Thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu đến não giảm, lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho não không đủ gây ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của bộ não. Dấu hiệu thiếu mãu não ở giai đoạn đầu khá mờ nhạt nên nhiều người còn thờ ơ, chủ quan. Điều này khiến cho bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.
1. Tìm hiểu nguyên nhân thiếu máu não
Thiếu máu não là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, thế nhưng hiện nay thiếu máu não đang ngày càng trẻ hóa, đặc biệt là những người lao động trí óc. Dưới đây là một số nguyên nhân gây thiếu máu não, mọi người hãy chú ý để có biện pháp phòng ngừa căn bệnh này:
1.1. Các bệnh lý về tim mạch
Trái tim là trung tâm của hệ tuần hoàn, vì vậy, nếu tim bị mắc một số bệnh lý như: rối loạn nhịp tim, hở van tim, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành,… sẽ làm giảm hiệu suất của quá trình bơm máu, khiến cho lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể bị gián đoạn. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não khiến não bộ không được cung cấp đủ lượng oxy và dưỡng chất cần thiết.
1.2. Xơ vữa động mạch
Nhiều trường hợp bị thiếu máu não có nguyên nhân xuất phát từ tình trạng xơ vữa động mạch. Đây là tình trạng gây hẹp lòng của động mạch và đè ép vào các mạch máu nuôi não, làm giảm lượng máu lên não, gây ra bệnh thiếu máu não.
1.3. Lạm dụng chất kích thích hoặc sử dụng một số loại thuốc gây đông tắc mạch máu
Thường xuyên sử dụng chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia,…. hoặc sử dụng các loại thuốc gây đông tắc mạch máu cũng làm gia tăng khả năng hình thành những cục máu đông, gây hẹp lòng mạch. Lượng máu lên não bị gián đoạn gây ra tình trạng thiếu máu não cục bộ.
1.4. Do thiếu máu hoặc chất lượng máu kém
Thiếu máu não là tình trạng số lượng hầu cầu hoặc các huyết sắc tố bị suy giảm. Cơ thể bị thiếu máu não không chỉ ảnh hưởng đến não bộ mà còn khiến tất cả các cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng.
1.5. Kê gối quá cao khi ngủ
Kê gối quá cao khi ngủ, cổ bị gập ngay ở vị trí đốt sống, chèn ép dây thần kinh làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Lâu dần có thể gây ra tình trạng thiếu máu não, vì vậy, mọi người cần hạn chế kê gối cao hơn 15cm khi ngủ.
2. Nhận biết những dấu hiệu thiếu máu não
Các nghiên cứu đã chỉ ra, nếu não bộ không được cung cấp máu trong 10 giây sẽ khiến các mô bão bắt đầu bị rối loạn, suy giảm chức năng. Nếu thời gian kéo dài trên 4 phút sẽ khiến các tế bào thần kinh bị chết và không thể hồi phục. Như vậy, thiếu máu não gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh phải đối diện với nhiều hậu quả nguy hiểm như: đột quỵ, suy tim,…. Mọi người có thể nhận biết sớm những biểu hiện thiếu máu não qua dấu hiệu sau:
1.1. Đau đầu thường xuyên
Hầu hết những người bị thiếu máu não có xảy ra tình trạng đau nhức đầu. Những cơn đau đầu do thiếu máu có thể xuất hiện bất chợt trong ngày với tần suất ngày càng phổ biến theo mức độ bệnh. Lúc đầu, có thể chỉ là những cơn đau nhẹ ở một vùng cố định, nhưng khi bệnh nặng hơn, cơ đau sẽ lan rộng ra khắp đầu. Tình trạng đau đầu thường xuyên xảy ra khi mọi người di chuyển đột ngột, suy nghĩ nhiều, hoặc khi vừa mới ngủ dậy vào sáng sớm.
1.2. Hoa mắt, chóng mặt
Hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu thiếu máu não thường gặp, đặc biệt là những khi tình trạng thiếu máu xảy ra đột ngột. Người bệnh dễ bị chóng mặt do thiếu máu, hoa mắt, không giữ được thăng bằng. Lúc này, mọi người nên ngồi hoặc nằm xuống để tránh bị ngã, cũng như giúp điều khiển cơ thể tốt hơn.
1.3. Cơ thể mệt mỏi, suy giảm trí nhớ
Tế bào não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất nên hoạt động kém hiệu quả, tình trạng lão hóa tăng lên, chức năng não bộ cũng bị suy giảm. Vì thế, người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, dễ bị suy giảm trí nhớ khiến bệnh nhân nhanh quên hơn, gây ra nhiều phiền toái và rắc rối trong cuộc sống.
1.4. Tê bì, đau nhức chân tay
Triệu chứng thiếu máu não thường gặp tiếp theo là tê bì, đau nhức chân tay. Người bệnh cảm giác có những con kiếm bò dưới da, tê bì khắp tay chân, đặc biệt ở những vị trí đầu ngón tay, đầu ngón chân. Kèm theo đó là xuất hiện những cơn đau dọc vùng xương sườn, vai gáy, sống lưng, thậm chí đau nhức toàn thân. Điều này khiến cho các hoạt động, sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng lớn, lâu dần có thể dẫn đến tình trạng người bệnh bị tê cứng hàm, khó nói, tay chân khó vận động,…
1.5. Mất ngủ, ngủ không sâu giấc
Thiếu máu não gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Người bị thiếu máu não thường bị rối loạn giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, thường xuyên tỉnh giấc, hay mơ,… Chất lượng giấc ngủ kém khiến cho sức khỏe người bệnh bị giảm sút, tinh thần không tỉnh táo, dễ bị mất tập trung, cáu gắt, kích động.
3. Hướng dẫn cách xử lý khi bị thiếu máu não
Thiếu máu não kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ trong tương lai, đặc biệt là những người tiền sử bị mắc các bệnh lý mãn tính như: tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,… Vì vậy, mọi người không nên chủ quan khi cơ thể đang có những dấu hiệu thiếu máu não.
Tốt nhất, khi bị thiếu máu não, mọi người nên đến các cơ sở y tế thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, mọi người có thể áp dụng những cách thức sau để hạn chế và giảm tần suất bệnh:
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: Ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Hạn chế dụng đồ ăn có chứa nhiều chất béo, không sử dụng chất kích thích gây ức chế hệ thần kinh.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp máu lên não tốt hơn, nhờ vậy, chức năng của não bộ được ổn định. Mỗi ngày, mọi người nên dành khoảng 30 phút để luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.
- Hạn chế căng thẳng, stress: Ổn định tâm lý, hạn chế tình trạng căng thẳng, stress là cách tốt nhất để duy trì não bộ khỏe mạnh. Bên cạnh đó, mọi người nên ngủ đủ giấc mỗi ngày, hạn chế thức khuya quá 23 giờ đêm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.
- Bổ sung thực phẩm chức năng cải thiện tuần hoàn não: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu não. Trong đó, có thể kể đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo + B-vitamins + Choline thuộc thương hiệu Doppelherz của Đức. Với thành phần bao gồm chiết xuất lá bạch quả, choline, vitamin B12, vitamin B6,… viên uống Ginkgo + B-vitamins + Choline có tác dụng hỗ trợ tăng tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng chóng mặt, hoa mắt, ù tai,… do thiểu năng tuần hoàn não. Với liều dùng thuận tiện, mỗi ngày chỉ 1 viên duy nhất, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo + B-vitamins + Choline là sự lựa chọn hoàn hảo cho người bận rộn, hay quên có nhu cầu bổ sung dưỡng chất cho não bộ, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc.
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã xác định được những dấu hiệu thiếu máu não, từ đó có biện pháp khắc phục bệnh kịp thời, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc. Mọi người quan tâm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo + B-vitamins + Choline vui lòng liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN