Rối loạn tăng động giảm chú ý được xem như một dạng rối loạn phát triển thần kinh, ảnh hưởng đến khoảng 5-15% trẻ trong độ tuổi đi học. Vậy rối loạn tăng động giảm chú ý là gì? Triệu chứng như thế nào? Cách điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cho trẻ là gì? Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một tình trạng sức khỏe tâm thần có thể gây ra các hành vi hiếu động thái quá, hấp tấp và bốc đồng ở mức độ bất thường. Trẻ bị ADHD có thể gặp khó khăn khi cần tập trung vào một nhiệm vụ hoặc ngồi yên trong thời gian dài.
ADHD gây rối loạn chức năng ở một hoặc các điều sau: Khả năng chú ý, trí nhớ, nhận thức, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tương tác xã hội.
Triệu chứng của ADHD
Các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý có thể được chia thành 2 loại: Giảm chú ý và tăng động. Tùy từng trường hợp mà trẻ mắc ADHD chỉ gặp phải 1 trong 2 hoặc cả 2 vấn đề này. Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu chi tiết từng triệu chứng ngay sau đây nhé.
Triệu chứng giảm chú ý ở trẻ
Các dấu hiệu chính thể hiện trẻ không tập trung, khó tập trung có thể kể đến như:
- Dễ bị phân tâm
- Hay quên các hoạt động hàng ngày hoặc dễ mất đồ
- Không tuân theo hướng dẫn
- Khó khăn trong việc duy trì sự chú ý
- Không thích các nhiệm vụ đòi hỏi phải sự tập trung trong một khoảng thời gian dài

Triệu chứng tăng động ở trẻ
Trẻ tăng động thường mắc phải một trong những dấu hiệu sau đây:
- Thường xuyên bồn chồn tay chân, bối rối
- Cảm thấy khó ngồi yên một chỗ, thường bỏ vị trí trong lớp học hoặc những nơi khác
- Thường nói nhiều, không tập trung vào nhiệm vụ
- Thường buột miệng trả lời mà không chờ hết câu hỏi
- Thường làm gián đoạn hoặc xen ngang vào người khác
Triệu chứng kết hợp cả tăng động và giảm chú ý
Những người mắc chứng ADHD kết hợp có cả triệu chứng thiếu tập trung và hiếu động, không có khả năng chú ý, xu hướng bốc đồng và mức độ hoạt động trên mức trung bình.

Chẩn đoán ADHD
Dựa trên tiêu chuẩn DSM-5, việc chẩn đoán chứng rối loạn tăng động giảm chú ý bao gồm 9 triệu chứng và dấu hiệu của giảm chú ý và của tăng động. Chẩn đoán bằng các tiêu chí này cần có ≥ 6 triệu chứng và dấu hiệu từ một hoặc từng nhóm.
Ngoài ra, các triệu chứng cần phải:
- Thường xuyên tồn tại ít nhất 6 tháng
- Các triệu chứng và dấu hiệu xuất hiện rõ ràng nhưng không đúng với lứa tuổi của trẻ
- Xảy ra trong ít nhất 2 trường hợp (ví dụ: nhà riêng và trường học)
- Xuất hiện trước 12 tuổi (ít nhất một vài triệu chứng)
- Gây trở ngại với các hoạt động khi ở nhà, trường học hoặc nơi làm việc
Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các nguyên nhân tiềm ẩn của ADHD có thể bao gồm: Yếu tố di truyền, yếu tố thần kinh, môi trường, sinh hóa, vận động nhạy cảm, sinh lý và hành vi.
Một số yếu tố nguy cơ có thể kể đến như: Trẻ sinh non nhẹ cân, cân nặng lúc sinh dưới 1500g, chấn thương đầu, thiếu sắt, hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động của mẹ khi mang thai.

Điều trị ADHD
Phương pháp điều trị ADHD thường bao gồm các liệu pháp hành vi, thuốc hoặc cả hai. Bên cạnh các phương pháp này, hiện nay việc áp dụng các biện pháp tự nhiên đã được đề xuất để giúp cải thiện chứng ADHD. Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Liệu pháp hành vi
Liệu pháp hành vi cần xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi để giảm thiểu tác động. Mục tiêu của liệu pháp này là giúp trẻ học cách theo dõi và quản lý hành vi. Chẳng hạn như trẻ khó tập trung, hay nhìn ra ngoài khi ngồi học gần cửa sổ thì tránh để trẻ ngồi gần cửa sổ.
Bên cạnh đó cần áp dụng các liệu pháp tâm lý hoặc liệu pháp nói chuyện, có thể thảo luận cùng con về việc ADHD ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào và những cách giúp quản lý nó.

Liệu pháp dùng thuốc
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu chỉ có liệu pháp hành vi thì hiệu quả sẽ ít hơn khi kết hợp với các điều trị bằng thuốc. Thuốc điều trị ADHD giúp tác động đến các chất hóa học trong não, cho phép kiểm soát tối đa tình trạng tăng động, bốc đồng.
Có 2 loại thuốc điều trị chính là thuốc kích thích thần kinh trung ương (Thuốc hướng thần) và thuốc không kích thích (Thuốc không hướng thần).
Thuốc kích thích thần kinh trung ương (Thuốc hướng thần).
Việc sử dụng các loại thuốc kích thích thần kinh trung ương như amphetamin hay destroamphetamine cũng là cách điều trị phổ biến nhất. Những chất này giúp làm giảm chứng hiếu động thái quá và cải thiện khả năng chú ý, giúp tập trung tốt hơn.
Tuy nhiên, người sử dụng cũng có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn như: Rối loạn giấc ngủ (Mất ngủ), đau đầu, đau dạ dày, giảm sự thèm ăn, tăng nhịp tim và huyết áp,…
Thuốc không kích thích thần kinh trung ương (Thuốc không hướng thần)
Bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc không kích thích thần kinh trung ương khi thuốc kích thích thần kinh trung ương không có tác dụng đối với chứng ADHD hoặc gây ra tác dụng phụ khó kiểm soát.
Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể gặp phải ở trẻ khi dùng thuốc có thể kể đến như buồn nôn, cáu gắt, nóng nảy,…
Liệu pháp tự nhiên
Bên cạnh việc dùng thuốc, một số biện pháp khắc phục đã được đề xuất để giúp cải thiện các triệu chứng ADHD ở trẻ như:
- Cho trẻ hoạt động thể chất ít nhất 60 phút mỗi ngày
- Ngủ đủ 8 tiếng/ngày
- Giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của trẻ
- Xây dựng một chế độ ăn uống bổ dưỡng, cân bằng
Cùng với đó, việc bổ sung omega-3 trong chế độ ăn uống giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Doppelherz Kinder Omega – 3 Syrup
Để bổ sung omega – 3 cho trẻ, ba mẹ cũng có thể tham khảo sản phẩm Kinder Omega – 3 Syrup đến từ thương hiệu Doppelherz – số 1 tại Đức chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ.
Omega – 3 trong sản phẩm Kinder Omega – 3 syrup được chiết xuất từ cá biển sâu tự nhiên với hàm lượng DHA và EPA cao. Đồng thời, sản phẩm còn được áp dụng công nghệ Power-lock giúp bảo toàn hoạt tính của omega – 3 và khử mùi tanh của cá, giúp trẻ dễ dàng sử dụng.
Kinder Omega-3 syrup bổ sung omega-3 chiết xuất từ cá biển sâu tự nhiên hỗ trợ giảm chứng ADHDTrên đây là tổng hợp những kiến thức cần thiêt về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ. Việc nắm rõ các dấu hiệu, triệu chứng của con giúp cha mẹ kết hợp cân bằng các liệu pháp và áp dụng phù hợp với từng tình trạng của trẻ. Để tìm hiểu thêm về cách bổ sung Omega – 3 cho trẻ, các bậc cha mẹ có thể tham khảo thêm bài viết “Bổ sung liều lượng Omega 3 cho trẻ em theo từng giai đoạn” của Doppelherz nhé.
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả