Trẻ em biếng ăn có rất nhiều biểu hiện khác nhau như ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, ăn ít hơn so với bình thường, không chịu ăn một số loại thức ăn hoặc từ chối ăn tất cả mọi thứ, chạy trốn khi đến bữa ăn,… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ để lại nhiều hậu quả nguy hiểm như còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ,… Vậy bố mẹ cần phải làm gì để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ? Cùng Doppelherz Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả trong bài viết bên dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em biếng ăn
Tình trạng biếng ăn ở trẻ bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Bố mẹ có thể tham khảo một vài lý do sau đây:
1.1. Phương pháp chăm sóc con chưa khoa học
– Bố mẹ nấu đi nấu lại một món ăn với tần suất quá dày.
– Cho con ăn không có giờ giấc cố định và mỗi hôm lại cho trẻ ăn một giờ khác nhau.
– Cho bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt ngay trước bữa ăn chính.
– Cho trẻ xem TV hoặc chơi trò chơi trong khi ăn khiến con không tập trung vào việc ăn uống.
1.2. Trẻ em biếng ăn suy dinh dưỡng do mắc bệnh lý
– Những thay đổi sinh lý trong quá trình trẻ phát triển như tập lẫy, tập ngồi, tập đứng, tập đi, mọc răng sữa,… cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến các bé trở nên biếng ăn.
– Sâu răng hoặc viêm loét vùng miệng,…. sẽ khiến con cảm thấy khó chịu, đau đớn, gây ra tình trạng chán ăn, lười ăn, thậm chí là bỏ ăn.
– Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn hệ tiêu hóa, thiếu men tiêu hóa nên khó tiêu, đầy bụng, hấp thụ thức ăn kém. Từ đó, bé sẽ không còn hứng thú khi ăn uống, gây ra tình trạng biếng ăn.
– Bé bị nhiễm ký sinh trùng hoặc viêm hô hấp,… thường ăn ít, chán ăn hoặc thậm chí là bỏ ăn vì không có cảm giác đói, thèm ăn.
– Bên cạnh đó, trẻ biếng ăn còn có thể là do sử dụng thuốc kháng sinh trong suốt một khoảng thời gian, uống vitamin A, D, sắt quá liều.
1.3. Trẻ em biếng ăn khó ngủ do yếu tố tâm lý
Một vài nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn do yếu tố tâm lý bố mẹ có thể tham khảo như sau:
– Người lớn thúc ép con ăn bằng cách quát mắng và la hét khiến bé cảm thấy sợ hãi thay vì động viên, cổ vũ trẻ.
– Bố mẹ cư xử lạnh nhạt nên con chống đối bằng cách không ăn.
– Cho trẻ ăn bằng cách đánh lừa hoặc dụ dỗ con.
1.4. Bé biếng ăn do yếu tố môi trường
Một nguyên nhân nữa khiến trẻ biếng ăn là do yếu tố môi trường. Việc đột ngột bị thay đổi môi trường sống hoặc xa bố mẹ, ông bà, bắt đầu đi nhà trẻ,… cũng có thể khiến con mắc phải chứng biếng ăn.
1.5. Trẻ em biếng ăn hay ngậm do yếu tố sinh học và bẩm sinh
Theo thống kê của các chuyên gia, có khoảng 5% trẻ biếng ăn do yếu tố bẩm sinh. Điều này có nghĩa là ngay từ khi sinh ra, con đã có biểu hiện biếng ăn, chỉ thích chơi, ngủ mà không bao giờ đòi ăn.
1.6. Bé biếng ăn là do thiếu vi chất dinh dưỡng
Trẻ biếng ăn là thiếu chất gì? Theo các chuyên gia, biếng ăn có thể là do bé thiếu kẽm, vitamin nhóm B, selen và axit amin Lysine,… Nếu không được bổ sung kịp thời những vi chất dinh dưỡng này, khả năng chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của con sẽ kém dần. Do đó, trẻ lúc nào cũng tỏ ra mệt mỏi và sức khỏe bị suy giảm.
Hiện nay, tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở các bé vẫn rất phổ biến. Đặc biệt là những trẻ sinh non, không được bú sữa mẹ hoặc mắc một số căn bệnh như nhiễm trùng, suy dinh dưỡng thể thấp còi,…
2. Giải đáp thắc mắc: Trẻ em biếng ăn phải làm sao?
Tùy vào nguyên nhân khiến bé mắc phải chứng biếng ăn mà bố mẹ có thể áp dụng những phương pháp khác nhau để cải thiện tình trạng này. Một số biện pháp các bạn có thể áp dụng cho con của mình là:
2.1. Bé bị biếng ăn do mắc bệnh lý
Nếu trẻ bị biếng ăn trong giai đoạn mắc bệnh lý nào đó, bố mẹ nên:
– Cho con thành nhiều bữa nhỏ và chế biến các món ăn ở dạng mềm, mùi vị thơm ngon, dễ tiêu hóa hơn để kích thích vị giác ở các bé.
– Chịu khó kiên nhẫn và dỗ dành con ăn nhiều hơn. Tuyệt đối không được ép trẻ ăn vì điều này sẽ khiến bé cảm thấy sợ hãi và chán ăn hơn.
– Cho con uống đủ nước, có thể là nước lọc hoặc nước trái cây, sữa,…
– Nên cho bé bổ sung các loại vitamin và khoáng chất trong giai đoạn này để cơ thể con mau chóng hồi phục, cũng như ăn ngon miệng hơn.
– Không nên cho thuốc vào trong thức ăn của trẻ bởi vì việc sợ uống thuốc sẽ khiến con sợ lây sang món ăn đó.
– Không nên lo lắng nếu con ăn ít trong thời kỳ này vì khi khỏi bệnh, trẻ sẽ ăn bù để nạp đủ năng lượng, cũng như phát triển bình thường.
2.2. Bé biếng ăn do một số nguyên nhân khác
Để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ do những nguyên nhân khác, bố mẹ có thể áp dụng cùng lúc nhiều phương pháp bên dưới đây, tùy theo tính cách và nhu cầu của từng bé:
– Điều chỉnh khẩu phần ăn sao cho có đủ có nhóm chất dinh dưỡng theo độ tuổi của con.
– Sắp xếp giờ ăn của trẻ thật khoa học và hợp lý. Thông thường, các bữa chính sẽ cách nhau khoảng 3 – 4 tiếng và bữa chính cách bữa phụ khoảng 2 tiếng.
– Chọn lựa và chế biến đồ ăn phù hợp với lứa tuổi của con. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên thường xuyên thay đổi và làm mới món ăn, cũng như lựa chọn những món ăn khiến trẻ cảm thấy hứng thú khi ăn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thay đổi thức ăn dần dần và xen kẽ thêm những món mà con thích để bé từ từ làm quen.
– Nếu trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn, các bạn nên cắt phản xạ đó của con bằng cách cho bé vui chơi để quên dần đi và không được ép trẻ ăn thêm. Hơn nữa, bố mẹ cũng phải hướng dẫn con từ từ làm quen với dụng cụ đựng đồ ăn và các món ăn mới.
– Tạo cho bé không khí ăn uống thoải mái và vui vẻ, cũng như nên cho con ngồi ăn cùng gia đình.
– Không nhồi nhét và thúc ép trẻ ăn hết khẩu phần ăn trong 1 bữa vì con có thể ăn bù sang bữa sau.
– Khuyến khích bé vui chơi và tham gia các hoạt động ngoài trời. Bởi vì khi vận động nhiều, con sẽ có cảm giác đói và ăn uống ngon miệng hơn. Từ đó cải thiện rõ rệt tình trạng biếng ăn ở trẻ.
3. Kinder Optima – Thực phẩm bổ sung giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
Ngoài việc áp dụng những biện pháp kích thích ăn ngon như trên, bố mẹ cũng có thể cho con sử dụng thêm Kinder Optima để cải thiện tầm vóc của trẻ. So với những sản phẩm cùng loại trên thị trường, Kinder Optima sở hữu những ưu điểm vượt trội như sau:
– Kinder Optima là siro ăn ngon thuốc về thương hiệu Doppelherz của Tập đoàn Queisser Pharma (Cộng hòa Liên bang Đức, từ năm 1897).
– Sản phẩm không chứa hormone tăng trưởng và không chứa Corticoid nên giúp trẻ phát triển trên nền tảng sinh lý cơ thể, không tăng cân ảo, không giữ nước.
– Hương cam giúp trẻ em dễ uống hơn.
– Kinder Optima được bào chế dưới dạng siro lỏng nên có thể dễ dàng điều chỉnh liều lượng theo cân nặng và độ tuổi của trẻ. Hoạt chất của sản phẩm này hấp thu nhanh hơn so với dạng thuốc rắn và không gây tổn thương răng, tắc nghẽn đường ruột.
– Công thức ưu việt, các vi chất dinh dưỡng được cung cấp với liều lượng phù hợp với sinh lý cơ thể của trẻ.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bố mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ em biếng ăn và giải pháp khắc phục hiệu quả. Nếu muốn được tư vấn thêm về cách chăm sóc con yêu và sản phẩm Kinder Optima, hãy liên hệ ngay với Doppelherz theo số hotline: 1800 1770.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN