Trẻ biếng ăn theo giai đoạn thường xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn và ít gây hậu quả nghiêm trọng về sau. Tuy nhiên, nếu bố mẹ chủ quan không để ý hoặc xử lý không đúng cách, chứng biếng ăn theo giai đoạn sinh lý có thể chuyển thành biếng ăn tâm lý và rất khó để khắc phục. Trong bài viết bên dưới, Doppelherz Việt Nam sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh những giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này.
1. Trẻ biếng ăn theo giai đoạn nào?
Các giai đoạn thay đổi sinh lý của trẻ và ảnh hưởng của nó đến việc ăn uống của con như sau:
Tuần tuổi | Sự thay đổi ở trẻ em | Ảnh hưởng đến việc ăn uống |
4 – 5 tuần tuổi | Vào thời điểm này, bé bắt đầu có nhận thức với mọi thứ xung quanh mình. Trẻ đã biết quan sát và chú ý đến mọi vật chứ không mải bú mải ngủ như giai đoạn trước. | Ở tuần tuổi thứ 4 – 5, con thường khó ngủ, dễ tỉnh giấc và quấy khóc nhiều hơn. Đôi khi, bé còn cáu gắt và bỏ bú.
Để giúp trẻ vượt qua được giai đoạn này, mẹ chỉ cần âu yếm và cho bé bú thường xuyên là con sẽ không thức khuya nhiều, cũng như ngoan hơn. |
8 – 9 tuần tuổi | Trẻ bắt đầu tò mò với những thứ khác ở xung quanh như con vật, hoa văn, tiếng động mà mình nghe được, cũng như nhìn thấy được.
Trong giai đoạn này, con cũng cảm thấy hứng thú khi chơi cùng bố mẹ. Không chỉ vậy, bé còn cố gắng di chuyển bàn tay và học cách di chuyển bàn tay một cách thành thục nhất. |
Tất cả những sự tò mò này khiến trẻ mải mê tập trung tìm hiểu và khám phá mọi thứ. Điều này khiến bé khó ngủ và biếng ăn hơn.
Tuy nhiên, 8 – 9 tuần tuổi là thời điểm tuyệt vời để phụ huynh có thể rèn cho con thói quen ăn ngủ đúng giờ. |
12 tuần tuổi | Vào giai đoạn này, trẻ có thể di chuyển tay và chân một cách thành thục. Bên cạnh đó, bé cũng nhận ra được sự thay đổi của mọi thứ xung quanh, các tiếng động, chuyển động. | Ở tuần tuổi thứ 12, trẻ sẽ mải mê với hoạt động phối hợp chân và tay để tập lẫy, tập lật. Có những trẻ còn cáu gắt khi đang tập mà bố mẹ bế lên bắt ăn hoặc làm điều gì đó,….
Chỉ cần qua giai đoạn khủng hoảng này, con sẽ ăn ngon và trở nên ngoan ngoãn hơn. |
19 tuần tuổi | Trẻ có thể di chuyển để hướng về âm thanh từ phía bố mẹ. Ở tuần tuổi thứ 19, bé cũng thích mút tay và chân nhiều hơn so với việc bú mẹ | Bố mẹ không cần quá lo lắng về việc ăn của trẻ trong giai đoạn này mà chỉ cần cố gắng duy trì các cữ sữa và giấc ngủ đều đặn cho con. |
23 – 26 tuần tuổi | Trẻ thích khám phá và nhận ra khoảng cách, cũng như thấy bản thân thật nhỏ bé so với những thứ xung quanh.
Con cũng bắt đầu tập lăn và tập bò để đến những vị trí khác thay vì chỉ ngồi im một chỗ như thời gian trước đây. |
Lúc này, trẻ chỉ chú ý và tập trung vào việc làm sao để có thể lăn và bò được nên thường lười ăn hơn. |
33 – 37 tuần tuổi | Trẻ đã học bò rất tốt và bắt đầu biết cách bám víu vào thứ gì đó để có thể đứng vững, rồi tập đi một cách thành thục. | Bé lớn hơn và không thích bò nữa. Con bắt đầu chuyển qua giai đoạn tập đi, và có thể đi được một đoạn nhất định.
Vào thời điểm này, trẻ muốn đi và chơi nhiều hơn nên thường lười ăn hơn. Theo các chuyên gia, ở tuần tuổi thứ 33 – 37, mẹ nên bắt đầu cai ti đêm để bé ăn chính vào ban ngày. |
42 – 46 tuần tuổi | Trẻ bắt đầu nhận ra những hành động liên quan đến nhau như tới giờ ăn cơm, đi tất rồi mới đi giày. | Những thói quen của trẻ ở giai đoạn này rất quan trọng. Do đó, bố mẹ hãy cố gắng duy trì việc “huấn luyện” thói quen ăn uống lành mạnh cho bé.
Dù con có lười ăn, biếng ăn, các bạn cũng chỉ cần duy trì thói quen ăn uống đúng giờ là trẻ sẽ hiểu và dần dần ngoan ngoãn hơn. |
52 – 55 tuần tuổi | Đây là giai đoạn bé bắt đầu bày tỏ sở thích của mình về hình khối, màu sắc,… Đồng thời, trẻ cũng biết cách hoàn thành nhiệm vụ được người lớn giao cho như cầm thứ gì đó, đi một đoạn dài,… | Ở tuần tuổi thứ 52 – 55, bé đang cố gắng học cách hiểu sở thích của bản thân nên không hề thích ăn một chút nào.
Để giúp con ăn ngon hơn, bố mẹ hãy nấu và chế biến các món ăn đa dạng màu sắc, cũng như trang trí hình thù hấp dẫn để thu hút trẻ. |
61 – 64 tuần tuổi | Ở thời điểm này, bé học được rằng, hành động của mình sẽ có những hệ quả nhất định. Bên cạnh đó, trẻ cũng biết cách nũng nịu để được người lớn chiều chuộng và đáp ứng nhu cầu của mình. | Bé thích chạy nhảy khám phá và tìm tòi mọi thứ xung quanh. Vì mải chơi mà trẻ không chỉ lười ăn mà còn lười ngủ.
Lúc này, trẻ đã hiểu được nguyên lý hậu quả nên bố mẹ hãy thiết lập nghiêm các kỷ luật để tránh việc con mải chơi mà không chịu ăn. |
75 tuần tuổi | Trẻ hiểu nhiều thứ hơn và có khả năng thay đổi bản thân để biến đổi trong những trường hợp khác nhau.
Đôi khi con trở nên ngoan ngoãn khi ở cùng người lạ, nhưng lại cáu kỉnh khi ở bên bố mẹ. Hoặc bé có thể ngủ ngoan ban ngày nhưng tối lại thức và đòi chơi. |
Bố mẹ hãy tiếp tục thiết lập những quy tắc và ranh giới cho bé. Chẳng hạn như nếu con không làm điều này sẽ không được làm điều khác. |
2. Cách khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn theo giai đoạn sinh lý
Biếng ăn sinh lý là tình trạng hoàn toàn bình thường và xảy ra ở phần lớn các trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển. Vào thời điểm này, con cần thời gian để thích nghi với những thay đổi ở bên trong cơ thể. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng nhưng để những tuần biếng ăn theo giai đoạn sinh lý của bé trôi qua nhẹ nhàng, các bạn có thể áp dụng những biện pháp như sau:
– Tăng số bữa ăn trong ngày và giảm bớt thức ăn trong mỗi bữa. Theo đó, mỗi lần, bố mẹ chỉ nên cho con ăn từng chút từng chút một để vừa bảo đảm dinh dưỡng vừa khiến bé không cảm thấy bị “nhồi nhét” quá nhiều thức ăn.
– Tăng bữa ăn phụ và lượng sữa cho trẻ nếu cần. Nếu bé không ăn nhiều trong bữa chính, bố mẹ có thể cho con ăn thêm những loại thực phẩm như sữa chua, phô mai, bánh flan, bánh quy, trái cây,…
– Ưu tiên cho trẻ ăn những loại thực phẩm lỏng, mềm và dễ tiêu hóa như súp, canh, cơm nát ăn với cá, trứng,… hoặc món ăn mà hàng ngày con yêu thích.
– Trang trí món ăn hấp dẫn và đẹp mắt để kích thích vị giác, giúp con muốn khám phá, cũng như thích ăn hơn.
– Hướng sự tập trung của bé vào bữa ăn và tuyệt đối không cho con xem điện thoại, TV, iPad,… trong khi ăn để trẻ hoàn thành bữa ăn trong vòng 30 phút.
– Không dọa nạt hoặc quát mắng để ép trẻ ăn. Nếu con có thái độ không hợp tác và kiên quyết không chịu ăn, bố mẹ càng cần phải kiên nhẫn. Thay vào đó, bố mẹ hãy cư xử thật thoải mái trong mỗi bữa ăn để giúp bé thích nghi với giai đoạn phát triển thể chất mới, rồi trẻ sẽ sớm ăn ngon miệng như trước.
3. Kinder Optima – Thực phẩm chức năng giúp trẻ ăn ngon hơn
Kinder Optima là siro ăn ngon đến từ thương hiệu lâu đời Doppelherz, thuộc Tập đoàn dược phẩm Queisser Pharma với hơn 100 năm hình thành và phát triển tại Đức. Sản phẩm này được phân phối chính thức tại hơn 70 quốc gia trên thế giới.
Kinder Optima là một sự lựa chọn tốt dành cho các bậc phụ huynh có con đang trong thời kỳ phát triển. Rất nhiều bố mẹ đã và đang sử dụng siro ăn ngon này cho con của mình, sau đó để lại những phản hồi vô cùng tích cực.
Điểm đầu tiên, Kinder Optima rất dễ dùng cho trẻ nhỏ vì có vị cam thơm ngon nên bé thích uống hơn. Theo đó, phụ huynh cũng không cần phải mất công thuyết phục con mỗi khi cho sử dụng.
Hơn nữa, Kinder Optima được đóng gói theo dạng chai 100ml nên dễ bảo quản và có thể mang theo bất cứ nơi đâu rất tiện lợi. Điểm đặc biệt nhất là Kinder Optima cung cấp L-Lysine cùng 17 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa, sức đề kháng và phát triển cơ thể khỏe mạnh.
Qua bài viết trên đây, Doppelherz hy vọng bố mẹ đã có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng trẻ biếng ăn theo giai đoạn sinh lý. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, các bạn nên xây dựng cho bé một chế độ ăn uống và sinh hoạt thật hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, kết hợp với sử dụng Kinder Optima. Nếu muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm siro ăn ngon Kinder Optima, bố mẹ hãy liên hệ ngay với Doppelherz theo số hotline: 18001770 nhé!
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN