CHĂM SÓC TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG ĐÚNG CÁCH: NGUYÊN NHÂN VÀ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

CHĂM SÓC TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG ĐÚNG CÁCH: NGUYÊN NHÂN VÀ HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách là nhiều nỗi băn khoăn của phụ huynh , nhất là khi bắt đầu mùa dịch. Tay chân miệng là một trong những bệnh dễ gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi và trẻ dưới 3 tuổi có khả năng mắc biến chứng cao. Việc phát hiện sớm và nhận biết cách chăm sóc bé bị tay chân miệng đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng do bệnh để lại. 

I.Bệnh tay chân miệng là gì?

Virus đường ruột là tác nhân chủ yếu gây bệnh tay chân miệng. Hai virus phổ biến nhất là chủng Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Mặc dù EV71 ít gặp hơn. Nhưng các trường hợp mắc bệnh do virus này thường diễn biến nhanh chóng và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm rõ cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng để bảo vệ bé khỏe mạnh. 

II. Bệnh lây lan như thế nào?

Đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh tay chân miệng là qua đường tiêu hóa. Từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua các con đường sau:

  • Trực tiếp tiếp xúc với dịch tiết từ các nốt mụn nước, bãi nôn, nước bọt, phân của trẻ bị bệnh.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, cốc chén, đồ chơi,…

Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra tại các thời điểm khác nhau trong năm. Nhưng khoảng tháng 2-4 và từ tháng 9-12 là thời gian cao điểm của dịch bệnh. Đặc biệt ở những khu vực nóng ẩm, vệ sinh kém sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa
Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa

III. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng tuy lành tính. Có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, phù phổi,… thậm chí tử vong ở trẻ nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, kịp thời. Do vậy, việc trang bị kiến thức về chăm sóc trẻ bị tay chân miệng là vô cùng quan trọng. Từ đó, cha mẹ có thể phát hiện sớm và xử lý phù hợp cho bé.

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Giai đoạn ủ bệnh (3-7 ngày): Trẻ không có dấu hiệu bất thường rõ ràng. 
  • Giai đoạn khởi bệnh (1-2 ngày): Trẻ sốt (mức độ tùy thuộc vào cơ địa), mệt mỏi, đau nhức người, đau họng, trẻ không muốn ăn, tiêu chảy.
  • Giai đoạn toàn phát (3-10 ngày):
    • Loét miệng: Vết loét màu đỏ, dạng phỏng nước, đường kính 2-3mm, xuất hiện nhiều ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi. Khiến trẻ tiết nước bọt nhiều hơn, đau miệng, nhất là khi nuốt thức ăn, dẫn đến cảm giác sợ ăn ở trẻ.
    • Nốt ban dạng phỏng nước: Kích thước 2-10mm, màu xám, hình bầu dục, mọc thành từng vùng, chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Nốt mụn có thể lồi hoặc ẩn dưới da, không gây đau. Nốt ban cũng có thể xuất hiện ở mông, gối trên nền ban hồng. Nốt ban thường tồn tại 7 ngày, không vỡ loét hay bội nhiễm, để lại vết thâm trên da trẻ sau khi biến mất.

IV. Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đúng cách

Bệnh tay chân miệng nếu được chăm sóc đúng cách, bé yêu sẽ nhanh chóng hồi phục sau 8-10 ngày. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho bố mẹ:

  • Bổ sung nước đầy đủ cho bé: Sốt, tiêu chảy, nôn ói và các vết loét miệng khiến bé lười uống nước. Điều này dẫn đến nguy cơ mất nước nghiêm trọng. Bé trong giai đoạn này cần được bổ sung nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng nước đã mất. Đây là một trong những cách chăm sóc bé bị tay chân miệng rất hiệu quả. 
Bổ sung đầy đủ nước cho trẻ bị tay chân miệng rất quan trọng
Bổ sung đầy đủ nước cho trẻ bị tay chân miệng rất quan trọng
  • Sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau theo hướng dẫn: Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và loại thuốc phù hợp với bé. Với Paracetamol với 10-15 mg/kg mỗi liều là thuốc được thường dùng cho bệnh tay chân miệng.

Lưu ý:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi không được sử dụng loại thuốc này. 
  • Không dùng quá 5 lần/ngày.
  • Mỗi lần cách nhau 4-6 giờ.
  • Vệ sinh cá nhân cho bé: Cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý. Để chăm sóc trẻ bị tay chân miệng,  cần tắm rửa, đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày. Vệ sinh các tổn thương ngoài da bằng dung dịch sát khuẩn, tránh bội nhiễm khi nốt mụn nước vỡ.
  • Cách ly bé để tránh lây lan: cần hạn chế cho bé tiếp xúc với bạn bè, người thân. Bố mẹ khi chăm sóc bé cần đeo khẩu trang và rửa tay kỹ bằng xà phòng.
  • Vệ sinh đồ dùng cá nhân của bé: Giặt giũ, khử trùng quần áo, tã lót, bình sữa, ly uống nước, chén ăn,… của bé riêng biệt. Cha mẹ có thể sử dụng nước sôi hoặc dung dịch chuyên dụng để sát khuẩn.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần chọn thức ăn mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa, dễ nuốt. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cho bé. Tránh cho bé ăn trái cây gây ảnh hưởng đến nốt mụn nước, thực phẩm không lành mạnh, thức ăn nhanh, đồ cay nóng, đồ chế biến sẵn,…

Lưu ý, khi nào cần đưa bé đến bệnh viện ngay? Trong quá trình chăm sóc bé tại nhà, bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng và đưa bé đến bệnh viện ngay khi bé có những biểu hiện bất thường sau đây:

Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ với các triệu chứng nặng 
Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ với các triệu chứng nặng
  • Triệu chứng kéo dài hơn một tuần và chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Sốt cao, sốt cao nhiều ngày, bị co giật khi sốt.
  • Quấy khóc nhiều, khóc không ra nước mắt, môi tái xanh, có dấu hiệu mất nước.
  • Có xu hướng ngủ nhiều hơn, mất nhận thức.
  • Dễ hoảng hốt và giật mình.
  • Trẻ khó đi vững, đi loạng choạng.
  • Khó thở, thở nhanh, thở nông.
  • Da nổi vết vằn.
  • Huyết áp và nhịp tim tăng nhanh.
  • Nôn mửa thường xuyên.

V. Một số lỗi khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Bên cạnh những hướng dẫn chăm sóc bé yêu mắc tay chân miệng tại nhà đã chia sẻ ở trên, bác sĩ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh lưu ý tránh mắc phải những sai lầm thường gặp sau đây:

  • Kiêng gió, kiêng nước: Nhiều phụ huynh cho rằng kiêng gió, kiêng nước sẽ giúp bé mau khỏi bệnh. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Khi mắc bệnh, bé sốt, đổ nhiều mồ hôi và dịch tiết từ các nốt phỏng nước vỡ ra. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Do vậy, bé cần được tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ và cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Giữ ấm quá mức khi bé sốt: Khi bé sốt, nhất là khi sốt kèm theo ớn lạnh, run rẩy, nhiều phụ huynh thường giữ ấm cho bé kỹ hơn. Tuy nhiên, điều này là sai lầm. Lúc này, bé nên được mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, có độ thấm hút tốt. Đặc biệt, phụ huynh cần sử dụng thuốc hạ sốt khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Không nên giữ ấm cho trẻ quá mức khi trẻ đang sốt 
Không nên giữ ấm cho trẻ quá mức khi trẻ đang sốt
  • Ép bé ăn khi biếng ăn: Tay chân miệng khiến bé mệt mỏi, khó chịu. Các nốt phỏng nước trong miệng khiến bé đau khi nuốt, dẫn đến biếng ăn. Bố mẹ không nên ép bé ăn vì điều này sẽ khiến bé sợ hãi. Có thể gây ám ảnh mỗi khi đến bữa ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

VI. Cách phòng bệnh cho trẻ mắc tay chân miệng

Mặc dù hiện nay chưa có vắc-xin phòng ngừa tay chân miệng, nhưng bố mẹ có thể chủ động bảo vệ bé yêu bằng những biện pháp đơn giản sau:

  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với bạn bè, người thân để tránh lây lan bệnh.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân như đồ chơi, đồ dùng trong phòng và môi trường xung quanh trẻ. 
  • Tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng khử khuẩn, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Khi nấu ăn, bố mẹ cần chú ý vệ sinh và đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm.
  • Tránh đưa bé đang mắc bệnh tay chân miệng đến những khu vực đông người
  • Cho bé ăn uống đủ chất, lành mạnh để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
  • Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi.
  • Tạo cho bé thời gian vui chơi và học tập hợp lý để bé phát triển toàn diện.
  • Cần chú trọng nâng cao sức đề kháng cho bé. Phụ huynh có thể khuyến khích bé tập thể dục, thể thao thường xuyên để rèn luyện sức bền và tăng cường hệ miễn dịch.

VII. Tăng cường đề kháng cho trẻ bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Immune của Doppelherz – Thương hiệu số 1 tại Đức 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng là lựa chọn thông minh giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh. Kinder Immune Syrup – siro vị dứa thơm ngon, dễ sử dụng – là sản phẩm được tin dùng bởi nhiều bậc phụ huynh.

Ưu điểm nổi bật của Kinder Immune Syrup giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng. Sản phẩm cung cấp vitamin A, C, D3, E, kẽm và selen, giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh. Với hương vị dứa hấp dẫn, dạng siro dễ uống phù hợp với mọi lứa tuổi. Sản phẩm của Doppelherz – thương hiệu số 1 tại Đức, được nhập khẩu và phân phối chính hãng bởi Công ty Cổ phần Mastertran tại Việt Nam.

Cha mẹ có thể dễ dàng mua sản phẩm chính hãng cho bé tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc trên website doppelherz.vn, ShopeeLazada.

Hãy lựa chọn Kinder Immune Syrup để đồng hành cùng bé yêu trên hành trình phát triển khỏe mạnh!