Tập trung là “chìa khóa” quan trọng giúp mọi người hoàn thành tốt công việc, tiếp thu nhanh chóng những kiến thức quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tập trung cao độ khi làm một việc nào đó. Cùng Doppelherz tìm hiểu những phương pháp rèn luyện sự tập trung để giúp mọi người gặt hái được nhiều thành công trong học tập và công việc nhé!
1. Nguyên nhân khiến bạn thường xuyên mất tập trung
Nguyên nhân khiến mọi người bị mất tập trung, xao nhãng trong công việc, học tập có thể kể đến như:
1.1. Ảnh hưởng do sử dụng quá nhiều mạng xã hội
Theo một số khảo sát, nguyên nhân gây mất tập trung phổ biến ở dân công sở và giới trẻ là do sử dụng mạng xã hội quá nhiều. Việc thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử khiến cho não bộ dễ bị xao nhãng, khó quay trở lại công việc. Thậm chí bạn có thể bị nghiện mạng xã hội, không thể tập trung vào công việc. Dấu hiệu thường gặp của tình trạng này là mọi người sẽ lướt mạng xã hội bất cứ lúc nào, kể cả trong thời gian làm việc hoặc khi đang nghỉ ngơi.
1.2. Rối loạn giấc ngủ
Nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ, thiếu ngủ thì ngay hôm sau, bạn sẽ khó có thể tập trung vào công việc, học tập. Thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra trở ngại cho nhận thức và tư duy. Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo có thể kéo theo hàng loạt bệnh lý như: tim mạch, tiểu đường, rối loạn thần kinh,… Tuy nhiên, phần lớn mọi người không thể ngủ ngon giấc do có những lo lắng về công việc, học tập, cuộc sống hôn nhân,…. Quá nhiều thứ đang xoay quanh trong đầu bạn, quấy nhiễu và khiến bạn bị xao nhãng, không tập trung.
1.3. Làm quá nhiều việc cùng một lúc
Mọi người thường lầm tưởng rằng làm nhiều việc cùng lúc sẽ mang đến hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, thực tế, chúng ta phải tốn thời gian để bắt nhịp khi chuyển từ việc này sang việc khác. Như vậy, làm nhiều việc cùng lúc sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với việc tập trung để xử lý từng việc.
1.4. Lười vận động
Mọi người thường xếp các hoạt động thể dục thể thao ở cuối danh sách cần làm. Và khi không có thời gian, mọi người sẽ bỏ qua không tập thể dục. Điều này đã gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Bởi vì vận động đều đặn có thể cải thiện giấc ngủ, giảm lo âu và tăng cường khả năng tư duy cho não bộ.
2. Top 5 cách rèn luyện sự tập trung cho não bộ
2.1. Thường xuyên luyện tập sự tập trung cho não bộ mỗi ngày
Phương pháp tập trung hiệu quả mọi người nên áp dụng là thường xuyên rèn luyện não bộ của mình mỗi ngày. Luyện tập thường xuyên sẽ giúp cho não bộ hoạt động hiệu quả mà không bị gián đoạn hay trì trệ. Não bộ sẽ phản xạ tự nhiên nhanh và chính xác hơn những tác động bên ngoài. Vì vậy, muốn tốc độ phát triển toàn diện hơn thì mọi người cần kiên trì rèn luyện não bộ mỗi ngày. Mọi người có thể rèn luyện trí óc thông qua những bài tập rèn luyện IQ, những bài toán đố thông minh. Từ đó, giúp mọi người tăng cường khả năng ghi nhớ, tính toán và tập trung của hệ thống thần kinh.
2.2. Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng là một trong những cách cách tăng sự tập trung hiệu quả mọi người nên áp dụng. Mất ngủ trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, não bộ phản xạ chậm, hiệu quả công việc và học tập bị giảm sút. Vì thế, dù bạn có bận rộn cũng nên dành thời gian để ngủ, giúp chúng ta thư giãn, lấy lại năng lượng và tinh thần cho ngày hôm sau. Dưới đây là một số biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ, mọi người có thể áp dụng:
- Tắt tivi và các thiết bị điện tử khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ
- Giữ phòng ngủ sạch sẽ, thông thoáng, tạo cảm giác thoải mái và thư thái dễ đi vào giấc ngủ.
- Vận động để giúp cơ thể ngủ ngon giấc hơn.
- Duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không nên ngủ quá khuya.
2.3. Duy trì thói quen đọc sách
Đọc sách là giúp con có thể giúp tăng cường chức năng não bộ, rèn luyện khả năng tập trung cao độ. Việc đọc sách mỗi ngày sẽ giúp mọi người thông minh hơn bởi khi đọc sách, não bộ sẽ hoạt động nhiều và cần sự tập trung. Điều này sẽ tăng khả năng phân tích, tổng hợp, ghi nhớ thông tin những kiến thức mới thông qua sách. Từ đó, kích thích não bộ hoạt động, cải thiện khả năng tư duy một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, duy trì thói quen đọc sách cũng là cách tập trung học cao độ, rèn luyện khả năng học tập, không bị xao nhãng cho học sinh, sinh viên.
2.4. Đơn giản hóa công việc
Nhiều người có xu hướng giải quyết nhiều công việc cùng một lúc, ôm đồm quá nhiều việc khiến hiệu quả công việc bị giảm sút. Vì vậy, mọi người nên đơn giản hóa công việc, rèn luyện sự tập trung làm tốt từng việc một lúc thì hiệu quả công việc sẽ được cải thiện đáng kể.
2.5. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Anti Stress
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Anti Stress với thành phần bao gồm: chiết xuất lá bạch quả chiết xuất lá tía tô, vitamin B6, vitamin B12,… có tác dụng hỗ trợ hoạt huyết, hỗ trợ giảm mệt mỏi và tăng sự tập trung. Sản phẩm thích hợp sử dụng cho những trường hợp: người thiểu năng tuần hoàn não, người hoạt động trí óc căng thẳng, khó tập trung, người muốn bổ sung vitamin cho cơ thể.
Với 5 cách rèn luyện sự tập trung mà Doppelherz đã chia sẻ, mong rằng bạn đọc có thể áp dụng thành công vào công việc, học tập đạt được hiệu quả cao hơn. Mọi người quan tâm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Anti Stress vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp thắc mắc nhanh chóng.
—————–
Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức.
Hotline: 1800 1770
Website: https://doppelherz.vn
Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027
Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN