Nguyên nhân sức đề kháng yếu là gì?

Nguyên nhân sức đề kháng yếu là gì?

Sức đề kháng yếu có nghĩa là khả năng phòng vệ trước các tác nhân gây bệnh của cơ thể bị suy giảm, dễ bị mắc bệnh, ốm yếu hơn. Vậy nguyên nhân sức đề kháng yếu là gì? Làm thế nào nhận biết cơ thể có sức đề kháng yếu, cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Mọi người hãy theo dõi bài viết sau của Doppelherz để có câu trả lời nhé!

1. Nguyên nhân sức đề kháng yếu là gì?

Sức đề kháng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh như: virus, vi khuẩn,… Suy giảm sức đề kháng khiến con người dễ bị mắc bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Những nguyên nhân làm suy giảm sức đề kháng có thể kể đến như:

1.1. Môi trường sống bị ô nhiễm

Sự phát triển của kinh tế – xã hội, các nhà máy công nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều, điều này khiến cho lượng khí thải carbon càng tăng cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, phân bón trong trồng trọt làm gia tăng số lượng thực phẩm có hại. Con người hít phải không khí ô nhiễm, ăn thức ăn không đảm bảo an toàn làm ngăn chặn hoạt động của các tế bào miễn dịch. Hậu quả là sức đề kháng bị suy giảm, con người dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Môi trường sống bị ô nhiễm
Môi trường sống bị ô nhiễm

1.2. Nguyên nhân sức đề kháng yếu do sinh hoạt không hợp lý

Đồng hồ sinh học của cơ thể luôn hoạt động theo một chu trình nhất định. Việc thức quá khuya sẽ khiến cho cơ thể không sản sinh đủ melatonin, hệ miễn dịch không sản sinh đủ tế bào bạch cầu để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Do đó, mọi người nên cho cơ thể ngủ đủ giấc, từ 7 – 8 tiếng để hồi phục năng lượng, sẵn sàng cho một ngày làm việc mới.

1.3. Áp lực công việc, áp lực cuộc sống

Áp lực công việc lớn cùng nhiều nỗi lo trong cuộc sống khiến cho cơ thể thường xuyên bị căng thẳng, stress, thời gian nghỉ ngơi không đáp ứng đủ – đây là một trong những nguyên nhân khiến sức đề kháng bị suy giảm. Vì vậy, để tăng cường sức khỏe, mọi người cần sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và tích cực luyện tập thể dục thể thao.

Áp lực công việc, áp lực cuộc sống
Áp lực công việc, áp lực cuộc sống

1.4. Sức đề kháng kém do uống quá ít nước mỗi ngày

Nước có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống, giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, khi cơ thể không được cung cấp đủ nước cần thiết thì sức đề kháng sẽ bị suy giảm.

1.5. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Sử dụng nhiều chất kích thích, uống rượu bia, ăn đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ,… là những thói quen không tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Các loại thực phẩm này có thể làm suy yếu hoạt động của tế bào lympho B và lympho T, khiến cho sức đề kháng bị suy giảm, cơ thể dễ bị mắc bệnh hơn.

Nguyên nhân sức đề kháng yếu
Nguyên nhân sức đề kháng yếu

2. Dấu hiệu sức đề kháng yếu

Sức đề kháng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc và cuộc sống của mọi người. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của bạn bị suy giảm dễ dàng nhận biết:

2.1. Thường xuyên bị ốm vặt

Một trong những dấu hiệu sức đề kháng yếu mọi người có thể dễ dàng nhận biết là cơ thể thường xuyên bị ốm vặt, dễ mắc các bệnh như: ho, cảm cúm, đau họng, viêm phổi, viêm phế quản,… Đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, cơ thể càng dễ bị mắc bệnh hơn.

Thường xuyên bị ốm vặt
Thường xuyên bị ốm vặt

2.2. Hệ miễn dịch kém khiến vết thương lâu lành

Quá trình chữa lành vết thương phụ thuộc vào các tế bào miễn dịch trong cơ thể. Do đó, khi hệ miễn dịch bị suy yếu thì làn da sẽ không thể tự tái tạo vết thương kéo dài và lâu lành hơn.

2.3. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Đề kháng yếu gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, không có tinh thần học tập, làm việc. Mọi người thường bị rơi vào tình trạng mất tập trung, muốn ngủ, nghỉ ngơi cả ngày.

Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

2.4. Gặp các vấn đề tiêu hóa

Theo một số nghiên cứu cho thấy, 70% hệ thống miễn dịch của cơ thể nằm ở hệ tiêu hóa. Các loại vi khuẩn, vi sinh vật có lợi sẽ giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi tình trạng miễn trùng, giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Do đó, nếu mọi người thường xuyên gặp các vấn đề tiêu hóa thì có thể là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động kém hiệu quả.

2.5. Da bị khô sạm

Da bị khô sạm cũng là dấu hiệu cảnh báo hệ thống miễn dịch đang bị suy yếu. Cơ thể không đào thải được độc tố khiến chúng lưu lại trên da, xuất hiện tình trạng da đen sạm, thiếu sức sống.

Da bị khô sạm
Da bị khô sạm

Sức đề kháng yếu gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống của bạn. Do đó, người bị suy giảm sức đề kháng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, tích cực bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là một số gợi ý hữu ích giúp mọi người cải thiện sức đề kháng tốt hơn là: ăn đủ chất, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài,… Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zincodin để bổ sung kẽm cùng nhiều loại vitamin, khoáng chất giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng, cải thiện sức khỏe, nâng cao thể trạng cho cơ thể.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zincodin bổ sung kẽm và dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zincodin bổ sung kẽm và dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể

Qua bài viết trên, Doppelherz hy vọng rằng các bạn đọc đã hiểu rõ hơn nguyên nhân sức đề kháng yếu là gì. Để có một cơ thể khỏe mạnh, mọi người nên áp dụng chế độ ăn uống da dạng, nghỉ ngơi hợp lý, vận động thường xuyên, đặc biệt nhớ bổ sung Zincodin để tăng cường sức khỏe. Mọi người muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Zincodin, vui lòng liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo