Bệnh tim là kẻ thù số một, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người lớn tuổi. Vậy làm cách nào để bảo vệ những người thân yêu khỏi căn bệnh nguy hiểm này? Cùng tìm hiểu cách ngăn ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi nhé
I. Những điều cần biết về bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Người già thường mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch. Bệnh này làm thay đổi cấu trúc mạch máu, khiến mạch máu bị hẹp do lòng mạch nhỏ lại và thành mạch dày lên. Hậu quả là máu khó lưu thông, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, suy tim và nhồi máu cơ tim.
Bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường có tỷ lệ cao hơn do sức đề kháng yếu đi, áp lực cuộc sống và chế độ ăn uống không phù hợp. Khi về già, mạch máu cũng lão hóa, trở nên cứng và hẹp hơn, thường được gọi là xơ vữa động mạch. Điều này khiến tim phải làm việc vất vả hơn để bơm đủ máu đi nuôi cơ thể, đặc biệt là não.
Mạch máu xơ cứng và hẹp cũng khiến máu chảy nhanh và mạnh hơn, gây tăng huyết áp, một bệnh tim mạch phổ biến ở người lớn tuổi. Tim phải hoạt động quá sức, co bóp nhiều hơn có thể dẫn đến suy tim. Việc tim phải làm việc nhiều hơn trong thời gian dài cũng khiến cơ tim dày lên, cần nhiều máu hơn để nuôi dưỡng. Tuy nhiên, do mạch máu bị xơ vữa và hẹp nên lượng máu đến tim không đủ, gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim, thậm chí có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, rất nguy hiểm.
II. Dấu hiệu bệnh tim mạch ở người cao tuổi
1. Khó thở
Khó thở xuất hiện khi bạn hoạt động mạnh hoặc khi lo lắng. Tuy nhiên, khó thở cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn như tắc nghẽn mạch máu ở phổi do cục máu đông, đau tim hoặc thậm chí là suy tim.
Vì vậy, nếu bạn gặp khó khăn trong việc hít thở, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và tư vấn kỹ càng.
2. Hồi hộp, đau thắt ngực
Khi mắc bệnh tim mạch ở người cao tuổi, ông bà mình có thể thấy tim đập nhanh, hồi hộp. Nhiều người nghĩ rằng do lo lắng quá nên mới vậy, nhưng thật ra đó có thể là dấu hiệu của cơn đau tim, huyết áp cao hoặc rối loạn nhịp tim.
Tương tự, đau thắt ngực cũng dễ bị nhầm lẫn. Người bệnh sẽ có cảm giác ngực bị đè nặng, đau nhói, nóng rát, khó thở. Cơn đau có thể lan ra cả lưng, lên vai hoặc chạy dọc theo cánh tay.
Bên cạnh đó, người bệnh tim mạch cũng hay thấy hồi hộp, choáng váng, khó thở, mệt ngực. Kèm theo đó là hoa mắt, chóng mặt và những cơn đau tim nhẹ.
3. Tăng huyết áp
Bệnh tim mạch thường gặp ở người lớn tuổi là do huyết áp cao gây ảnh hưởng xấu đến tim, não, thận, mắt… Nếu không kiểm soát tốt huyết áp, những vấn đề này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Vì vậy, người bị huyết áp cao cần đi khám thường xuyên, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
4. Bầm tím trên da
Người già thường dễ bị bầm tím trên da do va chạm. Tuy nhiên, nếu vết bầm lâu khỏi, có thể là dấu hiệu của bệnh máu khó đông, tiểu đường,… Bình thường, người khỏe mạnh sẽ có máu lưu thông tốt, da hồng hào ấm áp. Ngược lại, vết bầm tím lâu khỏi có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch ở người cao tuổi.
III. Cách ngăn ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Để ngăn ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi thì ngay từ trẻ chúng ta cần có lối sống lành mạnh.
- Bỏ thuốc lá, thuốc lào vì chúng làm máu thiếu oxy và làm hỏng mạch máu.
- Theo dõi huyết áp thường xuyên để phòng tránh bệnh cao huyết áp.
- Kiểm tra đường huyết để phát hiện bệnh tiểu đường sớm. Nếu đã bị tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu kỹ lưỡng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Nên tập thể dục thể thao. Hãy tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ cho phù hợp với sức khỏe, dành ít nhất 30 phút mỗi ngày và tập luyện càng nhiều ngày trong tuần càng tốt để ngăn ngừa các yếu tố gây rối loạn nhịp tim.
- Theo dõi cân nặng. Khi áp dụng chế độ ăn uống và tập luyện, cần kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá mức. Giữ cân nặng hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ăn uống hợp lý rất cần thiết cho người lớn tuổi. Nên ăn ngày hai bữa, chọn hoa quả, rau củ, ngũ cốc thay vì đồ nhiều mỡ, muối và cholesterol. Cách này giúp giữ cân nặng, huyết áp và cholesterol ổn định.
Bên cạnh đó, người lớn tuổi nên tránh lo lắng căng thẳng, tập luyện thư giãn cơ bắp và hít thở sâu.
Khi thấy dấu hiệu đau ngực, tim đập bất thường, huyết áp thay đổi đột ngột, cần đưa ngay đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch để được khám và tư vấn kịp thời.
IV. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Coenzyme Q10
Ngoài những cách trên, bạn có thể cân nhắc cho người nhà sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Coenzyme Q10 đến từ Doppelherz. Sản phẩm cung cấp Coenzyme Q10 và Vitamin giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi. Sản phẩm hiện đang được phân phối chính hãng trên website doppelherz.vn
Hãy luôn quan tâm và chăm sóc sức khỏe của bản thân để có cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn. Hotline 1800 1770 luôn sẵn sàng để giải đáp mọi câu hỏi của quý khách hàng chính xác và nhanh chóng nhất. Theo dõi Fanpage Doppelherz Vietnam để luôn được cập nhật thông tin mới nhất về Doppelherz và các vấn đề sức khỏe.
—————–
Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức.
Hotline: 1800 1770
Website: https://doppelherz.vn
Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027
Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN