Thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống. Song song với việc tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. Vậy thiếu máu nên ăn rau gì? Các loại rau củ quả nào bổ máu? Mọi người hãy theo dõi bài viết sau của Doppelherz để có câu trả lời nhé!
1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bị thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng số lượng huyết sắc tố và hồng cầu trong máu bị giảm sút, hậu quả làm thiếu lượng oxy đi đến các mô tế bào trong cơ thể. Để hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, mọi người cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuân theo những nguyên tắc sau:
- Thay đổi thực đơn ăn uống thường xuyên bằng cách đa dạng món ăn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Chế độ dinh dưỡng cho người bị thiếu máu nên bổ sung các thực phẩm có chứa sắt để cung cấp lượng sắt dồi dào cho cơ thể.
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C như: ớt ngọt, cam, chanh,… để giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.
- Người bị bệnh thiếu máu cần hạn chế sử dụng thuốc lá bởi khi bạn sử dụng thuốc lá thì nhu cầu vitamin của cơ thể tăng cao, lúc này, lượng vitamin cần để hấp thu sắt và các dưỡng chất khác sẽ bị suy giảm.
- Người bị thiếu máu nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá,… tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Gợi ý thực phẩm ngăn ngừa thiếu máu
2.1. Các loại thịt đỏ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại thịt đỏ là nguồn bổ sung dưỡng chất dồi dào cho cơ thể. Thực tế, thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt mà cơ thể dễ dàng hấp thu nhất, đây là lý do vì sao thịt đỏ trở thành thực phẩm quan trọng dành cho những người dễ bị thiếu máu. Cụ thể, trong khoảng 100gr thịt bò có chứa đến 2,7 mg sắt, đáp ứng khoảng 15% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của cơ thể. Không chỉ vậy, thịt đỏ còn giàu protein, vitamin nhóm B, kẽm, selen,… rất tốt cho sức khỏe.
2.2. Socola
Không chỉ là món ăn vặt yêu thích của nhiều người, socola còn cung cấp hàm lượng sắt lớn cho cơ thể. Một khẩu phần socola (28g) cung cấp khoáng 3,3 mg sắt cho cơ thể, tương đương với 19% nhu cầu sắt hàng ngày. Bên cạnh đó, socola chứa nhiều chất xơ hòa tan prebiotic giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong thành ruột của bạn.
2.3. Hải sản
Các loại hải sản, động vật có vỏ là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho cơ thể, đặc biệt là các loại cá ngừ, cá mòi. Các loại động vật có vỏ như hàu, tôm, trai, sò,… giàu chất sắt tương tự như các loại thịt đỏ.
2.4. Nội tạng động vật
Nội tạng động vật bao gồm: gan, tim, não, thận,… có chứa nhiều sắt, canxi,… có lợi cho sức khỏe cơ thể. Mọi người nên lựa chọn gan lợn hoặc gan bò là nguồn cung cấp sắt cho cơ thể. Tuy nhiên, mọi người chỉ nên ăn nội tạng động vật ở mức độ vừa phải, vì chúng có chứa hàm lượng cholesterol cao.
3. Thiếu máu nên ăn rau gì?
3.1. Thiếu máu nên ăn rau gì? Củ dền đỏ
Khi nhắc đến những loại rau củ quả bổ sung máu, không thể bỏ qua củ dền đỏ. Bởi đây là loại rau củ chứa hàm lượng chất sắt cao (khoảng 5mg sắt/100g củ dền). Bổ sung củ dền vào chế độ ăn uống hàng ngày rất có lợi cho quá trình sản sinh, tái tạo tế bào máu, nhanh chóng bổ sung lượng máu thiếu hụt trong cơ thể.
3.2. Những rau củ bổ máu: Củ cải trắng
Không phải tự nhiên củ cải trắng được ví với cái tên “nhâm sâm trắng”, nếu có thời gian tìm hiểu về củ cải trắng, chắc hẳn mọi người sẽ ngạc nhiên bởi số lượng dưỡng chất dồi dào mà chúng mang lại. Trong 100gr củ cải trắng có chứa đến 2,9 mg sắt, bên cạnh đó, củ cải trắng còn chứa nhiều vitamin B12, giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt, bồi bổ thể lực, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả.
3.3. Cải bó xôi
Rau gì nhiều sắt nhất? Mọi người có thể sử dụng rau cải bó xôi. Hàm lượng sắt trong cải bó xôi khá cao, khoảng 3,75 mg sắt/100g rau cải bó xôi. Bên cạnh sắt, cải bó xôi còn cung cấp một lượng lớn chất xơ cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể như: vitamin A, vitamin C, vitamin K,…
3.4. Các loại rau chứa nhiều sắt: Rau ngót
Rau ngót là thực phẩm bổ máu được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Trong thành phần của 100gr rau ngót có chứa đến 2.7 mg sắt, cùng hàng loạt các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin B1, vitamin B2, kali, magie,… có lợi cho sức khỏe.
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có lời giải đáp cho câu hỏi “thiếu máu nên ăn rau gì?”. Bên cạnh việc duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, mọi người có thể kết hợp với sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Haemo Vital đến từ thương hiệu Doppelherz của Đức để bổ sung sắt cùng nhiều vitamin, khoáng chất, góp phần cải thiện sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cho cơ thể.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN