Bên cạnh việc loại bỏ những thói quen xấu, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh thì chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng có vai trò quan trọng góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu não. Vậy người bị thiếu máu não nên kiêng gì, ăn gì để tốt cho sức khỏe. Cùng Doppelherz tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này nhé!
1. Nhận biết những dấu hiệu của thiếu máu não
Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra, nếu không được cung cấp máu trong khoảng 10 giây, chức năng của các mô não bắt đầu bị rối loạn. Nếu thời gian kéo dài trên 4 phút thì các tế bào thần kinh sẽ bị hủy hoại và không có dấu hiệu hồi phục. Thiếu máu não gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu chúng ta không kịp thời phát hiện và điều trị sớm. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mọi người nhận biết sớm tình trạng thiếu máu não:
- Đau đầu: Khoảng 90% người bị thiếu máu não có triệu chứng xuất hiện đầu tiên là đau nhức đầu. Ban đầu, có thể chỉ là những cơn đau nhẹ ở vùng cố định, nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau có thể lan rộng hơn khắp vùng đầu. Những cơn đau đầu này khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đặc biệt là khi di chuyển hoặc suy nghĩ nhiều.
- Hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng bệnh thiếu máu não thường gặp, đặc biệt khi cơ thể bị thiếu máu đột ngột. Người bệnh thường cảm thấy hoa mắt, mất thăng bằng, ù tai. Khi gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt này, tốt nhất mọi người nên ngồi thụp xuống để tránh bị ngã, đồng thời, giúp kiểm soát hành động của bản thân tốt hơn.
- Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ: Thiếu máu não thường gây ra những vấn đề rối loạn giấc ngủ như: mất ngủ, ngủ không ngon giấc, tỉnh giấc giữa đêm,…. Điều này khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu, không tập trung vào công việc.
- Ti bì, đau nhức chân tay: Người bị thiếu máu não thường xuất hiện những cảm giác gây đau nhức, tê bì chân tay giống như có kiến bò dưới da. Kèm theo đó, có thể xuất hiện những cơn đau dọc vùng vai gáy, xương sườn.
- Suy giảm trí nhớ: Các tế bào não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất nên không hoạt động bình thường, gây ảnh hưởng đến trí nhớ của người bệnh. Người bệnh cảm thấy nhanh quên hơn do các tế bào thần kinh bị lão hóa nhiều.
2. Chế độ ăn uống cho người thiếu máu lên não
Tốt nhất, khi nhận thấy những dấu hiệu thiếu máu não, mọi người nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, mọi người cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm tốt, đồng thời, hạn chế sử dụng những thực phẩm có hại cho sức khỏe não bộ.
2.1. Thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu não
- Các loại cá béo: Các loại cá béo như: cá hồi, cá thu, cá trích,… là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào có lợi cho sức khỏe não bộ. Theo một số nghiên cứu, việc bổ sung omega 3 thường xuyên có tác dụng tăng cường lưu lượng tuần hoàn máu lên não, tăng cường khả năng nhận thức và tư duy tốt hơn.
- Thịt bò: Thịt bò có chứa sắt cùng nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe não bộ như: vitamin B6, vitamin B12,… Nhờ vậy, bổ sung thịt bò có tác dụng hỗ trợ quá trình sản sinh và tái tạo hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động của não bộ. Mọi người có thể chế biến thịt bò thành nhiều món ăn vừa ngon miệng, vừa có lợi cho sức khỏe.
- Trứng: Trứng cũng là thực phẩm tốt cho não bộ, mọi người nên bổ sung vào thực đơn cho người thiếu máu não. Trong thành phần của trứng có chứa nhiều loại vitamin nhóm B như: vitamin B6, vitamin B9, vitamin B12m,,, có khả năng làm chậm quá trình suy giảm nhận thức, ngăn ngừa tình trạng teo não hiệu quả.
- Các loại rau củ, trái cây: Các loại rau củ, trái cây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe não bộ như: vitamin K, vitamin C, beta caroten,… Đây là những chất có vai trò tăng khả năng hấp thu sắt, chống lão hóa, làm chậm quá trình suy giảm nhận thức do não bộ bị lão hóa.
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo + B-vitamins + Choline cung cấp dưỡng chất cần thiết cho não bộ giúp hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não, tăng khả năng tập trung, hỗ trợ cải thiện trí nhớ. Sản phẩm đến từ thương hiệu Doppelherz của Đức được người sử dụng đánh giá cao với công dụng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau nửa đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt do thiểu năng tuần hoàn máu não. Sở hữu những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe não bộ, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo + B-vitamins + Choline chính là sự lựa chọn hoàn hảo, giúp mọi người giải quyết nỗi lo rối loạn tuần hoàn, thiếu máu lên não.
2.2. Thiếu máu não nên kiêng gì?
Người bị thiếu máu não nên kiêng gì? Đây chắc hẳn là vấn đề băn khoăn của nhiều người khi đang mắc bệnh lý này. Dưới đây là danh sách những thực phẩm mọi người cần hạn chế sử dụng để duy trì sức khỏe não bộ.
- Các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Các loại thức ăn nhanh có chứa nhiều dầu mỡ như: gà rán, khoai tây chiên,… là thực phẩm mọi người bị thiếu máu não nên kiêng sử dụng. Bởi vì những thực phẩm này có chứa hàm lượng chất béo cao, nhiều phụ gia và chất bảo quản có thể làm gia tăng nồng độ cholesterol xấu gây ra tình trạng béo phì, mỡ máu, làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
- Thức ăn đóng hộp, bảo quản lâu ngày: Các loại thực phẩm đóng hộp thường có chứa nhiều muối, chất bảo quản và dinh dưỡng ít hơn so với thực phẩm tươi sống hàng ngày. Lượng muối cao có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng cao huyết áp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch. Vì vậy, những người bị thiếu máu não tốt nhất nên tránh xa những thực phẩm này.
- Đồ uống có cồn: Người bị thiếu máu não nên kiêng sử dụng những đồ uống có cồn như: rượu, bia,… Vì những loại đồ uống này có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não, gây thiếu hụt dưỡng chất và oxy cung cấp cho não bộ. Bên cạnh đó, người đang bị thiếu máu não nếu tiếp tục sử dụng rượu bia sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn, thậm chí làm gia tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não.
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có lời giải đáp cho câu hỏi “Người bị thiếu máu não nên kiêng gì, nên ăn gì tốt cho sức khỏe não bộ”. Mong rằng với những chia sẻ trên có thể giúp ích cho mọi người trong quá trình điều trị bệnh thiếu máu não, tăng cường sức khỏe cho não bộ mỗi ngày.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN