Nhận biết nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não ngay từ ban đầu sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu nhé.
Thiểu năng tuần hoàn não là gì?
Thiểu năng tuần hoàn máu não (hay còn gọi là rối loạn máu não) là tình trạng xảy ra khi lượng máu lên não suy giảm khiến não bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi tế bào. Do đó các tế bào thần kinh hoạt động kém hiệu quả, gây ảnh hưởng tới các hoạt động của các cơ quan chức năng não.
Để hiểu rõ hơn vì sao thiểu năng tuần hoàn máu não xảy ra, bạn cần biết về cách thức hoạt động của tuần hoàn máu trong não bộ.
Tuần hoàn máu não có thể hiểu là quá trình lưu thông của máu trong não, giúp mang oxy, glucose và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác đến não bộ. Mặc dù não chỉ chiếm một thể tích khá nhỏ trong tổng trọng lượng cơ thể nhưng nó lại đòi hỏi rất nhiều năng lượng, cụ thể là máu, để hoạt động. Tuần hoàn máu não đóng vai trò giúp đảm bảo các chức năng của não có thể hoạt động khỏe mạnh, bình thường.
Do vậy, nếu lượng máu được cung cấp cho các tế bào não không đủ để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất thì não sẽ bị thiếu oxy, dẫn đến tình trạng xuất huyết não, tắc mạch, chết mô não hoặc nhồi máu não (hay còn gọi là đột quỵ).
Tóm lại, thiểu năng tuần hoàn máu não thường xảy ra khi lượng máu lưu thông đến não không đủ gây rối loạn các chức năng của não bộ.
Ở mức độ nhẹ, thiểu năng tuần hoàn máu não có thể gây chóng mặt, hoa mắt, xây xẩm, mất sức lực, suy giảm trí nhớ, kém tập trung và rối loạn cảm xúc gây ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ xã hội. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, người mắc rối loạn máu não sẽ bị nói lắp, mất trí nhớ, tâm thần bất ổn và có nguy cơ cao bị đột quỵ dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.
Ai dễ mắc thiểu năng tuần hoàn máu não?
Thiểu năng tuần hoàn máu não thường gặp chủ yếu ở người trung niên và cao tuổi, đặc biệt ở những người thường xuyên phải lao động trí óc, làm việc trong môi trường căng thẳng, mệt mỏi.
Tuy nhiên ngày nay, với vô số các yếu tố bất lợi cho sức khỏe đến từ môi trường và cuộc sống hiện đại như ô nhiễm, lối sống mất cân bằng, chế độ ăn uống thiếu khoa học, cường độ học tập, làm việc cao gây áp lực lớn lên não bộ,… thì tình trạng rối loạn máu não đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bên cạnh đó, giới trẻ ngày này cũng khá chủ quan với căn bệnh này do không có hiểu biết đầy đủ về các nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não nên thường ngó lơ những cảnh báo bệnh tật của cơ thể.
Nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não
Xơ vữa động mạch cảnh
Xơ vữa động mạch cảnh là một trong những nguyên nhân gây hẹp thành mạch, làm giảm khả năng lưu thông máu lên não, dẫn tới thiểu năng tuần hoàn máu não. Tùy theo mức độ hẹp thành mạch mà bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau.
Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ làm hẹp lỗ mỏm ngang của các đốt sống, gây chèn ép vào hệ thống động mạch và dây thần kinh đốt sống, từ đó làm giảm lượng máu lưu thông lên não.
Khuyết khối trong lòng mạch
Khuyết khối trong lòng mạch xảy ra khi mảng xơ vữa ở một vị trí nào đó của thành mạch máu bị nứt vỡ, gây ra các cục máu đông tại chính các vị trí bị tổn thương đó. Các cục máu đông này có thể bong ra, di chuyển và gây tắc mạch não. Tùy theo mức độ tắc mạch máu nhiều hay ít mà gây ra những biến chứng như phình động mạch, tai biến mạch máu não, xuất huyết não, đột quỵ,…
Rối loạn chuyển hóa lipid máu
Rối loạn chuyển hóa lipid máy làm tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch, đồng thời là nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não.
Thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng khá phổ biến, nhất là ở những người bị các bệnh lý về máu bẩm sinh, người còi xương, suy dinh dưỡng, lao động nặng nhọc, phụ nữ đang mang thai và cho con bú,… Khi bị mắc chứng thiếu máu, lượng máu sẽ được ưu tiên dùng cho các chức năng vận động và không đủ để cung cấp cho não bộ, gây ra thiểu năng tuần hoàn máu não.
Tế bào hồng cầu hình liềm
Thông thường, tế bào hồng cầu trong cơ thể có dạng hình cầu. Tuy nhiên dị dạng tế bào hồng cầu khiến hồng cầu có dạng hình lưỡi liềm, khiến máu khó di chuyển trong thành mạch, từ đó có thể gây ra tình trạng rối loạn máu não. Bên cạnh đó, tế bào hồng cầu hình liềm cũng dễ tạo thành các cục máu đông hơn so với tế bào hồng cầu bình thường và làm cản trở lượng máu lưu thông đến não.
Nhịp nhanh thất
Nhịp nhanh thất là một biểu hiện của tình trạng rối loạn nhịp tim, gây cản trở quá trình bơm máu và oxy lên não. Thiếu oxy chính là nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não điển hình.
Đau tim
Đau tim có khả năng gây ra các rối loạn máu não do mối liên hệ giữa các cơn đau tim và huyết áp. Khi huyết áp quá thấp hoặc quá cao thường dẫn tới thiếu oxy ở các mô tế bào não. Ngoài ra, nhồi máu cơ tim nếu không được cấp cứu kịp thời có thể làm ngưng trệ quá trình lưu thông máu và gây ra tình trạng đông máu, làm cản trở máu lên não và đến các cơ quan chính khác của cơ thể.
Dị tật tim bẩm sinh
Các dị tật tim bẩm sinh có thể gây ra tình trạng thiếu máu do sự hình thành và liên kết của các động mạch không hoàn chỉnh. Thiếu máu do dị tật tim bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não.
Phương pháp phòng ngừa và cải thiện rối loạn máu não
Có rất nhiều nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não khác nhau. Để hỗ trợ điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não, một số loại thuốc do bác sĩ kê đơn thường được sử dụng bao gồm Cinnarizin, Cerebrolysin, Piracetam,… Các loại thuốc này có khả năng thúc đẩy quá trình lưu thông máu lên não, kích thích các tế bào não hấp thụ nhiều oxy hơn. Ngoài ra, chúng còn giúp cải thiện các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn máu não gây ra như chóng mặt, xây xẩm, đau đầu, suy giảm trí nhớ,…
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc kê đơn, một số biện pháp giúp ngăn ngừa và cải thiện rối loạn máu não đơn giản tại nhà mà bạn có thể áp dụng như:
- Xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa sắt, acid folic, các vitamin và khoáng chất như các loại thịt đỏ, đậu, rau dền, các loại rau có lá màu xanh đậm, ngũ cốc,… Sử dụng các loại dầu có nguồn gốc thực vật như dầu hạnh nhân, dầu mè, dầu oliu,… để chế biến thực phẩm, giúp cung cấp omega-3 cho cơ thể mà không gây tăng huyết áp, mỡ máu,…
- Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Điều này không chỉ có tác động tích cực đến sức khỏe mà còn giúp lưu thông khí huyết, cải thiện tuần hoàn máu.
- Hạn chế sử dụng các loại bia, rượu, đồ uống có ga, có cồn, chất kích thích, hút thuốc lá,… vì chúng có thể làm trầm trọng thêm các dấu hiệu thiểu năng tuần hoàn máu não và là một trong những nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não ở người trẻ.
- Hạn chế làm việc quá sức, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, tránh stress, cố gắng sống vui vẻ, tích cực bằng việc tham gia các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ, gặp gỡ mọi người,…
- Sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên như Anti Stress của Doppelherz. Với sự kết hợp của chiết xuất lá cây bạch quả và lá tía tô đất, bổ sung thêm 8 loại vitamin nhóm B, Anti Stress Doppelherz giúp ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả các triệu chứng rối loạn máu não, ngăn ngừa các nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não, giảm căng thẳng, hỗ trợ tăng cường trí nhớ và tăng khả năng tư duy.
Trong vài năm trở lại đây, thiểu năng tuần hoàn máu não đã không còn là một căn bệnh hiếm gặp và chỉ xuất hiện ở người cao tuổi như trước nữa. Theo thống kê, rối loạn máu não đang có xu hướng trẻ hoá, thậm chí xuất hiện ở cả lứa tuổi thanh thiếu niên và ngoài 30 tuổi. Những biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra có thể rất đáng sợ, nhưng nếu bạn hiểu rõ về nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não cũng như có biện pháp ngăn ngừa, cải thiện sớm và đúng cách thì bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN