Đau mắt hột là bệnh về mắt có khả năng để lại sẹo, thậm chí là gây mờ hoặc mù mắt. Chúng ta cần nhận biệt các triệu chứng đau mắt hột cũng như điều trị sớm để giảm thiểu biến chứng của bệnh. Theo các báo cáo, hiện nay đang có khoảng 500 triệu người mắc và chủ yếu tập trung ở các khu vực là Châu Phi và Đông Nam á. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang có ít nhất khoảng 2 triệu người bị mù lòa do biến chứng của bệnh đau mắt hột.
I. Đau mắt hột là bệnh gì?
Bệnh đau mắt hột là bệnh viêm mãn tính kết mạc và giác mạc Bệnh lây lan cũng như tiến triển rất nhanh trên cơ thể người. Khi bệnh phát triển nặng, các hột ở mắt to và nổi trên bề mặt. Sau đó chúng vỡ ra và hình thành sẹo kết mạc. Nếu sẹo nặng sẽ khiến cho sụn mi của bạn bị ngắn lại, bờ mi bị lộn vào trong gây lông quặm. Bạn cần được điều trị nhanh và đúng cách để tránh bị loét, thủng giác mạc hay thậm chí bị mù vĩnh viễn.
Đã từng có thời điểm trong quá khứ mà bệnh đã bùng phát thành dịch ở nước ta. Điểm chung của các ổ dịch là vệ sinh kém, tình trạng càng nghiêm trọng hơn nhất là vào mùa mưa, lũ lụt. Triệu chứng đau mắt hột thường bị nhầm lẫn với bệnh khác nên đã gián tiếp khiến bệnh trở thành cơ dịch.
II. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột
Đau mắt hột có nguyên nhân là do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis và cũng là nguyên nhân của các bệnh viêm đường tiết niệu. Chlamydia Trachomatis là nhóm vi khuẩn gram âm có hạt axit nhân ADN và ARN. Đặc biệt, vi khuẩn gây bệnh này có đến 14 tuýp huyết thanh khác nhau. Trong đó các tuýp A, B, Ba và C có thể lây lan từ mắt qua mắt.
Loại vi khuẩn vô cùng nhạy cảm đối với người, hiện nay chưa có ghi nhận nào về việc động vật mắc đau mắt hột. Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis có thể tồn tại lên tới 1 tuần trong môi trường lạnh sâu. Nhưng điểm yếu đó chính là nếu ngay lập tức với nhiệt độ nóng thì sẽ chết ngay. Nếu tồn tại ngoài cơ thể người, vi khuẩn chỉ có thể tồn tại trong vòng 24 tiếng.
III. Phân loại bệnh đau mắt hột
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia bệnh thành các loại sau đây:
- Bệnh đau mắt hột có hột (hay TF): là tình trạng nhẹ. Xuất hiện ít nhất có 5 hột trên kết mạc sụn mi trên, hột có kích thước từ 0,5 mm trở lên.
- Bệnh đau mắt hột viêm nặng (hay TI): là tình trạng kết mạc sụn mi trên bị đỏ và dày lên che mờ ½ mạch máu trên kết mạc sụn mi trên.
- Sẹo kết mạc (hay TS): là tình trạng có sẹo trên kết mạc sụn mi trên. Sẹo kết mạc dễ thấy như hình dải, vạch hoặc hình sao.
- Lông xiêu, lông quặm (TT): đây là một trường hợp đau có biến chứng. Lông xiêu là tình trạng sợi mi mọc ngược hướng về phía nhãn cầu, còn lông quặm là khi bờ mi mắt bị cuộn vào trong đẩy hàng lông mi hướng vào nhãn cầu.
- Sẹo đục giác mạc (CO): đây là tình trạng nặng nhất của bệnh, gây tổn thưởng tới giác mạc của bạn và có nguy cơ mù lòa vĩnh viễn cao.
IV. Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh
Triệu chứng đau mắt hột thường thấy là sưng và ngứa mắt, bị kích ứng mí mắt. Đồng thời gỉ mắt cũng dịch mủ hoặc chất nhầy. Người bệnh đặc biệt có cảm giác đau mắt, nhạy cảm với nguồn ánh sáng xanh.
Khi hột ở mắt nổi lên, chúng thường có hình tròn và nằm trên bề mặt kết mạc hoặc là ở rìa giác mạc. Hột có màu xám trắng, có các mạch máu vây quanh. Hột xuất hiện nhiều và có kích thước không đều nhau nhưng thường là 0,5mm trở lên.
Một triệu chứng khác của đau mắt hột đó là bạn cũng có thể nhìn thấy các nhú gai. Đây là các khối hình đa giác, có màu hồng và có trục máu tỏa ra các mao mạch xung quanh.
Nếu như mắt bạn xuất hiện sẹo chứng tỏ bệnh đã tiến triển từ rất lâu. Sẹo xuất hiện ở kết mạc sụn mi trên. Hình dạng của sẹo là các dải xơ trắng hình sao và nhánh là hình dạng lưới.
V. Điều trị bệnh đau mắt hột
Để điều trị bệnh cũng như triệu chứng đau mắt hột hiệu quả cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi bệnh đang ở giai đoạn hoạt tính, bạn cần tra thuốc mỡ tetracyclin 1% (hoặc erythromycin) liên tục trong 6 tuần và cách 8 giờ 1 lần.
Đối với phương pháp điều trị này thì vẫn có ưu và nhược điểm. Ưu điểm nhìn thấy rõ ràng đó không tốn quá nhiều chi phí. Tetracyclin đặc biệt có thể dùng cho cả trẻ em và phụ nữ có thai. Nhược điểm của phương pháp này là kéo dài lâu, khiến cho người bệnh khó duy trì được thói quen bôi thuốc đúng thời điểm
Nếu như trường hợp của bạn nặng hơn. Bạn cần đến các cơ sở y tế để được điều trị bởi các bác sĩ nhan khoa. Một số loại thuốc kháng sinh thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng đó là Erythromycin, Zithromax (Azithromycin). Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được lạm dụng thuốc kháng sinh nếu không muốn bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, để điều trị phù hợp với từng triệu chứng đau mắt hột, chúng ta cần áp dụng các biện pháp khác nhau đối với từng trường hợp khác nhau của bệnh.
VI. Kết luận
Thay vì để đến lúc mắc bệnh đau mắt hột mới đi điều trị, thì chúng ta nên phòng và bảo vệ mắt ngay từ khi còn nhỏ. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Visio bổ sung Vitamin A, E, B2, Lutein, Beta-caroten, Kẽm hỗ trợ đôi mắt khỏe mạnh và hỗ trợ thị lực tốt. Sản phẩm hiện đang được phân phối chính hãng tại các nhà thuốc trên khắp cả nước.
—————–
Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức.
Hotline: 1800 1770
Website: https://doppelherz.vn
Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027
Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN