Acid folic là một dưỡng chất vô cùng quan trọng với sức khỏe của phụ nữ có thai và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Do đó, việc bổ sung acid folic trước và trong khi mang thai là rất cần thiết. Tuy nhiên, chị em có biết nên bổ sung acid folic bằng cách nào và nhu cầu acid folic cho bà bầu bao nhiêu là đủ hay chưa? Mời chị em cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của Doppelherz.
1. Vì sao các bà bầu cần phải bổ sung acid folic?
Acid folic là vi chất dinh dưỡng đặc biệt cần thiết cho những người phụ nữ chuẩn bị mang thai và đang trong quá trình mang thai. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, trong khoảng thời gian trước và sau khi thụ thai, bà bầu cần phải bổ sung đầy đủ acid folic để thai nhi phát triển toàn diện. Tránh những biến cố bào thai hoặc các căn bệnh bẩm sinh nguy hiểm cho thai nhi mà các bạn không thể ngờ đến.
Trong thời gian mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi nhanh chóng, tử cung đang mở rộng và thai nhi đang phát triển với tốc độ nhanh. Thế nhưng, nếu bà bầu chỉ bổ sung acid folic bằng các loại thực phẩm thì sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Do đó, trong giai đoạn này, các bác sĩ chuyên khoa thường khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung acid folic với hàm lượng phù hợp.
Bổ sung đầy đủ acid folic cho bà bầu sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh, nứt đốt sống, khuyết tật về ống thần kinh, thiếu máu não. Đây là những dị tật làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của thai nhi.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu thiếu hụt acid folic, thai nhi còn có nguy cơ bị thiếu một phần não vì một phần lớn của hộp sọ, bộ não và da đầu bị thiếu. Không chỉ vậy, acid folic còn giúp ngăn ngừa một số căn bệnh thiếu máu và giúp quá trình tạo hồng cầu diễn ra bình thường.
Hơn nữa, acid folic còn rất quan trọng với sức khỏe của mẹ bầu, giúp làm giảm nguy cơ sinh non, sảy thai và thiếu máu. Sự hình thành của những tế bào hồng cầu còn phụ thuộc vào mức độ lành mạnh của hàm lượng acid folic trong máu của người phụ nữ mang thai.
Việc thiếu hụt acid folic sẽ làm chậm quá trình phân chia tế bào và tổng hợp ADN, ảnh hưởng tới những khu vực có sự tái tạo tế bào nhanh như ở tủy xương. Bên cạnh đó, thiếu axit folic còn làm chậm sự tổng hợp ADN, tạo ra những tế bào hồng cầu lớn ở trong máu, còn được gọi là hồng cầu to, gây ra tình trạng thiếu hồng cầu bình thường và căn bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu to.
Bởi vì ống thần kinh của em bé trong bụng mẹ được hình thành trong 4 tuần đầu tiên của thai kỳ. Do đó, việc bổ sung acid folic cần phải được thực hiện ngay khi có ý định mang thai và kéo dài trong suốt cả thai kỳ đến khi cho con bú. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, bổ sung acid folic cho bà bầu giúp làm giảm khoảng 50 – 70% những dị tật do khiếm khuyết ống thần kinh gây ra.
2. Nên bổ sung acid folic cho bà bầu trước khi mang thai bao lâu?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những chị em uống viên bổ sung acid folic trước khi mang bầu 1 năm theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ sẽ giảm thiểu được nguy cơ sinh non so với những người phụ nữ khác. Khi acid folic hấp thu vào cơ thể sẽ kích thích sản xuất các tế bào mới khỏe mạnh.
Việc sử dụng acid folic trước và trong thời gian mang thai sẽ giúp ngăn ngừa những khiếm khuyết ở ống thần kinh của thai nhi và làm giảm thiểu các nguy cơ như chậm phát triển về trí tuệ, liệt não, mắc bệnh phổi mạn tính.
3. Nhu cầu acid folic cho bà bầu trong thai kỳ
Mặc dù việc bổ sung acid folic là không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu, nhưng không vì thế mà các bạn lại sử dụng quá liều. Một hàm lượng lớn acid folic dư thừa trong cơ thể sẽ gây ra tác hại xấu cho sức khỏe.
Sự tăng trưởng mau chóng của những tế bào mới dễ dẫn tới thoái hóa tủy sống. Đặc biệt là với những người có khối u, uống nhiều acid folic sẽ làm có khối u phát triển mau hơn. Cách khắc phục nhanh nhất lúc này là uống nhiều nước để đào thải bớt hàm lượng acid folic dư thừa ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu.
Tùy theo thể trạng của mỗi mẹ bầu, bác sĩ sẽ kê hàm lượng acid folic phù hợp. Theo khuyến cáo chung là như sau:
– Nhu cầu acid folic cho những người phụ nữ đang chuẩn bị mang thai là 400mcg/ ngày.
– Nhu cầu acid cho bà bầu từ tháng thứ 3 đến thứ 9 là 600mcg/ ngày.
– Nhu cầu acid folic cho những người phụ nữ đang cho con bú là 500mcg/ ngày.
Trong trường hợp có con bị dị tật bẩm sinh như thiếu một phần não hoặc nứt đốt sống và dự định sinh thêm em bé, các mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung acid folic. Bởi vì những trường hợp này thường phải sử dụng acid folic liều cao.
4. Cách bổ sung acid folic cho bà bầu an toàn và hiệu quả
Những phương pháp bổ sung acid folic cho mẹ bầu hiệu quả và an toàn là:
4.1. Tăng cường chế độ ăn uống giàu acid folic
Ngay từ khi có ý định mang bầu, chị em nên ăn những loại thực phẩm giàu acid folic như trứng, thịt bò, gan, hải sản,… Đồng thời, các bạn cũng nên ăn những loại rau xanh đậm và họ đậu như nấm, súp lơ xanh, đậu lăng, đậu nành, khoai tây, nho khô, rau xanh, củ cải,… Đặc biệt, các mẹ bầu nên bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C như chanh, cam, bơ, bưởi,… giúp tăng khả năng hấp thu sắt và acid folic. Điểm đặc biệt là bơ chứa nhiều chất béo Omega 3 tốt cho trí não của bé và tim mạch của mẹ.
Mặc dù acid folic có nhiều trong các loại thực phẩm, nhưng trong quá trình nấu hoặc chế biến thức ăn, tỷ lệ mất chất dinh dưỡng này có thể dao động từ 50 – 90%. Có khi mất đến 100% khi nấu ở nhiệt độ cao với nhiều nước. Do đó, khi chế biến thức ăn, mẹ bầu không nên ngâm và rửa, hoặc nấu quá lâu để tránh làm thất thoát vi chất dinh dưỡng này trong thực phẩm.
4.2. Bổ sung thêm viên uống chứa acid folic theo chỉ định của bác sĩ
Có thể nguồn thực phẩm chưa cung cấp đủ nhu cầu acid folic cho bà bầu nên các bạn hãy sử dụng thêm viên uống bổ sung acid folic và sắt. Trong số những viên uống cho bà bầu tốt nhất trên thị trường hiện nay, Vital Pregna được các bác sĩ tại bệnh viện lớn đánh giá rất cao về chất lượng và khuyên dùng. Hơn nữa, hàng triệu mẹ bầu đã tin tưởng sử dụng và đưa ra những phản hồi rất tốt về sản phẩm này.
5. Những điều bà bầu cần phải lưu ý khi bổ sung acid folic
– Không uống viên bổ sung acid folic cùng với cafe, trà và rượu bia vì sẽ làm giảm hấp thu sắt. Thời gian uống viên bổ sung acid folic tốt nhất là sau bữa ăn chính.
– Không nên uống acid folic vào buổi tối vì có thể gây ra tình trạng khó ngủ.
– Để giúp sắt và những vi chất dinh dưỡng hấp thu tốt nhất, mẹ bầu nên uống viên bổ sung acid folic kết hợp với nước trái cây giàu vitamin C, nước cam.
– Tác dụng phụ khi sử dụng viên uống bổ sung acid folic là có thể gây ra tình trạng táo bón. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau củ, trái cây và uống nhiều nước để phòng tình trạng táo bón khi mang thai.
Qua bài viết trên đây, Doppelherz hy vọng mọi người đã hiểu rõ về nhu cầu acid folic cho bà bầu. Nếu muốn tìm hiểu thêm về thực phẩm chức năng Vital Pregna cho phụ nữ mang thai, chị em hãy liên hệ ngay với Doppelherz theo số hotline: 18001770 nhé!
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Chăm sóc hệ miễn dịch non nớt: Chìa khóa bảo vệ con vững vàng
Hiểu đúng về khoảng trống miễn dịch để bảo vệ bé yêu khỏe mạnh
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ