Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa  - Doppelherz

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa 

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể, khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong cơ thể. Bệnh gây sưng, đau, xơ cứng ở xương khớp, chủ yếu ở khớp tay, khớp bàn chân, khớp gối,… Trong bài viết này, Doppelherz sẽ chia sẻ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh viêm khớp dạng thấp, từ đó, giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. 

1. Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp làm giảm khả năng vận động khớp, khiến người bệnh di chuyển khó khăn, mệt mỏi. Đặc biệt vào những ngày bệnh bùng phát có thể khiến khớp xương đau đớn cực độ, thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như: da, mắt,…

Viêm khớp dạng thấp xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công synovium – lớp màng bảo vệ quanh khớp, phá hủy xương khớp, sụn khớp. Ngoài ra, các gân, dây chằng liên kết giữa các khớp có thể bị suy yếu, khiến cho khớp bị biến dạng, mất tính liên kết.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp là gì. Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể liên quan đến bệnh này, bởi vì một số gen không trực tiếp gây bệnh nhưng có thể khiến cơ thể nhạy cảm hơn với những yếu tố gây bệnh và từ đó khiến bệnh khởi phát.

Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp
Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp

2. Triệu chứng viêm khớp dạng thấp là gì?

Giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh sẽ cảm nhận được những triệu chứng ở các khớp riêng, nhỏ lẻ như: ngón tay, cổ tay, bàn tay, mắt cá chân,… Bệnh có tính chất đối xứng, nên nếu bạn bị đau ở bên tay phải thì một thời gian sau, bạn có thể bị đau luôn các ngón tay bên trái. Và khi bệnh tiến triển, cơn đau sẽ xuất hiện ở những khớp lớn hơn như: khớp vai, khớp gối, khủy tay, xương hàm,… Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, mọi người hãy lưu ý để kịp thời phát hiện bệnh:

2.1. Nhóm triệu chứng tại khớp

  • Sưng đỏ tại vùng khớp bị viêm: Khớp tay, khớp gối và khớp chân bị sưng đỏ do dịch khớp tích tự lại. Ở giai đoạn nặng có thể xuất hiện những nốt mụn đỏ trên vùng da khớp bị tổn thương.
  • Đau khớp, cứng khớp: Viêm khớp khiến khớp bị tổn thương, đau nhức âm ỉ. Những cơn đau xuất hiện nhiều về đêm và tăng khi gần sáng, lúc thức dậy sẽ xuất hiện tình trạng cơ cứng khớp khoảng 30 phút.
  • Nóng da ở vùng viêm khớp: Ở những vùng bị viêm khớp sẽ xuất hiện tình trạng ấm nóng hơn so với những vùng da bình thường.
Nhóm triệu chứng tại các khớp
Nhóm triệu chứng tại các khớp

2.2. Nhóm triệu chứng toàn thân và những cơ quan khác

  • Cơ thể mệt mỏi, vận động khó khăn, sốt nhẹ, chân tay ra nhiều mồ hôi.
  • Đau nhức toàn thân dù không vận động mạnh.
  • Trong một số trường hợp, bệnh có thể tác động và làm ảnh hưởng đến thanh quản.
  • Có khoảng 5% người bị viêm khớp dạng thấp có triệu chứng ở mắt, bao gồm: khô mắt, mỏi mắt, đau mắt đỏ,…
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở toàn thân và những cơ quan khác
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở toàn thân và những cơ quan khác

3. Cách phòng ngừa viêm khớp dạng thấp

3.1. Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý

Viêm khớp dạng thấp là do sự rối loạn trong chính hệ thống miễn dịch của cơ thể nên để phòng ngừa bệnh, mọi người cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong thực đơn ăn uống cần bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như: vitamin C, vitamin E, canxi, omega – 3,… Ngoài ra, mọi người cần hạn chế sử dụng những thực phẩm có hại cho xương khớp như: thực phẩm có chứa nhiều đường, nhiều muối, đồ ăn nhanh, rượu bia, thuốc lá,…

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa viêm khớp dạng thấp
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa viêm khớp dạng thấp

3.2. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên không chỉ có lợi cho sức khỏe xương khớp mà còn giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, nâng cao đề kháng. Mỗi ngày, mọi người nên dành khoảng 30-60 phút để tập luyện một số bộ môn để phòng bệnh xương khớp như: đi bộ, bơi lội, tập yoga,…  

3.3. Duy trì cân nặng cơ thể hợp lý

Thừa cân, béo phì sẽ gây áp lực, chèn ép lên hệ cơ xương của cơ thể. Xương khớp phải chịu áp lực quá lớn cũng chính là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp. Vì vậy, việc duy trì cân nặng hợp lý có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp.

3.4. Bổ sung thực phẩm chức năng có lợi cho khớp

Bên cạnh đó, mọi người có thể bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Joints ULTRA để cung cấp dưỡng chất cần thiết hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, linh hoạt. Bổ sung mỗi ngày 1-2 viên Joints ULTRA có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng thoái hóa khớp, bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ bôi trơn khớp, giúp các khớp hoạt động trơn tru, dẻo dai hơn. Sản phẩm thích hợp sử dụng trong những trường hợp: Người trung niên, người lớn tuổi có dấu hiệu loãng xương, đau nhức xương khớp; Người thoái hóa khớp, đau viêm khớp, khô khớp; Người thường xuyên vận động hoặc muốn duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh, ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Cách phòng ngừa viêm khớp dạng thấp
Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp

Mong rằng với những chia sẻ trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về bệnh viêm khớp dạng thấp. Từ đó, giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa bệnh để duy trì sức khỏe dẻo dai, chắc khỏe mỗi ngày. Mọi người quan tâm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Joints ULTRA vui lòng liên hệ với Doppelherz để được giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất. 

 

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo