“HẠ GỤC” TRẺ LƯỜI ĂN RAU CHỈ VỚI 13 BÍ KÍP “NHỎ NHƯNG CÓ VÕ” 

“HẠ GỤC” TRẺ LƯỜI ĂN RAU CHỈ VỚI 13 BÍ KÍP “NHỎ NHƯNG CÓ VÕ” 

Trẻ lười ăn rau là tình trạng vô cùng phổ biến khiến các phụ huynh phải đau đầu. Nhưng rau xanh lại đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Vậy lý do khiến bé lười ăn rau và giải pháp để khắc phục tình trạng là gì? Doppelherz sẽ cùng bạn tìm cách để trẻ biếng ăn chậm tăng cân không còn xảy ra nữa qua bài viết sau.

I.  Tầm quan trọng của rau xanh với trẻ nhỏ

Rau đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp năng lượng, vitamin, chất xơ và nước cho cơ thể. Nhờ những dưỡng chất này, rau giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, đột quỵ và ung thư trong tương lai. Do đó, việc xây dựng chế độ ăn giàu rau và đa dạng thực phẩm từ các nhóm dinh dưỡng khác là vô cùng quan trọng cho sức khỏe của trẻ.

Dựa trên khuyến nghị của các bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa, lượng rau cần thiết cho trẻ ở từng độ tuổi như sau:

  • 1-2 tuổi: 2 khẩu phần rau mỗi ngày.
  • 2-3 tuổi: 2-3 khẩu phần rau mỗi ngày.
  • 4-8 tuổi: Cung cấp đủ khẩu phần rau trong mỗi bữa ăn.

Nếu trẻ lười ăn rau, cha mẹ cần kiên nhẫn khuyến khích con. Việc hình thành thói quen ăn uống lành mạnh với đa dạng rau xanh ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ thiết lập nền tảng sức khỏe vững chắc cho tương lai.

II. Nguyên nhân “Trẻ lười ăn rau” 

Việc xác định được lý do bé nhà bạn không muốn ăn rau là cần thiết. Điều này sẽ giúp phụ huynh tìm được các giải pháp phù hợp và hiệu quả hơn. Bé lười ăn rau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

a.Trẻ lười ăn rau do chưa quen các loại thức ăn mới

Thế giới rau xanh vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, nhiều trẻ lại tỏ ra e dè và không thích ăn rau. Nguyên nhân phổ biến nhất là do trẻ sợ thức ăn mới hoặc chưa biết rõ. Do đó dẫn đến tình trạng sợ thức ăn – một hành vi tự nhiên thường gặp ở trẻ mới biết đi. 

Hành vi này sẽ đạt đỉnh điểm khi trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, trẻ đang dần khẳng định tính độc lập của bản thân, bao gồm cả việc lựa chọn thức ăn theo sở thích riêng. Vì thế, sự cộng hưởng của hai yếu kể trên có thể dẫn đến “cuộc chiến ép ăn” mỗi khi tới bữa giữa trẻ và cha mẹ. 

Trẻ không quen với nhiều loại rau mới
Trẻ không quen với nhiều loại rau mới

b. Hương vị của rau khiến trẻ lười ăn rau

Vị đắng trong một vài loại rau là lý do khiến trẻ lười ăn rau. Vị đắng này xuất phát từ hai thành phần chính: canxi và chất dinh dưỡng thực vật. Chất dinh dưỡng thực vật là các hợp chất tự nhiên có trong thực vật, bao gồm phenol, polyphenol, flavonoid, isoflavone, tecpen và glucosinolate.

Chúng là hợp chất tự bảo vệ của thực vật, giúp chống lại sâu bệnh và các tác nhân gây hại khác. Mặc dù vị đắng khó chịu với trẻ, nhưng chất dinh dưỡng thực vật lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Chúng có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư và Alzheimer.

c. Tập làm quen 

Như đã phân tích, con người vốn có bản năng né tránh những thức ăn có vị chua và đắng. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng ta dần thích nghi và thậm chí yêu thích những thực phẩm như bông cải xanh, cải xoăn, chanh, cam,… Điều này không phải do vị giác thay đổi mà là do sự thích nghi và tập luyện.

Lần đầu tiên tiếp xúc với vị chua, đắng, con người thường cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc nhiều lần, vị giác sẽ dần làm quen và hình thành sự chấp nhận.

Trẻ lười ăn rau thường xuất phát từ nguyên nhân này. Do đó, để trẻ yêu thích rau, cha mẹ cần kiên nhẫn cho trẻ tiếp xúc với rau nhiều lần, tối thiểu từ 10 đến 15 lần.

Cần cho trẻ tiếp xúc nhiều với rau củ 
Cần cho trẻ tiếp xúc nhiều với rau củ

III. 13 Mẹo “nhỏ mà có võ” giúp mẹ giải quyết trẻ lười ăn rau 

Để khắc phục tình trạng bé lười ăn rau, cha mẹ cần xác định nguyên nhân. Ngoài ra, phụ huynh có thể bỏ túi ngay 13 mẹo nhỏ dưới đây để khắc phục tình trạng trẻ lười ăn rau, trẻ biếng ăn chậm tăng cân: 

1. Chế biến theo sở thích của bé

Vì trẻ thường khó tiếp nhận thức ăn mới, đặc biệt là rau. Cha mẹ cần quan sát và ghi chép lại những loại rau bé thích ăn. Phụ huynh nên chế biến rau phù hợp với sở thích của bé.

Bữa ăn của trẻ nên được thiết kế với đa dạng các loại rau được chế biến theo nhiều cách (sống và chín). Mục đích là tạo màu sắc và hương vị phong phú cho món ăn. Đồng thời, điều này giúp che bớt vị đắng của rau.

2. Cho trẻ lười ăn rau thử với lượng nhỏ

Để giúp bé dễ dàng tiếp nhận loại rau mới, cha mẹ nên cho bé ăn lượng nhỏ. Các món ăn với rau nên được chế biến phù hợp trong lần đầu tiên.

Một cách hiệu quả là xay nhuyễn rau và trộn vào cháo ăn dặm của bé. Phương pháp này giúp bé tiếp nhận rau một cách dễ dàng và dần dần hình thành thói quen ăn rau.

3. Trình bày đĩa rau củ thật hấp dẫn, bắt mắt

Trình bày món ăn đẹp mắt, màu sắc hài hòa là một cách hiệu quả để giúp giảm tình trạng trẻ lười ăn rau. Điều này sẽ kích thích sự thèm ăn và tạo hứng thú cho bé trong bữa ăn.

Cha mẹ có thể sử dụng các loại rau củ quả như cà chua, cà rốt để tạo hình các hình thù ngộ nghĩnh như mặt cười, mặt trời, các loại hoa… xen kẽ vào các món ăn thường ngày của bé.

Trình bày món ăn hấp dẫn sẽ kích thích sự thèm ăn của trẻ
Trình bày món ăn hấp dẫn sẽ kích thích sự thèm ăn của trẻ

4. Bắt đầu với các loại rau củ ngọt với trẻ lười ăn rau

Bắt đầu cho bé tập ăn rau củ bằng những loại có vị ngọt tự nhiên bắp (ngô), cà rốt, đậu Hà Lan, khoai lang… sẽ giúp cải thiện tình trạng trẻ lười ăn rau.

Bởi vị ngọt tự nhiên của các loại rau củ này sẽ kích thích vị giác của bé. Điều này giúp bé cảm thấy thích thú hơn khi ăn rau củ. Kết cấu mềm mại của các loại rau củ này cũng dễ dàng nhai và tiêu hóa hơn đối với trẻ.

5. Ăn rau xanh kèm với các loại nước chấm hấp dẫn

Mặc dù rau thường không hấp dẫn đối với trẻ, nhưng cha mẹ có thể sử dụng các loại nước chấm, gia vị và nước sốt để tăng thêm hương vị và màu sắc. Từ đó kích thích bé ăn rau nhiều hơn.“ Đây là một cách xử lý” tình trạng trẻ lười ăn rau rất cách hiệu quả.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý:

  • Sử dụng các loại gia vị một cách vừa phải, tránh lạm dụng.
  • Lựa chọn các loại gia vị phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của bé.
Kết hợp các loại nước chấm với rau 
Kết hợp các loại nước chấm với rau

6. Đừng ép buộc, hãy làm gương khi trẻ lười ăn rau 

Để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ, cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một trong những cách hiệu quả nhất để khuyến khích bé yêu thích rau xanh là chính bản thân cha mẹ phải thường xuyên ăn rau.

Trẻ nhỏ thường học hỏi từ hành động của người lớn, đặc biệt là cha mẹ. Khi bé nhìn thấy cha mẹ thường xuyên ăn rau với thái độ tích cực, giúp bé cảm nhận được sự ngon miệng của rau. Khi bé nhìn thấy cha mẹ thưởng thức rau một cách ngon lành, bé sẽ tò mò và muốn thử ăn.

7. Kết hợp món trẻ thích với rau

Để giúp bé yêu thích rau củ và nhận được đầy đủ dưỡng chất từ nhóm thực phẩm này, cha mẹ nên chế biến đa dạng các món ăn phù hợp với sở thích của bé. Có thể kết hợp rau củ với các món ăn mà bé yêu thích như:

  • Salad rau củ: Cắt rau củ thành những hình thù ngộ nghĩnh, bắt mắt và trộn với các loại nước sốt phù hợp.
  • Súp rau củ: Nấu súp rau củ với các loại thịt, cá hoặc hải sản để tăng thêm hương vị.
  • Nước ép rau củ: Ép rau củ thành nước và thêm vào các loại trái cây để tạo vị ngọt tự nhiên.
  • Mì spaghetti: Kết hợp mì spaghetti với các loại rau củ xào hoặc sốt cà chua.
  • Sinh tố: Xay nhuyễn rau củ với các loại trái cây để tạo thành sinh tố thơm ngon.
Chế biến rau cùng nhiều nguyên liệu đa dạng khác 
Chế biến rau cùng nhiều nguyên liệu đa dạng khác

8. Để trẻ tự chọn món ăn

Cho phép bé chủ động chọn thức ăn là một phương pháp hiệu quả để giúp bé dễ dàng tiếp nhận khẩu phần ăn có nhiều rau củ. Khi được tự do lựa chọn, bé sẽ cảm thấy hứng thú và tò mò với những loại rau củ mới. Đồng thời, giúp trẻ có cảm giác tự chủ và trách nhiệm với bữa ăn của mình.

9. Khuyến khích trẻ lười ăn rau tham gia chế biến rau củ

Cho bé tham gia vào việc nấu nướng không chỉ tốt với trẻ lười ăn rau mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của bé. Đặc biệt, điều này đúng với cả những trẻ biếng ăn, chậm tăng cân. 

Thứ nhất, bé sẽ cảm thấy hứng thú và muốn thưởng thức “tác phẩm” của mình hơn. 

Thứ hai, nấu ăn cùng cha mẹ là cơ hội tuyệt vời để bé học hỏi và phát triển các kỹ năng. Bé sẽ học được cách sử dụng các dụng cụ nấu ăn, được quan sát cách sơ chế nguyên liệu và cách chế biến món ăn. 

Thứ ba, nấu ăn cùng cha mẹ là hoạt động vui chơi giải trí bổ ích cho bé. Bé sẽ có những giây phút vui vẻ và đáng nhớ bên cha mẹ.

Phụ huynh cùng trẻ tham gia chế biến rau củ 
Phụ huynh cùng trẻ tham gia chế biến rau củ

10. Thay đổi loại rau thường xuyên

Rau thơm là những loại rau có mùi thơm đặc trưng do chứa tinh dầu, ví dụ như bạc hà, thì là, tía tô… Việc sử dụng rau thơm trong chế biến món ăn hàng ngày cho trẻ sẽ mang lại nhiều lợi ích:

  • Kích thích khứu giác và vị giác của trẻ: Mùi thơm đặc trưng của rau thơm sẽ giúp kích thích khứu giác và vị giác của trẻ lười ăn rau, từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Một số loại rau thơm như tía tô, kinh giới, húng quế… có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Vì thế sẽ giúp trẻ biếng ăn chậm tăng cân ăn ngon miệng và giảm đầy bụng.

11. Dẫn trẻ đi mua rau

Dẫn trẻ đi mua sắm rau củ quả sẽ giúp trẻ tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại rau khác nhau. Cha mẹ hãy chỉ cho trẻ thấy màu sắc và hình dạng đẹp mắt của các loại rau củ để khơi gợi sự tò mò và hứng thú của trẻ.

Việc cho trẻ tham gia lựa chọn rau củ cũng sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú và muốn ăn rau hơn.

Trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều loại rau, giúp kích thích sự tò mò về món ăn
Trẻ sẽ được tiếp xúc với nhiều loại rau, giúp kích thích sự tò mò về món ăn

12. Ăn nhiều trái cây nếu trẻ lười ăn rau 

Trẻ thường thích ăn trái cây hơn rau củ vì trái cây có vị ngọt. Cha mẹ có thể kết hợp trái cây với rau củ để tạo thành món ăn hấp dẫn và dễ tiếp nhận hơn cho trẻ lười ăn rau.

Ví dụ, cha mẹ có thể làm sinh tố trái cây kết hợp với rau bina, cải xoăn, hoặc làm salad trái cây với rau diếp cá, xà lách… Việc kết hợp rau củ với trái cây sẽ giúp trẻ tiếp cận đa dạng các loại thức ăn và hạn chế tình trạng trẻ không chịu ăn rau.

13. Bổ sung vi chất cho trẻ lười ăn rau, trẻ biếng ăn chậm tăng cân với thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima 

Đối với những trường hợp trẻ vẫn chưa chịu ăn rau xanh, thiếu vitamin cần thiết trong khẩu phần ăn, bố mẹ có thể tham khảo cho bé bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima. Đây là sản phẩm đến từ Doppelherz – thương hiệu số 1 tại Đức. 

Kinder Optima hỗ trợ cung cấp L-lysine, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Kinder Optima sẽ là người bạn hỗ trợ cải thiện chứng lười ăn của trẻ với hương vị thơm ngon, dễ uống nên trẻ rất thích thú khi sử dụng.

Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối chính hãng tại Việt Nam bởi công ty Cổ phần Mastertran. Cha mẹ có thể dễ dàng mua sản phẩm chính hãng cho bé tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Sản phẩm đang được phân phối trên doppelherz.vn hoặc trên sàn TMĐT của Doppelherz là ShopeeLazada