Nhịp tim 110 có nguy hiểm không? Nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu?

Nhịp tim 110 có nguy hiểm không? Nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu?

Thông thường, nhịp tim của người trưởng thành sẽ giao độc ở mức 60-100 nhịp/phút, nếu nhịp tim vượt quá 100 nhịp/phút thì được gọi là nhịp tim nhanh. Vậy nhịp tim 110 có nguy hiểm không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết này của Doppelherz để tìm hiểu câu trả lời nhé!

1. Tìm hiểu nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu?

Nhịp tim chuẩn của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lứa tuổi, giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe,… Đối với trẻ sơ sinh, nhịp tim tiêu chuẩn dao động vào khoảng 120-160 nhịp/phút còn với người trên 18 tuổi trở lên, nhịp tim trong lúc nghỉ ngơi đến khi lao động trong khoảng 60 đến 100 nhịp/phút. Thông thường, những người có sức khỏe tốt thì số nhịp tim đập trong vòng 1 phút càng ít. Điển hình như những vận động viên chuyên nghiệp, khi họ nghỉ ngơi, nhịp tim trung bình của họ chỉ khoảng 40 nhịp/phút. Dưới đây là bảng tiêu chuẩn nhịp tim theo từng lứa tuổi, mọi người có thể tham khảo để chăm sóc sức khỏe cho bản thân:

Độ tuổi Tiêu chuẩn nhịp tim (nhịp/phút)
Trẻ sơ sinh 120 – 160
Trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi 80 – 140 
Trẻ từ 1 – 2 tuổi 80 – 130
Trẻ từ 2 – 6 tuổi 75 – 120
Trẻ từ 7 – 12 tuổi 75 – 110
Người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên 60 – 100
Vận động viên thể thao 40 – 60

Bảng tiêu chuẩn nhịp tim theo từng lứa tuổi

Tuy nhiên, nhịp tim của con người cũng chịu nhiều tác động bởi các yếu tố khác như: tình trạng sức khỏe, nhiệt độ môi trường, tâm trạng, hoạt động thể chất mà cơ thể tham gia trước đó, tác dụng phụ của thuốc,… Do đó, khi đề cập đến nhịp tim tiêu chuẩn có nghĩa là nhịp tim được đo lúc cơ thể đang nghỉ ngơi hoàn toàn.

Tìm hiểu nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu?

2. Nhịp tim đập nhanh là bao nhiêu?

Người trưởng thành trên 18 tuổi có sức khỏe bình thường thì nhịp tim sẽ dao động từ khoảng 60-100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim trên 100 nhịp/phút được gọi là nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, tần số nhịp tim còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: vui mừng, lo lắng, tức giận, căng thẳng,… hoặc do đặc tính sinh lý riêng của từng người.

Vậy nhịp tim 100 có nguy hiểm không hay nhịp tim trên 100 nhịp có nguy hiểm không? Nếu nhịp tim thường xuyên đập nhanh trên 100 nhịp/phút đi kèm với những triệu chứng: khó thở, mệt mỏi, chóng mặt,… thì mọi người nên đi đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để kiểm tra sức khỏe, xác định xem nhịp tim có đang bình thường hay không. Nếu tim bị đập nhanh thì có thể xác định được nguyên nhân và hướng điều trị kịp thời, tránh gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhịp tim đập nhanh là bao nhiêu?
Nhịp tim đập nhanh là bao nhiêu?

3. Nhịp tim 110 có nguy hiểm không? 

Đôi khi, mọi người sẽ gặp tình trạng tim đập nhanh hơn so với bình thường, tức là tim đập trên 100 nhịp/phút. Tuy nhiên, không phải lúc nào tim đập nhanh cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị nguy hiểm. Bởi nếu tim đập nhanh chỉ mang tính tạm thời, do cơ thể đang bị lo lắng, sợ hãi, sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,… thì bạn chỉ cần bình tĩnh, hít thở sâu, điều tiết tốt cảm xúc thì nhịp tim sẽ dần ổn định.

Tuy nhiên, nếu tình trạng tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút thường xuyên, kèm theo đó là sự xuất hiện triệu chứng như: đau tức ngực, khó thở, chóng mặt, buồn nôn,… thì mọi người phải cẩn thận. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị mắc bệnh như: rối loạn nhịp tim, bệnh tim tiềm ẩn, rối loạn nội tiết,… Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe như: Suy thận, huyết áp thấp, suy giáp, cường giáp, bệnh phổi,… thậm chí bị đột quỵ, ngưng tim,…

Nhịp tim 110 có nguy hiểm không? 
Nhịp tim 110 có nguy hiểm không?

4. Cách duy trì nhịp tim ổn định, phòng ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim

Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa tình trạng tim đập nhanh chính là duy trì một trái tim khỏe mạnh, loại bỏ những yếu tố có hại cho sức khỏe tim mạch. Nếu mọi người đã có tiền sử bị bệnh tim nên theo dõi sức khỏe và tuân thủ phương pháp điều trị của các bác sĩ để phòng ngừa bệnh tim đập nhanh. Bên cạnh đó, để loại bỏ những yếu tố làm rối loạn nhịp tim, mọi người có thể áp dụng những cách thức sau:

  • Thư giãn bản thân: Thực hiện những bài tập vận động để thư giãn cơ thể như: đi bộ, tập yoga, đạp xe,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: Mọi người nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch như: các loại rau xanh, trái cây, cá hồi, cam, bưởi,… Bên cạnh đó, mọi người có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Coenzyme Q10 để cung cấp Coenzyme Q10 và vitamin hỗ trợ sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và giảm mệt mỏi.
  • Hạn chế làm việc quá căng thẳng, hạn chế suy nghĩ tiêu cực.
  • Không hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, cafe, trà quá đặc,…
  • Ngủ đủ giấc, chú ý cải thiện chất lượng giấc ngủ mỗi ngày.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ và báo cáo những dấu hiệu bất thường về sức khỏe (nếu có) cho bác sĩ để kịp thời phát hiện, điều trị bệnh.
Cách duy trì nhịp tim ổn định, phòng ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim
Cách duy trì nhịp tim ổn định, phòng ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi “Nhịp tim 110 có nguy hiểm không?”, đồng thời, biết cách phòng ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim, tăng cường sức khỏe tim mạch. Mọi người có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh hãy liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất.

 

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo