"Triệu chứng mầm non" - Khi bé cứ tới lớp là ốm

“Triệu chứng mầm non” – Khi bé cứ tới lớp là ốm

Sốt dài ngày, quấy khóc, ho khản tiếng, đờm dãi, sổ mũi,… những triệu chứng trở thành nỗi ám ảnh mà bất kể bậc làm cha, làm mẹ cũng than phiền khi con trẻ bắt đầu tới lớp mẫu giáo. Những triệu chứng mầm non này không những ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ mà còn khiến cả gia đình khổ tâm tột độ.

Ông bà hoặc cha mẹ càng xót xa mỗi lúc thấy con, cháu mình khóc lóc, sợ đi học, bỏ bữa ăn và rồi lại dừng việc đi học có thể cả tháng hoặc sang năm sau. Chính điều đó phần nào làm chậm lại quá trình các con khám phá thế giới bên ngoài, tiếp thu vô vàn kỹ năng sống mới và phát triển tính độc lập ở môi trường trường lớp và tự tin gặp gỡ những bé khác cùng độ tuổi, hạn chế khả năng ngôn ngữ của con. Tới đây, chúng ta cũng thấy rõ tầm quan trọng của việc tới trường của bé. Nhưng làm thế nào để an tâm khi con tới trường, trước hết mỗi bà mẹ nên chuẩn bị tâm lý và nắm chắc các nguyên nhân để không bị ngợp trước tình trạng hay ốm vặt của con.

Triệu chứng mầm non - Trẻ cứ đến trường là ốm
Triệu chứng mầm non – Trẻ cứ đến trường là ốm

Triệu chứng mầm non – Nguyên nhân do đâu?

Đầu tiện, chúng ta đều biết cơ thể bé vô cùng nhạy cảm và đang trong quá trình hoàn thiện.

Trước thời gian tới trường, bé ở thời kỳ bú sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng thiết yếu cũng đồng thời là nguồn miễn dịch, và sự bao bọc của người nhà nên hiện tượng ốm vặt ít khi xảy ra, ít có mầm bệnh.

Còn giai đoạn tới trường, trẻ bước vào thời kỳ cai sữa mẹ để chuyển sang chế độ ăn dặm, lúc này hệ miễn dịch thụ động của mẹ được ngưng thay vào đó sẽ tiếp xúc với nhiều yếu tố bên ngoài hơn như đơn cử việc dùng chung đồ dùng cá nhân như chăn, gối hoặc dụng cụ, đồ chơi khiến trẻ có thể bị lây bệnh từ các bạn khác nếu như sức đề kháng yếu. Cơ thể nhạy cảm của bé biểu hiện rõ chỉ qua 2 tới 3 ngày đi học, xuất hiện tình trạng thay đổi tâm lý như cáu gắt, dễ giật mình, khóc đêm, la hét. Bỏ bữa ăn hoặc sụt cân, nôn hoặc buồn nôn, sốt, ho kèm đờm,…

Lớp mẫu giáo và nhà là hai môi trường sống khác nhau hoàn toàn vì vậy những triệu chứng này cũng không phải lạ khi thay đổi môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đây là nguy cơ hiện hữu dễ chuyển sang những bệnh lý cấp tính như viêm VA, viêm họng hạt, viêm phổi, chân tay miệng,…khiến nhiều bậc phụ huynh hết sức lưu tâm.

Kinh nghiệm chăm con chia sẻ bởi dược sĩ chuyên môn

Để nỗi ám ảnh về triệu chứng mầm non không còn tái diễn, sau đây là những kinh nghiệm vàng giúp các mẹ vững tâm hơn khi đưa con tới lớp:

Đồng hành và chia sẻ tâm lý cùng trẻ

Ngày đầu tiên đi học, con có thể sẽ rất vui, hào hứng do lúc này con được thay đổi môi trường mới hoặc chơi nhiều đồ chơi. Những ngày sau đó, trẻ sẽ nhận thấy “nhớ nhà” khi không có sự hiện diện của người thân và bắt đầu quấy khóc. Vì vậy, khoảng thời gian đầu con tới lớp thì bậc phụ huynh nên dành từ 5 tới 10 ngày để cùng con tập làm quen với trường lớp, cô giáo và các bé cùng lớp. Cùng con tập chơi và quan sát, hòa đồng vào các hoạt động xung quanh lớp học. Khi con đã hòa đồng cùng các bé trong lớp, phụ huynh nên giữ khoảng cách đủ xa để quan sát tâm lý của bé và tập cho con quen với việc không có ba mẹ bên cạnh.

Đồng hành và chia sẻ tâm lý cùng trẻ là biện pháp hữu hiệu giúp trẻ tập quen với việc xa nhà
Đồng hành và chia sẻ tâm lý cùng trẻ là biện pháp hữu hiệu giúp trẻ tập quen với việc xa nhà

Tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch của bé

Trường học là môi trường tập thể, rất lý tưởng cho nhiều nguồn bệnh truyền nhiễm lây lan. Việc tăng cường sức đề kháng cho bé nên bắt đầu từ trước thời điểm tới lớp khoảng 3-5 tháng để cơ thể bé có đủ thời gian tăng hệ miễn dịch. Quá trình bổ sung có thể nhiều cách thông qua chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, vận động.

Chế độ dinh dưỡng cần bổ sung các đa vi chất sau:

  • Chất đạm (protein) cung cấp nguyên liệu tổng hợp các tế bào bạch cầu và kháng thể được ví như những chiến binh trong cuộc chiến chống lại vi khuẩn và virus xâm nhập cơ thể. Protein xuất hiện nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, và các loại đậu, đỗ.
  • Vitamin và khoáng chất: Những thực vật tăng cường hệ miễn dịch sẽ chứa vitamin A và caroten ( khoai lang, bí ngô, cà rốt, đu đủ, xoài, bông cải/xúp-lơ…). Ăn nhiều hơn các loại rau xanh và hoa quả giàu vitamin C (cam, bưởi, ổi…), các loại thực phẩm chứa khoáng chất như nguyên tố kẽm (hàu, sò, lòng đỏ trứng, đậu, đỗ, hạt hạnh nhân,…). Ăn nhiều hơn thực phẩm nhiều khoáng chất selen (trứng, nấm, tôm, đậu đỗ, ngũ cốc, thịt heo, bò…). Ngoài ra, thực đơn cho bé nên xuất hiện nhiều món về cá và các loại hải sản, nên có mặt trong bữa ăn ít nhất 3 lần mỗi tuần. Vitamin A và Omega-3, kẽm trong nguồn gốc hải sản đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch đường hô hấp. Nếu bé phản kháng không muốn ăn các loại cá và hải sản vì vị tanh thì có thể dùng các sản phẩm siro omega-3 hoặc viên uống.
  • Lợi khuẩn là những vi khuẩn có lợi giúp tăng hệ miễn dịch đường ruột có trong cách loại men tiêu hóa hoặc sữa chua, có thể ăn 1 – 2 bữa phụ sữa chua ít đường.
  • Bổ sung nước hợp lý, đặc biệt là nước ấm: bé uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày.

Chế độ sinh hoạt

  • Đối với bé, cần khoảng 11-12 giờ/ngày dành cho thời gian ngủ. Ngoài thời gian ngủ ở trường (từ 1-2 tiếng), cha mẹ luôn đảm bảo ở nhà con sẽ ngủ xấp xỉ 9-11 tiếng. Điều này giúp cơ thể bé có thời gian được nghỉ ngơi và hồi phục sau một ngày tới lớp.
  • Hướng dẫn và nhắc nhở bé rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc các hoạt động ngoài trời.

Chế độ vận động

Hoạt động thể chất cần ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Vận động không chỉ giúp bé điều tiết mồ hôi, phát triển hệ cơ xương mà còn ăn ngủ tốt hơn, tăng cường sức đề kháng. Ngoài hoạt động vận động vui chơi ở trường thì ba mẹ có thể bổ sung thêm hoạt động đi bộ, đi xe thăng bằng… sau khi tan học về. Nếu thay đổi thời tiết hoặc giao mùa, nhà trường và ba mẹ nên thống nhất thời gian hoạt động ngoài trời của trẻ phù hợp.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ giảm ốm vặt ở trẻ

Ngoài ra, để nâng cao đề kháng, các cha mẹ cũng có thể lựa chọn sử dụng các loại sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé. Một gợi ý từ các dược sĩ chuyên môn của Doppelherz cho phụ huynh là sản phẩm Kinder Immune Syrup đến từ thương hiệu Doppelherz của Đức. Với thành phần bao gồm vitamin A, C, D3, E, kẽm và selen, Kinder Immune Doppelherz sẽ giúp tăng đề kháng cho bé, cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể trẻ, đồng thời giúp phục hồi và duy trì sức khỏe để bé chống lại mọi bệnh tật. Với hương dứa thơm ngon và dạng siro dễ sử dụng, sản phẩm thích hợp cho trẻ ở mọi lứa tuổi.

Kinder Immune Syrup - Tăng cường hệ miễn dịch cho bé yêu
Kinder Immune Syrup – Tăng cường hệ miễn dịch cho bé yêu

Hy vọng ba mẹ đã nắm rõ phương pháp phòng ngừa “triệu chứng mầm non” – dễ ốm vặt ở trẻ, giúp trẻ có tâm lý vui vẻ và cơ thể khoẻ mạnh để sẵn sàng và hào hứng mỗi khi đến trường.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo