Trẻ mọc răng muộn là vấn đề nhiều bậc phụ huynh quan tâm và lo lắng. Câu hỏi thường được đặt ra là liệu trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi không và mọc răng chậm có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ của con không. Cùng Doppelherz tìm hiểu câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Quá trình mọc răng tự nhiên của trẻ
Trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi? Thông thường, sau 6 tháng kể từ khi chào đời, trẻ sẽ mọc chiếc răng cửa đầu tiên. Trong vòng sáu tháng tiếp theo, trẻ sẽ có tổng cộng khoảng 6 răng và khi đủ 2 tuổi sẽ hoàn thiện việc mọc răng sữa gồm 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới.

Tuỳ thuộc thể trạng sức khoẻ và thể trạng phát triển của mỗi bé mà thời gian mọc răng cũng khác nhau. Tuy nhiên nếu trẻ mọc răng trong trong một năm đầu đời thì vẫn được coi là bình thường. Thời gian cụ thể như sau:
- 5 – 8 tháng: mọc 4 răng cửa giữa mỗi hàm trên và hàm dưới
- 7 – 10 tháng: mọc 4 răng cửa bên
- 12 – 16 tháng: mọc 4 răng hàm đầu tiên
- 14 – 20 tháng: mọc 4 răng nanh
- 20 – 23 tháng: mọc 4 răng hàm thứ 2
Phụ huynh có thể dựa vào các đặc điểm dưới đây để nhận biết con mình sắp mọc răng:
- Chảy nhiều nước dãi do kích thích từ quá trình mọc răng.
- Nổi mẩn đỏ ở cằm, cổ do nước dãi tiếp xúc nhiều với da.
- Thích nhai, cắn đồ vật do mầm răng mọc khiến trẻ khó chịu.
2. Trẻ chậm mọc răng là thế nào?
Theo các chuyên gia, bác sĩ cho biết, mọc răng sữa muộn được cho là tình trạng trẻ chậm mọc răng. Thông thường trẻ sẽ bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi, đến khoảng 2,5 tuổi thì có tất cả 20 chiếc răng hàm. Vì vậy, nếu sau 12 tháng mà bé vẫn chưa mọc răng sữa thì tức là bé đang mọc răng muộn.
Đối với trẻ chỉ bị chậm mọc răng nhưng vẫn phát triển thể chất một cách bình thường thì rất có thể nguyên nhân răng mọc muộn là do tâm sinh lý của trẻ. Nếu trẻ chậm mọc răng kèm theo biểu hiện chậm lớn và chậm tăng cân, rối loạn giấc ngủ, đổ mồ hôi đêm… thì nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng có thể là do chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa hợp lý, khoa học dẫn đến thiếu hoặc thừa chất.

Tuy nhiên, nếu sau 12 tháng mà trẻ vẫn chưa mọc răng chứng tỏ trẻ chậm mọc răng, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và can thiệp kịp thời.
3. Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng
Quá trình mọc răng được nói đến như trên chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế thời gian mọc răng của mỗi bé là khác nhau. Trẻ mọc răng chậm chỉ khi đủ 13 tháng mà chưa có bất kì răng nào trên cung hàm.
Trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi không? Trong quá trình mọc răng, canxi là một dưỡng vô cùng quan trọng. Thiếu canxi làm mầm răng yếu, kém phát triển và thực tế đây hoàn toàn có thể là nguyên nhân trẻ chậm mọc răng. Tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố khác làm răng mọc chậm hơn so với bình thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Yếu tố di truyền: Mọc răng chậm có thể do di truyền từ đặc điểm gia đình. Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình từng mọc răng chậm thì bé cũng có khả năng gặp tình trạng này
- Sự phát triển của trẻ trong thời gian mẹ mang thai, sinh nở: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trẻ em khi được sinh ra bị thiếu tháng hay thiếu cân có khả năng bị mọc răng chậm hơn thông thường. Nếu trẻ gặp phải các bất thường này, phụ huynh cần chú ý bổ sung dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình mọc răng của con diễn ra bình thường.
- Nhiễm khuẩn khoang miệng: Các loại vi khuẩn và nấm tích tụ gây viêm nướu và tổn thương khoang miệng. Ngoài việc là nguyên nhân khiến trẻ mọc răng muộn, tình trạng nhiễm khuẩn còn gây hôi miệng, đau đớn, khó chịu, quấy khóc.
- Bẩm sinh: Bé chậm mọc răng có thể do yếu tổ bẩm sinh mà không do bất kì nguyên nhân nào khác.

3.2. Nguyên nhân khách quan
- Suy giáp: Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả như mọc răng chậm, chậm nói, chậm đi, thừa cân,… gây ảnh hưởng sức khoẻ. Do đó trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị.
- Thiếu vitamin D: Không bổ sung đủ vitamin D khiến canxi không được tổng hợp để xây dựng cấu trúc xương răng dẫn tới răng mọc chậm. Phụ huynh cần chú ý bổ sung vitamin D cho trẻ qua việc cho bé tiếp xúc với ánh nắng hoặc tăng cường các thực phẩm: cá, nấm, sữa nguyên kem, phomai, tôm,… trong thực đơn hàng ngày.
- Thiếu hụt MK7: MK7 có nhiệm vụ đưa canxi đến xương và răng góp phần làm chắc khoẻ răng miệng. Nếu trẻ được bổ sung đủ vitamin D và canxi nhưng thiếu hụt MK7 thì hiệu quả tổng hợp canxi tạo xương, răng chỉ đạt 30%..
- Hấp thụ lượng photpho quá mức: Việc cơ thể trẻ hấp thụ quá nhiều photpho sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi dẫn làm mầm răng yếu đi và không thể mọc khỏi nướu.
- Mắc một số bệnh lý: Trẻ mắc hội chứng Down hoặc có vấn đề về tuyến yên thường có xu hướng mọc răng chậm hơn so với trẻ phát triển bình thường.
4. Trẻ mọc răng chậm có ảnh hưởng gì không?
Nhiều người thường thắc mắc Trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi và liệu trẻ mọc răng chậm có sao không. Trên thực tế, mọc răng chậm là vấn đề không quá nghiêm trọng nhưng phụ huynh cũng không nên chủ quan.

Tình trạng này kéo dài sẽ gây một vài biến chứng đáng ngại như:
- Răng sữa mọc chậm làm trì hoãn quá trình mọc răng vĩnh viễn.
- Răng sữa mọc đồng thời với răng vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ (răng mọc chen chúc, khấp khểnh,…), khó vệ sinh răng miệng.
- Viêm, nhiễm khuẩn do răng nằm sâu dưới nướu hoàn toàn hoặc một phần khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn.
- Sâu răng vĩnh viễn, ảnh hưởng tới nhiều răng xung quanh kể cả khi răng còn nằm dưới nướu.
5. Trẻ mọc răng chậm phải làm sao?
Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng bằng cách chú ý những vấn đề sau đây.
5.1. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt của trẻ
Phụ huynh cần chú ý rèn luyện cho trẻ những thói quen sinh hoạt lành mạnh, có lợi cho quá trình phát triển răng miệng như:
- Bổ sung dưỡng chất tốt cho sự hình thành và phát triển xương, răng như: canxi, vitamin D, MK7, ưu tiên sử dụng canxi nano do khả năng hấp thụ gấp 200 lần canxi thường.
- Tắm nắng vào buổi sáng khoảng 15 – 30 phút khi bình minh, duy trì thói quen từ khi trẻ 1 tháng tuổi đến lúc biết đi.
5.2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Phụ huynh nên chú ý đến thành phần và các yếu tố dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn như sau:
- Tăng cường bổ sung các loại sữa và các sản phẩm từ sữa, các thực phẩm giàu vitamin D, canxi, chất béo,…
- Dinh dưỡng đầy đủ, thực đơn cân bằng các chất đường, tinh bột, đạm, chất béo.
- Bổ sung vitamin từ các loại hoa quả tươi/ nước ép/ sinh tố cho trẻ.
- Ăn uống theo thời gian biểu khoa học, phân bữa rõ ràng, tránh ăn vặt.

5.3. Kiểm tra sức khoẻ răng miệng định kỳ
Khi tình trạng trẻ mọc răng chậm kéo dài lâu quá 12 tháng, phụ huynh nên đưa con em đến trung tâm y tế hoặc phòng khám nha khoa uy tín để thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên đưa trẻ đi khám răng miệng 6 tháng 1 lần.
5.4. Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ
Kể cả khi trẻ chưa mọc răng, phụ huynh vẫn cần chú ý vệ sinh khoang miệng bằng các dụng cụ chuyên dụng, lau nhẹ bằng khăn mềm hoặc cho trẻ uống nước lọc nếu đủ tháng.

Trên đây là những thông tin giải đáp những thắc mắc về câu hỏi “Trẻ chậm mọc răng có phải thiếu canxi?”, quá trình mọc răng thông thường ở trẻ cũng như nguyên nhân bé chậm mọc răng. Bạn có thể tham khảo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Active D3 Drops giúp bé hấp thụ canxi tốt hơn, hạn chế tình trạng mọc răng chậm. Hy vọng bài viết đã giúp nhiều bậc phụ huynh có thêm kiến thức về việc trẻ mọc răng chậm và tìm ra cách khắc phục tình trạng trên cho con yêu của mình.
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả