Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? - Doppelherz

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không thể chuyển hóa được glucose tạo ra năng lượng, điều này khiến cho lượng đường bị tích tụ trong máu cao. Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các bộ phận của cơ thể như: tim, gan, phổi, mắt,… Để hiểu rõ hơn bệnh tiểu đường có nguy hiểm không, bệnh có thể gây ra những biến chứng gì, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau của Doppelherz nhé!

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn có tên gọi khác là đái tháo đường, đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính phổ biến hiện nay. Người bị mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ mất đi khả năng sản xuất hoặc sử dụng insulin một cách hợp lý, khiến glucose không được chuyển hóa tích tụ trong máu. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường bao gồm các yếu tố: do di truyền, lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống nhiều chất béo, hàm lượng đường cao, thừa cân béo phì,… 

Chỉ số đường huyết của cơ thể có thể thay đổi liên tục, thấp nhất vào buổi sáng trước khi ăn cơm. Sau khi ăn, lượng đường huyết sẽ tăng lên, và có xu hướng giảm dần sau 1 giờ. Theo các chuyên gia y tế, lượng đường trong máu của người bình thường dưới 99mg/dL. Còn đối với người bị đái tháo đường thì lượng đường huyết nên ở mức 70 – 130 mg/dL lúc đói và dưới 180 mg/dL lúc ăn no xong. Nếu lượng đường huyết cao hoặc thấp hơn so với khuyến cáo thì khả năng cao người bệnh sẽ phải đối diện với nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường là gì?

2. Biểu hiện bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường xuất hiện với những triệu chứng rất nhẹ, khiến cho nhiều người khó có thể phát hiện ra bệnh để điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh tiểu đường, mọi người nên tham khảo để phát hiện bệnh sớm:

  • Khát nước và đi tiểu thường xuyên: Người bị bệnh tiểu đường có Insulin bị thiếu hụt hoặc không hoạt động khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Thận phải hoạt động lấy nước để pha loãng glucose có trong máu. Vì thế, bạn cần uống nhiều nước hơn, khiến cơ thể thường xuyên khát nước và muốn đi nhà vệ sinh.
  • Cảm thấy đói dữ dội: Vì Insulin hoạt động kém hiệu quả khiến cho các tế bào trong cơ thể không nhận đủ năng lượng, cơ thể sẽ cảm thấy đói và cần ăn nhiều hơn.
  • Cân nặng sụt giảm bất thường: Đây là dấu hiệu thường gặp ở người bị tiểu đường tuýp 1. Khi cơ thể không chuyển hóa được glucose, nó sẽ tìm nguồn năng lượng khác để thay thế. Mô cơ và các chất béo trong cơ thể bị phá vỡ để tạo ra năng lượng, khiến cho cơ thể bị sụt cân nhanh chóng.
  • Suy giảm thị lực, mờ mắt: Khi mức chất lỏng trong cơ thể bị thay đổi khiến cho tròng mắt bị sưng lên, gây ảnh hưởng đến thị lực, mắt mờ hơn.
  • Vết thương lâu lành: Đây là dấu hiệu thường gặp của bệnh tiểu đường type 2. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây tổn hại đến hệ thần kinh khiến cho cơ thể khó chữa lành vết thương.
Biểu hiện bệnh tiểu đường

3. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Người bị tiểu đường không được phát hiện và điều trị đúng cách, lượng đường huyết trong máu cao, lâu ngày sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm trên thận, da, mắt và tim,… Các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào, gây ra những tổn thương cho cơ thể như:

  • Biến chứng tim mạch: Người bị bệnh tiểu đường có chỉ số cholesterol trong máu cao, tăng nguy mắc bệnh tim mạch cho cơ thể như: xơ vữa động mạch, suy tim,… thậm chí là nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
  • Đột quỵ: Những mảng xơ vữa động mạch xuất hiện trên mạch máu có thể gây đột quỵ não ở người bệnh.
  • Suy thận: Đường huyết tăng cao khiến cho thận phải hoạt động liên tục. lâu ngày sẽ phá hủy bộ lọc của thận. Chức năng của thận bị suy giảm, đến giai đoạn muộn, người bệnh phải chạy thận nhân tạo rất tốn kém, gây nên áp lực kinh tế cho người bệnh.
  • Tổn thương dây thần kinh: Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương thành mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh. Hậu quả là dây thần kinh bị tổn thương, gây tê ngứa, nóng rát ở đầu ngón tay, ngón chân. Nếu tổn thương dây thần kinh tiêu hóa có thể gây ra những vấn đề như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,…
  • Suy giảm thị lực: Bệnh tiểu đường có thể gây ảnh hưởng đến các mạch máy của mắt, khiến cho thị lực bị suy giảm nghiêm trọng.
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

4. Cách trị bệnh tiểu đường 

Bên cạnh câu hỏi “Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?” thì cách điều trị bệnh tiểu đường cũng được nhiều người quan tâm. Duy trì ổn định lượng đường trong máu ở ngưỡng phù hợp sẽ giúp mọi người ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, mọi người có thể tham khảo và áp dụng để hạn chế tối đa những nguy hiểm của bệnh gây ra cho sức khỏe:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, sử dụng thuốc đúng lúc và đúng liều lượng.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đủ chất, nhưng cần hạn chế sử dụng những thực phẩm có hại cho sức khỏe hoặc khó kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà bằng máy đo tiểu đường, ghi lại kết quả để theo dõi sức khỏe người bị tiểu đường.
  • Kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cinnamon + Vitamin đến từ thương hiệu Doppelherz của Đức để bổ sung chiết suất Quế, axit folic, 4 vitamin nhóm B, hai nguyên tố vi lượng kẽm và chromium cho người mắc bệnh tiểu đường. Sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng do mắc bệnh tiểu đường.
Cách trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có lời giải đáp cho thắc mắc “Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?” đồng thời, cung cấp cho bạn đọc những góc nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường. Ngay từ hôm nay, mọi người hãy duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống để phòng ngừa bệnh tiểu đường tốt nhất cho cơ thể.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo