Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ. Vậy trong thời gian cho con bú, làm thế nào để nhận biết trẻ đã bú đủ sữa mẹ? Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
3 CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ ĐÃ BÚ ĐỦ SỮA HAY CHƯA
Nắm tần suất và thời lượng cho trẻ bú
Để nắm được khối lượng trẻ đã ăn, các mẹ cần lưu ý về thời gian cho con bú trong ngày. Trong những ngày đầu tiên, trẻ cần được cho bú thường xuyên, tần suất lý tưởng là khoảng nửa tiếng một lần bởi hầu hết trẻ sơ sinh cần 10 -15 phút cho một cữ bú. Nếu bé bú quá lâu hoặc quá nhanh như trên 1 giờ hoặc dưới 10 phút thì có nghĩa là bé đã bú không đủ sữa mẹ.
Chú ý tới khối lượng tã
Thông thường, trong vài ngày đầu sau khi sinh, bé cần thay 1 – 2 chiếc tã mỗi ngày và số lượng có thể nhiều hơn theo thời gian. Ví dụ, đến ngày thứ 3, thứ 4 thì trẻ sơ sinh sẽ cần thay tới 5 – 6 chiếc tã cho một ngày. Chính vì vậy, nếu số lượng tã mà bé sử dụng mỗi ngày quá ít thì cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân xem bé có bú mẹ đủ hay không.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần quan sát màu nước tiểu của bé. Nếu nước tiểu của bé có màu vàng đậm, nặng mùi thì đây là dấu hiệu bé bú không đủ và mất nước.
Chú ý tới quá trình bé bú sữa mẹ
Trong quá trình cho bé bú sữa mẹ, nuốt là dấu hiệu tốt nhất thể hiện rằng trẻ đang uống sữa. Khi mới bắt đầu bé sẽ có tốc độ nhanh, sau đó là bú dài, chậm, nuốt đều đặn và hít thở sau mỗi lần bú, má của bé luôn tròn, không hóp. Đây là dấu hiệu chứng tỏ bé đã bú mẹ thành công.
Đặc biệt, sau khi bé bú, ngực của người mẹ sẽ có cảm thấy mềm hơn. Nếu mẹ không cảm thấy dấu hiệu đó thì có nghĩa là bé bú không hiệu quả.
5 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BÉ KHÔNG BÚ ĐỦ SỮA MẸ
Để nhận biết trẻ có bú đủ sữa mẹ hay không, cha mẹ có thể dựa vào cân nặng hoặc các dấu hiệu cơ thể khác của con. Để nắm rõ hơn những dấu hiệu giúp nhận biết trẻ không bú đủ sữa mẹ, hãy cùng Doppelherz tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Dấu hiệu chắc chắn
Một số dấu hiệu chắc chắn giúp ba mẹ nhận biết tình trạng bú sữa của con gồm:
- Trẻ tăng cân chậm: trong 6 tháng đầu tiên trẻ phải tăng từ 500gr trong một tháng trở lên, nếu dưới 500gr / tháng là dấu hiệu nhận biết trẻ không nhận đủ sữa mẹ.
- Nước tiểu cô đặc, nặng mùi, có màu vàng và đi tiểu ít (< 6 lần/ ngày). Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ dùng các loại đồ uống khác sữa mẹ thì trẻ có thể đi tiểu nhiều nên rất khó để xác định trẻ bú đủ hay không)
Dấu hiệu không chắc chắn
- Trẻ khóc thường xuyên, không thỏa mãn sau khi bú
- Các bữa bú quá gần nhau, kéo dài bữa bú
- Trẻ không chịu bú mẹ
- Trẻ đi ngoài phân ít, phân rắn hoặc xanh
- Nước tiểu ít, vàng đậm
- Sữa không về sau sinh, mẹ vắt không có sữa chảy ra
- Hai bầu vú mẹ không to lên khi mang thai
Khi gặp những dấu hiệu này, cha mẹ có thể sẽ bị nhầm lẫn với những dấu hiệu thường gặp của các vấn đề sức khoẻ khác mà trẻ em thường gặp. Chính vì vậy, để chắc chắn rằng trẻ chỉ không bú đủ sữa mẹ mà không phải mắc các bệnh lý khác, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện làm kiểm tra tổng quát.
Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và duy trì cho tới khi trẻ 2 tuổi. Tuy nhiên, đối với những mẹ có nguồn sữa thấp thì việc cho trẻ bú đủ sữa mẹ lại là một vấn đề không dễ.
Để giải quyết tình trạng trên, Doppelherz – thương hiệu đáng tin cậy trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe đến từ Đức với hơn 120 năm kinh nghiệm sản xuất và phân phối sản phẩm, đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm Lacta+ có sự kết hợp giữa các thảo dược có tác dụng lợi sữa như tiểu hồi hương, đại hồi, thì là cùng các vitamin nhóm B và các khoáng chất thiết yếu giúp hỗ trợ tăng tiết sữa và cải thiện dinh dưỡng cho nguồn sữa mẹ.
Trên đây là những dấu hiệu giúp nhận biết khi trẻ bú đủ sữa mẹ mà Doppelherz đã tổng hợp dành cho các bậc cha mẹ. Để có đủ nguồn sữa dinh dưỡng cho con bú, người mẹ cần chú ý tới việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày sau sinh. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo bài viết Mẹ đã biết cách gọi sữa về sau khi mất sữa chưa? của Doppelherz nhé.
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
BỔ SUNG VITAMIN CHO TRẺ BIẾNG ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
10 BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM BỐ MẸ CẦN LƯU Ý
DẤU HIỆU THIẾU CANXI Ở TRẺ