CẢNH GIÁC NGUY CƠ ĐỘT QUỴ Ở TRẺ EM - Doppelherz

CẢNH GIÁC NGUY CƠ ĐỘT QUỴ Ở TRẺ EM

Đột quỵ ở trẻ đang là nỗi lo càng ngày càng lớn ở các bậc phụ huynh. Trẻ em tự nhiên có các biểu hiện bất thường chính là dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em sắp xảy ra. Để tránh trường hợp xấu nhất xảy ra, các bậc phụ huynh cần trang bị ĐÚNG và ĐỦ kiến thức về vấn đề này. Do đó, hãy cùng Doppelherz tìm hiểu về tất cả những gì về đột quỵ qua bài viết dưới đây. 

I. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đột quỵ ở trẻ em?

Đột quỵ thường được người ta gắn mác là bệnh của người lớn đặc biệt là người già. Tuy nhiên trên thực tế, tỷ lệ người trẻ và đặc biệt là trẻ em càng ngày càng gia tăng. Mặc dù nhiều người trẻ hay trẻ em được cứu sống kịp thời nhưng vẫn có nhiều người trẻ phải chịu di chứng sau này. Đáng buồn hơn là có những người đã không qua khỏi do không có kiến thức sơ cứu hoặc đã không đến bệnh viện kịp thời. 

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đột quỵ ở trẻ em
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đột quỵ ở trẻ em

Đột quỵ ở trẻ em là thách thức không hề nhỏ đối với các bác sĩ. Việc nhận biết dấu hiệu của bệnh cũng rất khó khăn khi trẻ em chưa biết cách bộc lộ, nhất là trẻ em chưa biết nói. Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em như đau đầu thì trẻ cũng chỉ có thể thể hiện ra là quấy khóc. Bệnh đột quỵ này cũng không phải là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân thường thấy là do dị dạng bẩm sinh mạch máu não. Một số trường hợp khác có thể nhắc đến là do các bệnh lý như tim bẩm sinh hay là rối loạn đông cầm máu. 

Việc bệnh không phổ biến làm cho các phụ huynh thật sự chủ quan với căn bệnh này. Đột quỵ hay bất cứ bệnh nào cũng có khoảng thời gian vàng để cấp cứu và chữa trị kịp thời. Do vậy, các bậc phụ huynh hãy vô cùng chú ý khi con trẻ có các dấu hiệu như đau đầu dữ dội, nôn mửa, co giật hoặc yếu liệt một bên cơ thể,… Ngay khi có các dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em như trên thì cần mau chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

II. Cảnh báo những DẤU HIỆU gây ra tình trạng ĐỘT QUỴ Ở TRẺ EM

Dưới đây là một số dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em mà Doppelherz khuyên bạn nên cực kỳ lưu ý:

  • Trẻ đột ngột bảo bị đau đầu rất dữ dội hoặc quấy khóc liên tục, nôn ói không rõ lý do. 
  • Sau khi trẻ bị nôn thì có thể giảm cơn đau đầu. Tuy nhiên xuất hiện những dấu hiệu khác như co giật, mất ý thức, méo miệng,…
  • Chi tay của trẻ không thể cầm nắm được như người bình thường. Trẻ bị đi lê chân một bên hoặc có tiếng kêu lạ trong đầu
  • Cơ thể của trẻ dễ bị tím tái khi gắng sức làm một việc gì đó là dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em mà phụ huynh rất nên lưu ý. 
Một số dấu hiệu mà bạn nên cực kỳ lưu ý
Một số dấu hiệu mà bạn nên cực kỳ lưu ý

Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám cẩn thận. Đột quỵ nếu phát hiện trễ thì có nguy cơ tử vong rất cao. Sau điều trị mà để lại di chứng nặng nề là điều khó tránh khỏi. Điển hình như liệt nửa người, không còn khả năng tự chăm sóc cho bản thân. 

Không chỉ nhận diện ở trẻ em mà người lớn cũng có thể áp dụng cách nhận biết sau. Yêu cầu người bệnh cười để xem có bên mặt nào bị chảy xệ xuống hay không. Ngoài ra còn có thể yêu cầu người bệnh giơ tay thẳng trước ngực cùng lúc để xem có tay nào bị rũ xuống hoặc không thể giơ hay không. Đồng thời, việc trẻ nói lắp, không rõ chữ, nói khó hiểu cũng có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ. 

III. Làm thế nào để tầm soát đột quỵ ở trẻ em?

Đột quỵ ở trẻ em thường khó phòng ngừa hơn rất nhiều. Nếu ở người lớn, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra từ các chế độ ăn uống hay sinh hoạt thì ở trẻ lại khó hơn rất nhiều. Trẻ em khó có thể nói ra được là chúng đang bị cảm giác như nào mà chỉ có thể quấy khóc. 

Làm thế nào để tầm soát đột quỵ ở trẻ em
Làm thế nào để tầm soát đột quỵ ở trẻ em

Bác sĩ khuyến cáo dự phòng đột quỵ ở trẻ em là sớm phát hiện được các bệnh lý liên quan. Chẳng hạn có thể kể đến như tim bẩm sinh, dị dạng mạch máu và các bệnh khác. Việc phát hiện sớm thì mới có thể can thiệp sớm cũng như ngăn tình trạng đột quỵ xảy ra. 

Các phụ huynh đặc biệt KHÔNG ĐƯỢC DÙNG THUỐC TỰ Ý mà không có chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ xuất hiện các cảm giác khó chịu bất thường như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn thì hãy đưa trẻ đến cơ sở uy tín để được thăm khám. Khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nếu các phụ huynh tự ý cho trẻ dùng thuốc sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn. Thậm chí là đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ. 

Tại Việt Nam có 2 phương pháp tầm soát dự phòng đột quỵ thường được sử dụng mà chúng ta có thể tham khảo. Đó là hụp cộng hưởng từ mạch máu não và chụp cắt lớp vi tính mạch máu não có tiêm thuốc.

Phương pháp tầm soát dự phòng đột quỵ cho trẻ
Phương pháp tầm soát dự phòng đột quỵ cho trẻ

Nếu phát hiện sớm được bất thường ở mạch máu não, cụ thể là bị dị dạng các mạch máu não thì các bác sĩ sẽ có hướng điều trị. Có thể là điều trị nút mạch chủ động trước khi mạch dị dạng bị vỡ ra. Việc chẩn đoán và chữa trị đúng mang lại hiệu quả rất tốt đối với sức khỏe ở trẻ em

Trên đây là tất cả những thông tin mà Doppelherz có thể cung cấp tới bạn về đột quỵ ở trẻ em. Sau khi tham khảo bài viết, các bậc phụ huynh hãy thận trọng hơn với các dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em để đảm bảo an toàn cho trẻ. Doppelherz là thương hiệu chiếm thị phần số 1 về vitamin và khoáng chất tại Đức. Các sản phẩm hiện đã được Công ty Cổ phần Mastertran nhập khẩu và phân phối chính thức tại Việt Nam. Quý khách hàng có thể tìm mua tại các nhà thuốc hoặc tại sàn TMĐT ShopeeLazada của Doppelherz.