VIÊM TAI GIỮA VÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ CẦN BIẾT - Doppelherz

VIÊM TAI GIỮA VÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ CẦN BIẾT

Viêm tai giữa là căn bệnh rất nguy hiểm nhất là đối với trẻ nhỏ. Tình trạng có thể tệ hơn thành nhiễm trùng huyết, nghe kém hơn hoặc thậm chí bị điếc. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 6-36 tháng tuổi do thời điểm này hệ miễn dịch của bé còn yếu, chưa phát triển hoàn toàn. Vậy thì dấu hiệu viêm tai giữa và những điều cần biết sẽ được Doppelherz cung cấp tới bạn qua bài viết dưới đây.

I. Vị trí và chức năng của tai giữa

Bộ phận tai của người được chia thành 3 phần chính đó là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Trong đó: 

  • Tai ngoài: bao gồm vành tai ngoài và ống tai.
  • Tai giữa: bao gồm màng nhĩ, hòm nhĩ và vòi nhĩ. Tai giữa còn có xương con bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Chức năng chính của bộ phận này là truyền các rung động từ màng nhĩ đến tai. Điều này được thực hiện thông qua các chuỗi xương con. Con người có thể nghe được các âm thanh khác nhau 1 phần là nhờ bộ phận này. 
  • Tai trong hay còn được biết là phần trong cùng của tai. Phần này chứa ốc tai, các ống bán khuyên và tiền đình. Chức năng của tai trong là chuyển đổi các xung động âm thanh ở xung quanh tới tai giữa thành xung động thần kinh. Tai trong giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể bạn

II. Viêm tai giữa là gì?

Định nghĩa của Viêm Tai Giữa là Tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng. Dấu hiệu viêm tai giữa là sưng đau, chảy dịch hoặc sốt cao. Bệnh có thể gặp ở tất cả lứa tuổi tuy nhiên trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi sẽ dễ bị nhất. 

Viêm tai giữa là gì
Viêm tai giữa là gì

III. Các loại viêm tai giữa

Có 3 mức độ bệnh mà các phụ huynh cần biết và lưu ý đó là: 

Viêm tai giữa cấp tính: Đây là một biến chứng do rối loạn chức năng của vòi nhĩ. Điều này xảy ra khi đường hô hấp của bạn bị nhiễm trùng có thể là do virus gây ra. 

Viêm tai giữa mạn tính: Khi đã bị mãn tĩnh thì người bệnh sẽ thường bị trên 12 tuần. Việc này dẫn đến tai của người bệnh chảy mủ thông qua lỗ thủng màng nhĩ

Viêm tai giữa ứ dịch: Khi tai bị viêm và tiết dịch ở niêm mạc nhưng dịch này bị giữ lại ở phía sau màng tai. Dịch ứ có thể là ở dạng thanh dịch, dịch nhầy hoặc keo dính.

Các loại viêm tai giữa
Các loại viêm tai giữa

IV. Nguyên nhân viêm tai giữa

  • Nhiễm trùng tai: Tai giữa của bé bị tấn công bởi vi khuẩn hoặc virus. Biến chứng sẽ càng nặng nề khi người bệnh bị cảm lạnh, ốm sốt hoặc dị ứng gây tắc nghẽn mũi cửa sau.
  • Vòi nhĩ hay còn gọi là vòi Eustachian: Đây chính là bộ phận ống vòi tai. Bộ phận này có kích thước rất hẹp, nối tai giữa và vòm họng với nhau. Nhiệm vụ chính của vòi nhĩ là điều chỉnh áp suất không khí cũng như điều tiết không khí ở bên trong tai. Đồng thời đưa chất tiết tai giữa ra bên ngoài. Một khi mà vòi nhĩ bị sưng thì chất lỏng trong tai giữa sẽ không đi ra ngoài được mà ứ đọng lại. Việc này sẽ dẫn đến nhiễm trùng. 
  • VA (Adenoids): Đây là một dạng mô lympho nhỏ nằm ở phía sau mũi. Chúng có vai trò hoạt động như là một hệ miễn dịch. VA nằm gần ở chỗ cửa mở của vòi nhĩ nên khi bộ phận này viêm sưng lên sẽ khiến vòi nhĩ tắc nghẽn. 
Nguyên nhân dẫn đến bệnh
Nguyên nhân dẫn đến bệnh

V. Dấu hiệu viêm tai giữa

Đối với trẻ em hoặc người lớn thì sẽ có dấu hiệu viêm tai giữa khác nhau:

  • Đối với trẻ em: Bé thường có dấu hiệu đau tai khi nằm đè, sốt cao từ 38 độ trở lên. Bé cũng sẽ khó nhiều, khó ngủ, nghe kém đi và mất thăng bằng. Ngoài ra còn bị chảy dịch từ tai, ít ăn.
  • Đối với người lớn sẽ thường chỉ có biểu hiện đau tai, khó nghe hay nặng hơn là dịch chảy ra từ tai.

VI. Biến chứng viêm tai giữa

Bệnh sẽ dẫn đến các biến chứng cực kì nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.

  • Nhiễm trùng tai chính là biến chứng đầu tiên và thường gặp nhất ở những người từng bị viêm tai giữa. Nhiễm trùng sẽ không được điều trị dứt điểm mà có tái đi tái lại nhiều lần. Ảnh hưởng đến khả năng nghe của người mắc bệnh. 
  • Giảm thính giác sẽ trở nên nặng nề hơn nếu bạn để tình trạng tai nhiễm trùng xảy ra thường xuyên. Điều này chỉ hết nếu bạn điều trị bệnh dứt điểm. Nếu để tình trạng kéo dài quá lâu thì sẽ dẫn đến tổn thương màng nhĩ và thậm chí là bị mất thính lực vĩnh viễn. 
  • Chậm nói hoặc chậm phát triển: trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi chẳng may bị viêm tai giữa thì suy giảm thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn, có thể cản trở quá trình chậm phản xạ, chậm nói.
Biến chứng của bệnh
Biến chứng của bệnh
  • Chậm nói hoặc chậm phát triển sẽ chủ yếu xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới bị đi mắc phải bệnh. Dấu hiệu viêm tai giữa ban đầu sẽ là suy giảm thính lực tạm thời hoặc có thể bị vĩnh viễn nếu trẻ bị nặng.
  • Thủng màng nhĩ: Thông thường khi người bệnh bị thủng thì phần màng nhĩ sẽ có thể lành lại trong 72 giờ. Tuy nhiên đã có không ít trường hợp phải phẫu thuật để khâu lại màng nhĩ. 

VII. Chẩn đoán viêm tai giữa

Bệnh hoàn toàn có thể chẩn đoán dễ dàng nếu như bạn đến các cơ sở y tế uy tín. 

  • Khám tai: Sử dụng phương pháp nội soi tai hoặc sử dụng đèn soi tai là hình thức tốt nhất để các bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh của bạn. Dấu hiệu viêm tai giữa nhìn thấy được đó là màng nhĩ sưng huyết, bị căng phồng. Bên trong hòm nhĩ chứa dịch. 
  • Khám các bộ phận khác: Các bác sĩ ngoài việc nội soi tai thì có thể đồng thời khám các bộ phận khác như: họng, mũi xoang hay vùng vòm. Cũng có thể kiểm tra nhịp thở của bạn để tìm các dấu hiệu khác nếu có. 
Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán bệnh

VIII. Phòng ngừa viêm tai giữa

Để đảm bảo cho sức khỏe của cả gia đình và nhất là trẻ nhỏ, hay lưu ý đến các phòng ngừa bệnh cũng như dấu hiệu viêm tai giữa dưới đây.

  • Thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng, không dùng chung đồ dùng ăn uống.
  • Che miệng khi ho, hắt hơi.
  • Trẻ được bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, hạn chế ngậm bình sữa hoặc núm vú giả, tránh để trẻ sặc, trớ. 
  • Chích ngừa vắc xin đúng khuyến cáo y khoa để ngăn cúm.
  • Giữ ấm trong mùa lạnh, ăn uống, vận động khoa học để tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về bệnh viêm tai giữa. Bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu như bạn phát hiện các dấu hiệu viêm tai giữa kịp thời. Hãy theo dõi các bài đăng của Doppelherz để luôn cập nhật tin tức sức khỏe mới nhất. Đồng thời, các sản phẩm của Doppelherz đang được bán chính hãng tại các nhà thuốc trên cả nước. Để thuận tiện hơn cho người tiêu dùng, quý khách cũng có thể truy cập sàn TMĐT ShopeeLazada để mua hàng tiện lợi hơn.