10 "BÍ KÍP VÀNG" TRỊ CẢM CÚM CHO BÉ TẠI NHÀ MÙA NẮNG NÓNG

10 “BÍ KÍP VÀNG” TRỊ CẢM CÚM CHO BÉ TẠI NHÀ MÙA NẮNG NÓNG

Trị cảm cúm cho bé tại nhà như thế nào cho hiệu quả? Cảm cúm là “vị khách” không mời mà đến thường xuyên ghé thăm các bé yêu. Đừng lo lắng, bài viết này sẽ chia sẻ những “bí kíp” chữa cảm cúm cho trẻ tại nhà, giúp bé mau khỏi bệnh và vui chơi khỏe mạnh.

I. Khi nào trẻ mắc bệnh cúm cần khám bác sĩ

Hầu hết các trường hợp cúm có thể tự khỏi nếu tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, hãy cảnh giác và đến gặp bác sĩ ngay khi bạn hoặc bé nhà bạn có những dấu hiệu trở nặng sau đây để tránh biến chứng nguy hiểm:

  • Đối với người lớn:

Sốt cao trên 38°C kéo dài: Nếu sốt không hạ sau khi uống thuốc hạ sốt. Hoặc tình trạng sốt kéo dài hơn 3 ngày, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị.

Đau nhức lồng ngực, khó thở: Đây có thể là dấu hiệu của viêm phổi, một biến chứng nguy hiểm của cúm.

Thở khò khè: Khó thở, thở khò khè, hoặc cảm giác tức ngực có thể là dấu hiệu của bệnh lý hô hấp nghiêm trọng.

Đau họng dữ dội, choáng váng: Cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

  • Đối với trẻ em:

Sốt cao trên 38°C: Nếu trẻ bị sốt cao và không hạ sau khi uống thuốc hạ sốt. Hoặc sốt kéo dài hơn 2 ngày, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Trẻ biếng ăn, quấy khóc: Biếng ăn, quấy khóc liên tục có thể là dấu hiệu của sự khó chịu do sốt hoặc các triệu chứng khác của cúm.

Sốt cao và kéo dài: Cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu sốt cao và kéo dài dù đã sử dụng các phương pháp trị cảm cúm cho bé tại nhà

Các triệu chứng cảm lạnh không cải thiện hoặc trở nặng: Nếu các triệu chứng cảm lạnh như sổ mũi, ho, nghẹt mũi không cải thiện sau vài ngày  hoặc trở nặng hơn, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Đau tai, thở khò khè: Đây có thể là dấu hiệu của viêm tai giữa hoặc viêm phế quản, cần được điều trị kịp thời.

II. 12 cách trị cảm cúm cho bé tại nhà hiệu quả

Mặc dù đa số các trường hợp cúm không gây biến chứng nguy hiểm, nhưng những triệu chứng khó chịu có thể khiến bạn mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đừng lo lắng, bài viết này sẽ chia sẻ những bí kíp đơn giản mà hiệu quả giúp bé yêu trị cảm tại nhà:

1.Trị cảm cúm ở trẻ nhỏ bằng cách tắm nước gừng

Chữa cảm cúm cho trẻ tại nhà bằng việc tắm nước gừng
Chữa cảm cúm cho trẻ tại nhà bằng việc tắm nước gừng

Tắm nước gừng là mẹo dân gian hiệu quả chữa cảm cúm cho trẻ tại nhà được nhiều bậc phụ huynh áp dụng khi bé yêu bị cảm cúm. Gừng có tính nóng giúp làm ấm cơ thể, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Hơi nước từ gừng còn giúp loãng dịch mũi, đờm, giúp bé dễ chịu hơn.

Cách thực hiện:

  • Giã nhuyễn 2 nhánh gừng (hoặc có thể nước qua)
  • Cho gừng vào cốc nước sôi, ủ vài phút rồi hòa vào chậu nước ấm
  • Tắm cho bé như bình thường, lưu ý tắm nhanh, không ngâm bé quá lâu.
  • Sử dụng đèn sưởi nếu tắm vào mùa đông.

Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng cho bé trên 1 tháng tuổi và không áp dụng cho bé da nhạy cảm hoặc có vấn đề về da.

2. Trị cúm cho bé bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Cùng với việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị cúm hiệu quả cho bé yêu. Dưới đây là một số lưu ý dành cho phụ huynh khi trị cảm cúm cho bé tại nhà:

Cho bé bú nhiều sữa mẹ: Sữa mẹ giàu kháng thể và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết giúp bé tăng cường sức đề kháng, chống lại virus cúm.

Cho bé trên 6 tháng tuổi uống thêm nước hoặc súp ấm: Nước và súp ấm giúp bé bù nước, tránh mất nước do sốt và tiết dịch.

Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu vitamin và khoáng chất: Trái cây, rau xanh, súp, cháo,… là những lựa chọn tốt cho bé khi bị cúm.

Khuyến khích bé ăn nhiều bữa nhỏ: Ăn nhiều bữa nhỏ giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Giữ vệ sinh phòng ngủ, chăn ga, quần áo của bé sạch sẽ: Vệ sinh môi trường sống giúp hạn chế vi khuẩn, virus lây lan.

Rửa tay thường xuyên cho bé và bản thân: Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm là cách hiệu quả để phòng ngừa lây lan virus cúm.

3. Sử dụng máy tạo độ ẩm cho không gian 

Virus cúm “thích” môi trường khô ráo để sinh sôi và lây lan nhanh chóng, đặc biệt là vào mùa lạnh khi độ ẩm trong không khí giảm. Sử dụng máy tạo độ ẩm là giải pháp hiệu quả để trị cảm cúm cho bé tại nhà, đồng thời giảm bớt các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, đau họng.

Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp ngăn ngừa virus phát triển 
Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp ngăn ngừa virus phát triển

Cách dùng máy tạo độ ẩm:

  • Đặt máy tạo độ ẩm ở vị trí trung tâm phòng: Giúp phân tán độ ẩm đều khắp căn phòng.
  • Giữ độ ẩm trong phòng ở mức 40-60%: Mức độ này giúp virus cúm khó tồn tại và phát triển.
  • Vệ sinh máy tạo độ ẩm thường xuyên: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và an toàn.

Nếu nhà bạn không có máy tạo độ ẩm, có thể thay thế bằng cách bật vòi hoa sen. Phụ huynh có thể bật nước nóng và cho trẻ ngồi trong nhà tắm hít thở hơi nước ấm trong vài phút giúp làm loãng dịch mũi. Điều này sẽ làm giảm nghẹt mũi và đau họng khi bé bị cúm. 

4. Xông hơi để trị cảm cúm cho bé tại nhà

Khi bị cảm cúm, nghẹt mũi khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt. Đừng lo lắng, xông hơi là phương pháp đơn giản mà hiệu quả giúp bé nhà bạn giảm tình trạng nghẹt mũi, thông thoáng đường thở.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi nước: Đun sôi một nồi nước lớn, sau đó tắt bếp.
  • Chuẩn bị vị trí xông: Mang nồi nước sôi đến nơi thoáng mát, an toàn.
  • Xông hơi: Dùng khăn trùm đầu, nhắm mắt lại và cúi người về phía trước nồi nước. Hít thở sâu bằng mũi trong khoảng 30 giây.
  • Tắm và nghỉ ngơi: Sau khi xông, tắm nhanh bằng nước ấm và lau khô người. Mặc quần áo ấm cho trẻ, đắp chăn và nằm nghỉ ngơi.

Tăng hiệu quả xông hơi với lá thuốc. Bạn có thể kết hợp xông hơ với các loại lá thuốc như lá tre, sả, bưởi, tía tô, ngải cứu, hương nhu, bạc hà (mỗi loại 10-20g hoặc 1 nắm to).

5. Sử dụng túi chườm nhiệt

Có một phương pháp đơn giản mà hiệu quả giúp giảm đau đầu và đau xoang cho bé khi bị cúm, đó là chườm khăn ấm.

Trị cảm cúm cho bé tại nhà với túi chườm
Trị cảm cúm cho bé tại nhà với túi chườm

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khăn ấm: Nhúng khăn vào nước ấm, vắt bớt nước và đặt lên trán và mũi của bé.
  • Chườm trong 5-10 phút: Lặp lại việc chườm ấm cho bé 2-3 lần mỗi ngày.

Hiệu quả của việc chườm khăn ấm:

  • Giảm đau: Nhiệt độ ấm giúp giãn nở mạch máu, tăng lưu lượng máu đến khu vực bị đau, từ đó giảm đau hiệu quả.
  • Giảm nghẹt mũi: Hơi ấm từ khăn giúp làm loãng dịch nhầy, thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi cho bé.

Việc chườm ấm giúp bé cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn. Đây là một phương pháp trị cảm cúm cho bé tại nhà rất đơn giản mà hiệu quả cao. 

Lưu ý:

  • Sử dụng khăn mềm, sạch và không quá nóng để tránh làm bỏng da bé.
  • Kiểm tra nhiệt độ khăn trước khi chườm lên trán và mũi của bé.

6. Súc miệng, vệ sinh mũi với nước muối

Nước muối loãng từ lâu đã được biết đến với công dụng sát khuẩn, diệt khuẩn hiệu quả. Khi bé bị cúm, súc miệng bằng nước muối không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh mà còn giúp làm sạch chất nhầy, giảm đau rát cổ họng và hỗ trợ điều trị viêm nhiễm.

Cách thực hiện:

  • Pha loãng muối với nước ấm theo tỷ lệ 1/2 muỗng cà phê muối/1 cốc nước.
  • Cho bé ngậm nước muối và nhổ ra nhiều lần.
  • Dạy bé súc miệng kỹ trong khoảng 30 giây, đảm bảo dung dịch đi qua tất cả các ngóc ngách trong khoang miệng.
  • Ngửa cổ bé và súc miệng kỹ một lần nữa để loại bỏ chất nhầy sau cổ họng.
  • Lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.

Lưu ý:

  • Sử dụng muối tinh hoặc muối biển nguyên chất, không chứa tạp chất.
  • Pha nước muối với tỷ lệ phù hợp, không nên quá mặn hoặc quá loãng.
  • Súc miệng sau khi ăn 30 phút và trước khi đi ngủ.
  • Không nuốt nước muối.

7. Bôi tinh dầu

Tinh dầu thiên nhiên không chỉ mang lại hương thơm thư giãn mà còn sở hữu khả năng kháng virus, vi khuẩn hiệu quả. Vì thế góp phần hỗ trợ điều trị cảm cúm cho bé tại nhà

Tinh dầu giúp giảm tốc độ gây bệnh của virus cúm 
Tinh dầu giúp giảm tốc độ gây bệnh của virus cúm

Nghiên cứu khoa học cho thấy tinh dầu trà có khả năng làm chậm hoặc ngăn chặn tốc độ nhân lên của virus cúm, hiệu quả nhất khi sử dụng trong 2 giờ đầu sau khi bé bị nhiễm trùng.

Cách sử dụng tinh dầu trà cho bé:

  • Pha loãng tinh dầu trà với dầu nền như dầu hạnh nhân, dầu oliu theo tỷ lệ 1:10 và thoa lên lòng bàn chân bé.
  • Thêm vài giọt tinh dầu trà vào nước tắm của bé.
  • Khuếch tán tinh dầu trà trong phòng bé bằng máy khuếch tán (chú ý chọn loại máy phù hợp cho trẻ em).

Lưu ý:

  • Chỉ sử dụng tinh dầu nguyên chất, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Pha loãng tinh dầu với dầu nền trước khi sử dụng cho bé.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp tinh dầu với mắt và niêm mạc của bé.

8. Bổ sung nhiều nước để trị cảm cúm cho bé tại nhà 

Cúm có thể khiến cơ thể bé mất nước do nôn mửa, tiêu chảy. Do đó, việc cung cấp đủ nước là vô cùng quan trọng để hỗ trợ quá trình hồi phục.

Uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc đồ uống bổ sung chất điện giải. Nước lọc giúp thanh lọc cơ thể. Nước trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Ngoài ra, uống trà thảo mộc mật ong cũng có tác dụng tương tự với nước. Trà thảo mộc có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, giúp làm dịu cơn đau họng.

Cung cấp đủ nước là vô cùng quan trọng để hỗ trợ quá trình hồi phục.
Cung cấp đủ nước là vô cùng quan trọng để hỗ trợ quá trình hồi phục.

Nên cho trẻ uống nước với từng ngụm nhỏ nếu cảm thấy buồn nôn. Uống nhiều nước cùng lúc dễ gây buồn nôn hơn.

Cần quan sát màu sắc nước tiểu của trẻ nhỏ. Khi nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc gần như không màu chứng tỏ cơ thể đã được cung cấp đủ nước.

9. Dùng thức ăn dạng lỏng và ấm

Khi bị cúm, cơ thể trẻ thường mệt mỏi, chán ăn do các triệu chứng như sốt, ho, đau đầu, đau họng. Việc lựa chọn những món ăn dễ tiêu hóa, ấm nóng là vô cùng quan trọng để cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình trị cảm cúm cho bé tại nhà.

Canh thịt, cháo hoặc súp gà đều là những món ăn dễ tiêu hóa với trẻ. Canh là món ăn phù hợp với mọi khẩu vị. Canh thịt bò, thịt gà, rau xanh, nấm,… cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất. 

Súp gà  cũng là sự kết hợp hoàn hảo giữa canh và các nguyên liệu bổ sung. Thịt gà cung cấp protein và sắt, cà rốt, nấm, bắp mang lại nhiều dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị cúm hiệu quả. Bột năng trong súp giúp bé no lâu hơn.

Cháo cũng là lựa chọn tuyệt vời, dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng khi trẻ bị cúm.

10. Tăng cường đề kháng cho trẻ với thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Immune của Doppelherz – Thương hiệu số 1 tại Đức 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bé là bí quyết giúp bé tăng cường đề kháng khi bị cúm. Kinder Immune – siro vị dứa thơm ngon, dễ sử dụng – là sản phẩm được tin dùng bởi nhiều bậc phụ huynh, giúp bé yêu luôn khỏe mạnh, vui chơi học tập mỗi ngày.

Kinder Immune hỗ trợ cung cấp vitamin A, C, D3, E, kẽm và selen. Giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả. Với hương vị dứa hấp dẫn, dạng siro dễ sử dụng, phù hợp với mọi lứa tuổi. Kinder Immune hỗ trợ tăng cường đề kháng, bé mau chóng khỏe mạnh, vui chơi học tập mỗi ngày.

Mua Kinder Immune Syrup chính hãng cho bé yêu  tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Ngoài ra các mẹ còn có thể mua hàng trực tuyến tiện lợi, nhanh chóng tại website chính hãng Doppelherz.vn, ShopeeLazada.

Hãy cùng Kinder Immune đồng hành với bé yêu trên hành trình phát triển khỏe mạnh!