Bệnh thiếu máu có di truyền không? Đây chắc hẳn là vấn đề thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những người đang bị bệnh thiếu máu, lo sợ bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con cái sau này. Nếu bạn cũng đang muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi này, hãy theo dõi bài viết sau của Doppelherz nhé!
1. Bệnh thiếu máu có di truyền không?
Nhiều người nghĩ rằng thiếu máu là do các yếu tố tác động như: chế độ ăn uống thiếu hụt dưỡng chất, do cơ thể bị mắc các bệnh lý mạn tính, nhiễm trùng,… Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều dạng thiếu máu liên quan đến trục trặc gen, hay còn gọi là thiếu máu do di truyền. Thiếu máu do di truyền bao gồm một nhóm các rối loạn khiến cho các tế bào hồng cầu bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng “tán huyết” có nghĩa là các tế bào hồng cầu bị vỡ sớm, gây thiếu máu.
2. Thiếu máu di truyền có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Với những trường hợp người mang gen lành, bệnh thiếu máu chỉ biểu hiện ở mức độ nhẹ, hầu như không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh thiếu máu có thể tiến triển nặng, gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể, gây tổn hại đến sức khỏe, điển hình như:
- Gây suy nhược cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
- Dễ mắc các bệnh lý về tim mạch như gây rối loạn nhịp tim, thiếu máu não,…
- Phụ nữ mang thai bị thiếu máu dễ gặp các biến chứng thai kỳ, bao gồm cả sinh non, trầm cảm sau sinh,…
- Trẻ em bị thiếu máu di truyền có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não.
3. Các bệnh di truyền về máu
3.1. Bệnh thiếu máu Thalassemia
Bệnh thiếu máu Thalassemia xảy ra khi cơ thể không tự sản xuất đủ hemoglobin – chất có chức năng vận chuyển oxy đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Người bị bệnh thiếu máu Thalassemia cũng có thể do các gen lỗi. Những người bị Thalassemia ở thể nhẹ có thể có những triệu chứng điển hình của bệnh thiếu máu như: mệt mỏi, suy nhược cơ thể,… ở thể nặng có thể có những triệu chứng như: chậm tăng trưởng, xuất hiện những bất thường ở xương, da,…
3.2. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
Người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có kiểu gen khiến cho hemoglobin trong máu hình thành bất thường. Hậu quả là các tế bào hồng cầu bình thường có hình tròn, lõm hai mặt trở thành hồng cầu có hình liềm.
Bệnh thiếu máu hồng cầu có các triệu chứng là cơn đau xuất hiện theo các đợt bùng phát của bệnh. Trong trường hợp bệnh nặng, có thể gây đau tim, thậm chí đổ quỵ. Người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm cũng có thể bị sưng ở bàn tay, bàn chân, làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.
3.3. Thiếu máu hồng cầu hình cầu di truyền
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình cầu di truyền bẩm sinh thường được di truyền từ cha mẹ sang con thông qua các gen. Đặc trưng của bệnh này là sự xuất hiện các các tế bào hồng cầu hình cầu, rất mỏng và dễ vỡ. Những tế bào này không thể thay đổi hình dạng để vượt qua những chỗ hẹp trong mạch máu nên chúng ở lại trong lá lách, cuối cùng bị tiêu hủy, gây ra tình trạng thiếu máu.
3.4. Thiếu máu Fanconi
Thiếu máu Fanconi là một dạng thiếu máu xảy ra do sự rối loạn di truyền khiến cho tủy xương không sản sinh đủ lượng hồng cầu cho cơ thể. Những dấu hiệu điển hình của bệnh Fanconi là cơ thể cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn do không sản xuất đủ tế bào bạch cầu để chống lại vi khuẩn gây bệnh.
4. Cách điều trị bệnh thiếu máu bẩm sinh
Để điều trị bệnh thiếu máu bẩm sinh, người bệnh cần được thăm khám dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh nên tuân thủ kế hoạch điều trị để đảm bảo sức khỏe, tránh các biến chứng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể:
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu di truyền, các bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị và theo dõi tình trạng của trẻ sao cho phù hợp.
- Đối với người lớn bị thiếu máu nhẹ, không có biểu hiện gì, không ảnh hưởng đến sức khỏe, mọi người chỉ cần theo dõi bệnh mà không cần điều trị.
- Đối với người lớn thiếu máu nặng, có những biểu hiện như: cơ thể mệt mỏi, xanh xao, chán ăn, chậm lớn,… cần tiến hành truyền máu hoặc sử dụng các loại thuốc hỗ trợ khác. Ví dụ như sử dụng viên uống Haemo Vital để cung cấp sắt và các dưỡng chất khác, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
- Nếu cần điều trị ghép tủy, cấy tế bào gốc,… có thể được thực hiện dựa theo chỉ định của các y bác sĩ có chuyên môn.
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi “Thiếu máu có di truyền không?”, đồng thời, biết cách điều trị bệnh thiếu máu cho cơ thể. Bạn đọc quan tâm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Haemo Vital đến từ thương hiệu Doppelherz vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN