Cùng trẻ chế biến món ăn cho cả gia đình

Cùng con vào bếp chế biến món ăn là phương pháp tiếp theo bố mẹ có thể nghĩ đến để khiến trẻ cảm thấy hứng thú và yêu quý đồ ăn hơn. Theo đó, bé sẽ cảm thấy vui vẻ khi tham gia nấu ăn và các bạn cũng không cần phải quá bận tâm khi tới giờ ăn.

Bố mẹ nên cho trẻ cùng tham gia vào việc nấu nướng để khiến kích thích sự thèm ăn của bé
Bố mẹ nên cho trẻ cùng tham gia vào việc nấu nướng để khiến kích thích sự thèm ăn của bé

2.9. Cho trẻ sử dụng thêm sữa cao năng lượng

Sữa cao năng lượng là điều bắt buộc có trong bữa phụ để cung cấp chất dinh dưỡng trong ngày trẻ không ăn đủ trong bữa chính. Các bạn nên lựa chọn loại sữa có vị thơm ngon và dễ uống để bé hấp thu đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tránh tình trạng thấp còi.

3. Kinder Optima – Thực phẩm bổ sung tốt cho trẻ biếng ăn

Để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ em, nhiều bố mẹ đã bổ sung Kinder Optima.cho con yêu của mình. Không chỉ vậy, siro ăn ngon này còn giúp bé phát triển cơ thể khỏe mạnh. Đây là giải pháp dinh dưỡng hoàn hảo dành cho những trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn được các bác sĩ ở bệnh viện lớn khuyên dùng. Đó là lý do tại sao nhiều bậc phụ huynh đã tin dùng Kinder Optima cho con trong nhiều năm nay.

Tóm lại, làm bố mẹ là một công việc không hề đơn giản. Không chỉ vậy, việc chăm sóc và cho con ăn gì vốn đã khó, nay còn vất vả hơn khi trẻ biếng ăn thấp còi. Do đó, các bạn hãy ghi nhớ những thông tin quan trọng trên để chăm sóc bé tốt hơn nhé!