Suy tim là tình trạng tim không cung cấp đủ máu để duy trì hoạt động sống của cơ thể. Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, ước tính hàng năm có khoảng 5 triệu người bị mắc bệnh tim trên toàn thế giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh suy tim sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, khó thở,… Trong bài viết dưới đây, Doppelherz sẽ bật mí cho bạn đọc những dấu hiệu suy tim dễ dàng nhận biết để mọi người chủ động điều trị, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
1. Biểu hiện suy tim: Khó thở
Khó thở là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh suy tim. Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở hơn khi tim không thể bơm đủ máu để đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Người bị bệnh suy tim thường cảm thấy khó thở vào ban đêm, đặc biệt là khi đang nằm ngủ, tình trạng khó thở sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
2. Dấu hiệu suy tim: Tức ngực
Tức ngực là mổ trong những biểu hiện thông thường của người bị mắc các bệnh về tim mạch. Cảm giác đau tức ngực thường kéo dài trong khoảng một vài phút, có thể xuất hiện lúc hiện lúc bạn đang nghỉ ngơi hoặc đang hoạt động thể chất. Những cơn đau tức ngực đôi khi chỉ là cơn đau ngắn, đau tại một điểm bất kỳ, khi sờ hoặc ấn vào vị trí đó sẽ cảm thấy thau hơn. Nếu tình trạng đau tức ngực không tự biến mất sau một vài phút thì người bệnh cần đi đến các cơ sở y tế khám ngay để kịp thời điều trị.
3. Triệu chứng suy tim: Chóng mặt, choáng váng
Nếu tình trạng chóng mặt, choáng váng có đi kèm với triệu chứng tức ngực, khó thở thì có thể đó là dấu hiệu bệnh suy tim. Mọi người cần đi đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm, tránh để bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.
4. Dấu hiệu suy tim: Dễ bị mất sức, kiệt sức
Nếu một ngày bạn đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, mất sức sau khi làm những công việc mà trước kia bạn đã từng làm nhưng không thấy vấn đề gì như: chạy bộ, leo cầu thang, khuân vác,… thì đây có thể là biểu hiện suy tim. Mọi người không nên chủ quan khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường này, đặc biệt là đối với phụ nữ, người lớn tuổi.
5. Triệu chứng của suy tim: Bị phù chân
Phù chân ở những vị trí cổ chân, bàn chân cũng có thể là biểu hiện của suy tim. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động bơm máu của tim đang gặp vấn đề khiến tim bơm máu không đủ nhanh, khiến máu đọng lại trong tĩnh mạch gây phù mạch.
6. Nhịp tim đập nhanh
Khi bị bệnh suy tim, tim thường cố gắng đập nhanh để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận trong cơ thể. Vì thế, người bị suy tim sẽ cảm thấy nhịp tim của mình đập nhanh hoặc đập bất thường.
7. Dấu hiệu bệnh suy tim: Cơ thể mệt mỏi
Khi tim không bơm đủ máu có oxy để nuôi các cơ quan trong cơ thể sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Bên cạnh đó, suy tim khiến não không nhận đủ lượng oxy cần thiết nên không thể duy trì trạng thái tập trung và tỉnh táo được, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và học tập của người bệnh.
8. Dấu hiệu suy tim là ho, thở khò khè liên tục
Dấu hiệu ho và thở khò khè liên tục của người bị suy tim là do chất lỏng hoặc máu tích tụ trong phổi. Ddawjc biệt, nếu người bệnh ho ra chất nhầy có màu hồng do máu là dấu hiệu cho thấy bệnh suy tim đang chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
9. Dấu hiệu bệnh suy tim: Mất ngủ, bồn chồn, lo lắng
Theo Insider (Mỹ), có đến 20-30% người bị bệnh suy tim gặp các rối loạn về tinh thần, bao gồm: trầm cảm, lo lắng, stress, mất ngủ,… Nguyên nhân của vấn đề này là do người bị suy tim thường cảm thấy khó thở khi nằm thẳng, do đó, người bệnh khó có thể ngủ ngon giấc được. Bên cạnh đó, tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị tim là khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn nên bị gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm.
10. Dấu hiệu suy tim: Buồn nôn, chán ăn
Người bị suy tim có thể xuất hiện những dấu hiệu như: buồn nôn, chán ăn, tiêu hóa kém,… Tuy nhiên, mọi người thường dễ nhầm lẫn dấu hiệu này với các vấn đề sức khỏe khác. Theo các nhà khoa học, người bị bệnh tim cảm thấy buồn nôn, khó chịu khi ăn là do quá trình lưu thông máu đến hệ tiêu hóa bị suy giảm, làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Do đó, người bị bệnh suy tim có thể xuất hiện triệu chứng chán ăn, buồn nôn, đầy bụng,… ngay cả khi họ không ăn uống trong nhiều giờ đồng hồ.
Mong rằng với những dấu hiệu suy tim trên sẽ giúp mọi người trong nhận biết sớm bệnh, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu người bệnh biết cách quản lý tốt bệnh của mình thì họ vẫn có thể duy trì cuộc sống bình thường ngay cả khi mắc bệnh suy tim. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến bệnh, tốt nhất mọi người nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh và can thiệp kịp thời. Để được tư vấn về các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, mọi người có thể liên hệ với Doppelherz để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn cách bổ sung dưỡng chất đúng cách, góp phần bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN