Giải đáp thắc mắc: Thiếu máu không nên ăn gì? - Doppelherz

Giải đáp thắc mắc: Thiếu máu không nên ăn gì?

Thiếu máu không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm năng suất lao động của người bệnh. Chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng trong việc điều trị. Tuy nhiên, không phải ăn gì cũng tốt cho sức khỏe của người bệnh. Vậy bị thiếu máu không nên ăn gì? Mọi người hãy theo dõi bài viết sau của Doppelherz để có câu trả lời nhé!

1. Thiếu máu là gì? Những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ lượng hồng cầu cần thiết, hoặc các tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị phá hủy. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu hiện nay là do thiếu sắt, cản trở quá trình sản xuất hemoglobin, từ đó, làm giảm số lượng hầu cầu và oxy có trong máu. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt vitamin B12, folate cũng là nguyên nhân làm suy giảm số lượng hồng cầu trong máu.

Thiếu máu có thể xảy ra với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Tuy nhiên, một số đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh thiếu máu hơn so với người khác:

  • Trẻ sinh non.
  • Phụ nữ bị mất nhiều máu trong lúc sinh con, hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Người có thể độ ăn uống hàng ngày thiếu chất sắt, người bị mắc các bệnh lý về tiêu hóa, thiếu cân, người gặp tình trạng khó hấp thu sắt vào cơ thể.
  • Người bị mắc bệnh suy thận, đặc biệt là trong thời điểm lọc máu.
  • Người sử dụng các loại thuốc chống đông máu như: Coumadin, Plavix, Heparin hoặc Aspirin.
Thiếu máu là gì? Những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu máu
Thiếu máu là gì? Những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu máu

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn dành cho người bị thiếu máu

Tình trạng thiếu máu não có thể được kiểm soát nếu mọi người duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng những thực phẩm gây cản trở quá trình tạo máu. Chế độ ăn kiêng cho người thiếu máu cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

  • Tăng cường bổ sung những chất tham gia vào quá trình tạo máu như: sắt, axit folic, vitamin B12, các acid amin,…
  • Tăng cường bổ sung vào thực đơn những thực phẩm có chứa nhiều omega 3, các nhóm vitamin A, B, C,… các chất chống oxy hóa.
  • Hạn chế sử dụng các loại mỡ động vật, hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, hút thuốc lá

Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, mọi người có thể kết hợp với sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Haemo Vital để bổ sung sắt cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Với thành phần bao gồm: Sắt, Kẽm, Đồng, vitamin A, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12,… bổ sung mỗi ngày 1 viên Haemo Vital có tác dụng bổ sung sắt, hỗ trợ cải  hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Sản phẩm thích hợp sử dụng trong các trường hợp: Người có dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn dành cho người bị thiếu máu
Nguyên tắc xây dựng thực đơn dành cho người bị thiếu máu

3. Người bị thiếu máu không nên ăn gì?

Dưới đây là danh sách những thực phẩm người bị thiếu máu không nên ăn:

3.1. Thiếu máu nên kiêng ăn gì? Thực phẩm nhiều canxi

Canxi là chất cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể, khiến cho tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, những người bị thiếu máu do thiếu sắt nên hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều canxi (sữa, các loại hạt, hải sản,…) cùng lúc với thực phẩm chứa sắt.

Thiếu máu nên kiêng ăn gì? Thực phẩm nhiều canxi
Thiếu máu nên kiêng ăn gì? Thực phẩm nhiều canxi

3.2. Những thực phẩm gây thiếu máu: Thực phẩm có tannin

Mặc dù các loại trà xanh, trà đen, cà phê là thức uống yêu thích của nhiều người. Nhưng với những người bị thiếu máu thì nên hạn chế sử dụng những đồ uống này, bởi nó có chứa tannin, đây là chất cản trở khả năng hấp thu sắt.

3.3. Thực phẩm có chứa gluten

Gluten có thể làm tổn thương thành ruột, cản trở khả năng hấp thu sắt và axit folic của cơ thể. Trong khi đó, axit folic và sắt lại là những dưỡng chất cần thiết để sản sinh tế bào hồng cầu, khiến cho người bệnh bị thiếu máu trầm trọng hơn. Gluten được tìm thấy nhiều trong lúa mạch, lúa mì, yến mạch, mì ống,… Do đó, những người bị thiếu máu nên cân nhắc kỹ lưỡng, không nên sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm này. Tuy nhiên, khi mọi người quyết định loại bỏ Gluten ra khỏi thực đơn thì hãy bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất để tránh tình trạng mệt mỏi, tóc rụng, thay đổi tâm lý,…

3.4. Thực phẩm có nhiều axit oxalic

Axit oxalic là một loại axit hữu cơ tương đối mạnh, có khả năng phản ứng với canxi trong máu tạo tạo thành kết tủa oxalat canxi. Vì vậy, những thực phẩm có chứa nhiều axit oxalic không được khuyên dùng cho người bị bệnh thiếu máu. Một số thực phẩm có chứa nhiều axit oxalic có thể kể đến như: mùi tây, cacao, đậu phộng, khế,…

Thiếu máu không nên ăn gì?
Thiếu máu không nên ăn gì?

Như vậy, qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi “Thiếu máu không nên ăn gì?”, đồng thời, biết cách xây dựng thực đơn cho người bị thiếu máu. Mọi người quan tâm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Haemo Vital vui lòng liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo