Suy tim là một bệnh lý tim mạch được nhiều người quan tâm do tỷ lệ người mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng hiện nay. Xác định sớm nguyên nhân bệnh suy tim giúp mọi người cải thiện hiệu quả điều trị, ngăn ngừa những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Suy tim là bệnh gì?
Suy tim là tình trạng tim bị suy yếu hoặc tổn thương các thực thể gây rối loạn chức năng tim khiến tim không đủ khả năng bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể. Hệ thống tim mạch không thể cung cấp đủ máu có chứa oxy để đảm bảo duy trì hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, người bị bệnh suy tim sẽ bị suy giảm chức năng vận động, ảnh hưởng đến sức khỏe, đôi khi phải cần sự hỗ trợ từ mọi người xung quanh. Các hoạt động thường ngày như: đi bộ, mang vác vật nặng, leo cầu thang,… trở nên khó khăn hơn. Và nếu bệnh nhân cố gắng sức có thể dẫn đến tình trạng ứ dịch ở phổi và các chi gây xung huyết.
2. Nguyên nhân bệnh suy tim
2.1. Nguyên nhân bệnh suy tim do những áp lực làm tăng gánh nặng lên trái tim
Nguyên nhân gây bệnh suy tim đầu tiên phải kể đến là do những tổn thương ở tim tạo thêm gánh nặng, sức cản lên những cơ quan này. Khi tim cố gắng co bóp nhiều hơn, lâu dần sẽ gây ra tình trạng suy tim. Những bệnh lý gây ra sức cản của trái tim bao gồm:
- Bị bệnh động mạch vành: Sự tích tụ của cholesterol và chất béo trong động mạch làm cản trở quá trình lưu thông máu. Hệ quả là khiến cho số lượng hồng cầu tim nhận được ít đi, kèm theo những biến chứng đau tức ngực, khó thở,… Tình trạng này kéo dài có thể là nguyên nhân khiến chức năng tim bị suy giảm theo thời gian gây bệnh suy tim.
- Huyết áp cao: Áp lực bơm máu đi các cơ quan khắc cơ thể trong mao mạch quá cao đồng nghĩa với việc tim phải hoạt động nhiều hơn để sinh ra lực đẩy lớn như vậy. Kéo theo hậu quả khiến cơ tim bị tổn thương, gây ra bệnh suy tim.
- Nhồi máu cơ tim: Những cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch bị tắc nghẽn, làm gián đoạn quá trình vận chuyển oxy và dưỡng chất gây tổn thương các mô cơ tim nghiêm trọng. Vì vậy, hoạt động co bóp của tim sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, lâu dần có thể làm suy yếu chức năng bơm máu của cơ quan này.
- Van tim bất thường: Khi các van tim đóng hoặc mở không hoàn toàn qua mỗi nhịp tim sẽ khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để cho máu lưu thông bình thường. Điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra gánh nặng cho tim và là nguyên nhân gây suy tim.
2.2. Nguyên nhân gây suy tim do cơ thể mắc những bệnh lý khác
Đái tháo đường: Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường có thể làm gia tăng nguy cơ tiến triển của bệnh suy tim. Vì người bị bệnh tiểu đường có xu hướng mắc các bệnh như: huyết áp cao, xơ vữa động mạch,… đây đều là những bệnh lý làm khởi phát bệnh suy tim.
Béo phì: So với những người có cân nặng hợp lý, người bị béo phì sẽ khiến tim hoạt động vất vả hơn. Béo phì cũng là nguyên nhân khiến cơ thể gặp khó khăn khi hít thở, bị ngưng thở khi ngủ,… kéo theo các bệnh cơ tim.
Bệnh về phổi: Đôi khi nguyên nhân bệnh suy tim có thể do cơ thể đang mắc các bệnh liên quan đến phổi. Chức năng của phổi suy giảm khiến cho tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể cung cấp oxy cho toàn bộ các tế bào trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài khiến tim bị quá tải, gây bệnh suy tim.
3. Bệnh yếu tim có nguy hiểm không?
Suy tim là tình trạng tim bị suy yếu, không thể đảm bảo chức năng cung cấp máu đến các bộ phận trong cơ thể. Bệnh suy tim có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, kể cả trẻ em. Vậy cụ thể, bệnh suy tim ở trẻ em có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là vấn đề nhiều người quan tâm hiện nay.
Suy tim là một bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em. Bởi bệnh suy tim thường xảy ra cấp, cho dù khởi phát là suy tim trái hay suy tim phải cũng có thể tiến triển nhanh đến suy tim toàn bộ. Bệnh nếu không được điều trị sớm và tích cực có thể để lại những hậu quả khôn lường, không chỉ ở trẻ em mà còn cả người lớn:
- Phù phổi cấp: Biến chứng phù phổi cấp là do suy tim gây ứ đọng dịch ở phổi. Nếu phổi bị ứ dịch nhẹ, người bệnh có thể chỉ gặp những vấn đề gây cản trở hô hấp như: ho, khó thở,… Nhưng nếu phổi bị ứ đọng nặng thì những cơn phù phổi cấp có thể xuất hiện, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, ho ra dịch màu hồng, vã mồ hôi,… Lúc này, mọi người cần đến bệnh viện để điều trị ngay lập tức.
- Đột quỵ, nhồi máu cơ tim: Suy tim làm gián đoạn quá trình bơm máu của tim, khiến cho máu bị ứ đọng ở tim hình thành nên huyết khối. Huyết khối này có thể làm gia tăng nguy cơ tắc mạch máu gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
- Suy thận: Để đào thải độc tố và chất dư thừa ra khỏi cơ thể, thận cần được cung cấp đủ máu. Đối với người suy tim, lượng máu cung cấp đến thận bị giảm, hậu quả là chức năng của thận bị suy yếu, gây ra tình trạng suy thận.
Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, bệnh có thể tiến triển nặng và để lại những biến chứng cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần chú ý theo dõi, kịp thời phát hiện dấu hiệu suy tim nặng để có biện pháp điều trị sớm, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân bệnh suy tim, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc sức khỏe tim mạch, mọi người có thể liên hệ với Doppelherz để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn và giải đáp nhanh chóng.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN