Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển bình thường của cơ thể. Tình trạng suy dinh dưỡng thường xảy ra ở trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi, bởi đây là giai đoạn trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao, miễn dịch yếu nên rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.
1. Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì?
Suy dinh dưỡng là vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ em, xảy ra khi chế độ ăn uống không bổ sung đủ dưỡng chất thiếu yếu hoặc cơ thể gặp vấn đề khi hấp thu chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm. Những nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em phải kể đến như:
- Trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ đầy đủ, ăn dặm quá sớm khi cơ quan tiêu hóa chưa được phát triển hoàn thiện (Cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi).
- Trẻ bị các vấn đề về hệ tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,… dẫn đến khả năng hấp thu dưỡng chất kém.
- Cơ thể trẻ thường xuyên mắc bệnh lý nhiễm trùng như: tiêu chảy, giun sán, viêm họng, viêm phổi,… và cần sử dụng thuốc để tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh. Các loại thuốc này cũng sẽ tiêu diệt những lợi khuẩn trong đường ruột, làm giảm quá trình lên men thức ăn khiến trẻ bị tiêu hóa, hấp thu kém, gây ra tình trạng biếng ăn chậm lớn.
- Trẻ bị các vấn đề về tâm lý khi người lớn có hành động bắt ép trẻ ăn quá mức, khiến trẻ nảy sinh tâm lý sợ hãi, lâu dẫn sẽ bị bệnh chán ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng thấp còi.
2. Cảnh bảo những dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng, cha mẹ cần lưu ý
Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị suy dinh dưỡng, tuy nhiên, thường gặp nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ không nhận được đủ năng lượng để có thể hoạt động và phát triển thể chất, trí tuệ. Do đó, cha mẹ cần nhận biết sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời để giúp trẻ phát triển toàn diện, không bị thấp bé so với lứa tuổi.
2.1. Trẻ không phát triển chiều cao, không tăng cân
Cân nặng và chiều cao là hai tiêu chí đầu tiên để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ. Mọi người có thể dựa vào bảng chiều cao cân nặng chuẩn để theo dõi trẻ có bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển hay không. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, số đo chiều cao và cân nặng dường như sẽ đứng im trong vòng 3 tháng. Bên cạnh đó, nếu cân nặng của trẻ thấp hơn -2SD so với cân nặng tiêu chuẩn, trẻ có chiều cao nhỏ hơn -2SD so với chiều cao tiêu chuẩn thì khả năng cao trẻ đã bị suy dinh dưỡng.
2.2. Trẻ biếng ăn, không hào hứng với những bữa ăn
Trẻ nhỏ tỏ ra chán nản, trốn tránh mỗi khi đến bữa ăn, thậm chí còn nôn ói khi ăn, chỉ ăn một vài thực phẩm quen thuộc, không muốn thử món ăn mới, thời gian mỗi bữa ăn kéo dài trên 30 phút,… Đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị biếng ăn, kéo theo nguy cơ suy dinh dưỡng cao.
2.3. Em bé suy dinh dưỡng có dấu hiệu mệt mỏi, xanh xao
Một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị suy dinh dưỡng là trẻ bị mệt mỏi, xanh xao, kém năng động. Bên cạnh đó, tình trạng suy dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, tức giận khi nói chuyện với mọi người.
2.4. Trẻ chậm phát triển vận động
Tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, trẻ sẽ đạt được những mốc vận động tương tự. Do đó, nếu trẻ bị chậm phát triển vận động cũng là dấu hiệu cảnh báo trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi.
3. Gợi ý cách cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em
Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Không chỉ vậy, suy dinh dưỡng còn khiến hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp, tiêu hóa,… Vì vậy, khi phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ cần tìm biện pháp khắc phục kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ của trẻ.
- Đối với trẻ sơ sinh, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, bởi sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất tối ưu, cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ trẻ tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Bên cạnh đó, nuôi con bằng sữa mẹ có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tình trạng thừa cân, béo phì,…
- Sau 6 tháng chào đời, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, thực đơn cho trẻ trong giai đoạn này phải đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng như: chất tinh bột, protein, chất béo, vitamin và chất xơ,… Có như vậy mới đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho trẻ hoạt động và phát triển thể chất, trí tuệ.
Gợi ý cách cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em
- Với trẻ đã lớn hơn có hệ tiêu hóa vững vàng, quen dần với việc hấp thu những món ăn khác nhau thì nên tăng cường bổ sung dưỡng chất qua chế độ ăn uống hàng ngày. Cha mẹ hãy cho trẻ ăn nhiều món ăn, đa dạng về thực phẩm để giúp con hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng.
- Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn chính và phụ, như vậy sẽ giúp trẻ không cảm thấy bị căng thẳng, áp lực khi bị ép ăn quá nhiều trong một bữa ăn.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất, tập luyện các môn thể thao như: bơi lội, bóng đá, cầu lông, đá cầu,… Bởi qua những hoạt động thể chất này sẽ giúp cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn, tăng cường trao đổi chất, kích thích trẻ ăn ngon miệng, hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
- Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, mọi người có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima đến từ thương hiệu Doppelherz của Đức. Với liều lượng dưỡng chất được tính toán tối ưu, bổ sung siro Kinder Optima cho trẻ giúp cung cấp L-lysine, các vitamin và khoáng chất giúp trẻ ăn ngon, hỗ trợ tiêu hóa; hỗ trợ đề kháng, nâng cao sức khỏe. Sản phẩm thích hợp sử dụng cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, kém hấp thu, trẻ đang trong giai đoạn phát triển hoặc thời kỳ dưỡng bệnh cần bổ sung vitamin và khoáng chất.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima cung cấp L-lysine, các vitamin và khoáng chất giúp trẻ ăn ngon, hỗ trợ tiêu hóa
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ hơn nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em. Việc cải thiện suy dinh dưỡng cho trẻ có thể diễn ra trong thời gian dài, vì vậy, cha mẹ hãy bình tĩnh, kiên trì bổ sung dưỡng chất cho trẻ để giúp con ăn ngon miệng hơn, phát triển toàn diện theo từng lứa tuổi,. Để cập nhật thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cha mẹ hãy truy cập website của Doppelherz thường xuyên hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất!
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Chăm sóc hệ miễn dịch non nớt: Chìa khóa bảo vệ con vững vàng
Hiểu đúng về khoảng trống miễn dịch để bảo vệ bé yêu khỏe mạnh
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ