Trẻ chậm mọc răng: Nguyên nhân, cách khắc phục như thế nào?

Trẻ chậm mọc răng: Nguyên nhân, cách khắc phục như thế nào?

Mọc răng sữa là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển quan trọng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mốc thời gian mọc răng ở mỗi trẻ sẽ không giống nhau hoàn toàn. Một số trẻ chậm mọc răng so với các bạn cùng chăng lứa khiến không ít bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng là gì? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Mọi người hãy theo dõi bài viết sau của Doppelherz để tìm hiểu câu trả lời nhé!

1. Trẻ mọc răng chậm nhất là mấy tháng?

Bé 9 tháng tuổi chưa mọc răng, bé 11 tháng tuổi chưa mọc răng có gọi là mọc răng muộn không? Đây chắc hẳn là vấn đề lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Quá trình mọc răng sữa của trẻ em thường kéo dài trong khoảng 2 năm, từ khi bé được 6 tháng tuổi đến 2 năm rưỡi để hoàn thiện với đầy đủ với tất cả các răng trong khuôn miệng. Có những trường hợp bé mọc răng rất sớm, nhưng cũng có trường hợp trẻ mọc răng muộn. Tuy nhiên, mọi người không cần quá lo lắng, bởi nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc cấu trúc răng khiến trẻ chậm mọc răng, thời gian chênh lệch cũng không quá 1 năm. Mọi người có thể theo dõi lịch mọc răng của trẻ dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Trẻ quấy khóc, dễ bị kích động, mệt mỏi, khó chịu.
  • Trẻ bị chảy nước dãi nhiều, nướu đỏ, có thể trẻ bị lở loét ở lợi.
  • Trẻ thường xuyên cắn, gặm nhấm đề vật, gặm ngón tay.
  • Trẻ bị sốt nhẹ, thông thường, trẻ bị sốt do mọc răng sẽ không quá 38 độ.
  • Trẻ không ăn uống được, sụt cân, quấy khóc.
Trẻ mọc răng chậm nhất là mấy tháng?
Trẻ mọc răng chậm nhất là mấy tháng?

2. Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng là gì?

Nếu sau khi trẻ được 13 tháng mà vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng thì có thể, trẻ bị chậm mọc răng. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng, cha mẹ có thể xem xét để có cách khắc phục kịp thời:

2.1. Do di truyền

Yếu tố di truyền có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ, bao gồm cả quá trình mọc răng. Nếu người thân hoặc những người có quan hệ gần gũi như: ông bà, cha mẹ đã từng mọc răng chậm thì rất có thể, trẻ sẽ thừa hưởng đặc điểm này. Cha mẹ có thể hỏi người thân trong gia đình xem có ai từng bị mọc răng chậm không, bởi trẻ có khả năng cao đã thừa hưởng đặc điểm di truyền này.

Bé chậm mọc răng do di truyền
Bé chậm mọc răng do di truyền

2.2. Do không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất

Nếu sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ chưa cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, trẻ có thể bị thiếu chất, dẫn đến mọc răng chậm. Có thể nói, dưỡng chất cung cấp cho trẻ trong những năm tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng. Bởi trong sữa mẹ và sữa công thức có chứa hàm lượng canxi, vitamin D cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của hệ xương và răng. Do đó, nếu mọi người cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức, hãy đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất để hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ nhé!

2.3. Do nhiễm khuẩn khoang miệng

Nếu trẻ bị viêm lợi, nhiễm khuẩn khoang miệng cũng có thể dẫn đến tình trạng răng mọc chậm. Vi khuẩn và nấm ngứa phát triển trong khoang miệng có thể khiến cho nướu và lợi của trẻ bị tổn thương, hậu quả là răng của trẻ không thể mọc lên được. Trẻ bị nhiễm khuẩn khoang miệng thì miệng sẽ có mùi hôi, trẻ bị đau miệng, thường xuyên quấy khóc, mọi người cần lưu ý để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.

Bé chậm mọc răng do nhiễm khuẩn khoang miệng
Bé chậm mọc răng do nhiễm khuẩn khoang miệng

2.4. Do thiếu canxi

Khi trẻ bị thiếu canxi sẽ khiến cho các mầm răng kém phát triển, không thể nhú dài ra được. Trong 6 tháng đầu, trẻ vẫn bú mẹ hoàn toàn, do đó, nếu người mẹ khi đang cho con bú mà kiêng khem quá mức sẽ dẫn đến tình trạng thiếu canxi để cung cấp cho trẻ, hậu quả là trẻ bị còi xương, chậm mọc răng.

2.5. Trẻ chậm mọc răng thiếu chất gì? Do thiếu vitamin D

Thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể không thể hấp thu canxi để xây dựng cấu trúc xương và răng. Do đó, thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân khiến trẻ em bị chậm mọc răng. Do đó, mọi người cần tìm cách cung cấp vitamin D để không ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi của cơ thể.

Nguyên nhân bé chậm mọc răng là gì?
Nguyên nhân bé chậm mọc răng là gì?

3. Cách khắc phục tình trạng trẻ chậm mọc răng là gì?

Trẻ mọc răng muộn có sao không? Khi trẻ bị mọc răng muộn thì điều đầu tiên mọi người cần làm là xem xét tình trạng sức khỏe của trẻ, từ đó, tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị chậm mọc răng để có giải pháp cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số cách cải thiện tình trạng trẻ chậm mọc răng, phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng:

  • Bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ: Cha mẹ cần bổ sung thêm 400IU vitamin D/ngày đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, hoặc bú sữa công thức dưới 600ml/ngày để dự phòng tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ. Một trong những sản phẩm giúp bổ sung vitamin D3 cho trẻ mọi người có thể sử dụng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Active D3 Drops đến từ thương hiệu Doppelherz của Đức. Sản phẩm giúp bổ sung 100 IU Vitamin D3 trong một giọt, hỗ trợ chuyển hóa và hấp thu canxi trong các trường hợp ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, hỗ trợ tăng cường đề kháng cho trẻ hiệu quả.
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ: Cha mẹ cần đảm bảo cân đối khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của trẻ, đặc biệt là sữa, các chế phẩm từ sữa, hải sản, rau xanh,… để tăng cường bổ sung canxi cho trẻ. Bên cạnh sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất chính, mọi người có thể cho trẻ sử dụng thêm phô mai hoặc sữa chua.
  • Ngoài ra, mọi người nên tạo điều kiện để cho trẻ ngủ đủ giấc, khuyến khích trẻ vận động để giúp trẻ ăn ngon miệng, tránh tình trạng suy dinh dưỡng, chậm mọc răng.
Cách khắc phục tình trạng trẻ chậm mọc răng là gì?
Cách khắc phục tình trạng trẻ chậm mọc răng là gì?

Trẻ chậm mọc răng mặc dù không quá nguy hiểm, tuy nhiên, để tránh những biến chứng về sau, cha mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu quá 12 tháng mà trẻ chưa mọc được cái răng nào. Ngoài ra, mọi người cũng nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt để hỗ trợ hệ xương răng của trẻ phát triển tốt hơn.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo