Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì để mau khỏi? Chắc đây là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm khi có trẻ mắc căn bệnh này. Thực tế, yếu tố dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp bé mau lành. Vậy hãy cùng Doppelherz tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng dành riêng cho các bé bị tay chân miệng nhé!
I. Tổng quan về bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến tại Việt Nam do các loại virus gây ra. Căn bệnh này thường gặp nhiều ở trẻ em, đặc biệt là những bé dưới 5 tuổi.
Một số triệu chứng của bệnh tay chân miệng có thể kể đến như sau:
- Đau họng
- Sốt nhẹ
- Nổi ban đỏ, có bọng nước
- Tay chân và trong khoang miệng xuất hiện các vết loét
- Ngoài ra các vết loét cũng có thể xuất hiện ở mông hoặc bộ phận sinh dục.
Trẻ bị tay chân miệng thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày rồi tự khỏi. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp, bệnh tình trở nặng sẽ kéo theo nhiều biến chứng. Thậm chí dẫn đến tử vong.
Hiện nay các phương án điều trị căn bệnh này thường sẽ chủ yếu nhằm giảm bớt các triệu chứng. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ lây bệnh, ba mẹ cần chú ý chế độ ăn uống và sinh hoạt của con. Đặc biệt, ba mẹ cũng cần hiểu trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì? Để từ đó, chăm sóc và giúp con mau lành.
II. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
Các loại thức ăn mềm, lỏng và dễ nuốt
Để tránh trẻ bị đau rát miệng và trở nên biếng ăn thì mẹ nên chuẩn bị các loại thực phẩm dễ nuốt như cháo hay súp. Những món ăn này thường dễ nuốt, giàu dinh dưỡng và không khiến bé khó chịu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp nhiều loại rau củ và các thực phẩm dinh dưỡng khác như cá, tôm để giúp trẻ bổ sung đề kháng.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì: Thực phẩm thanh mát, giải nhiệt
Nếu ai hỏi trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì thì câu trả lời sẽ là những loại thực phẩm mát, giải nhiệt. Bởi lẽ, khi bị tay chân miệng, nhiệt độ cơ thể của bé thường sẽ tăng cao và dễ bị nóng trong. Vì vậy mẹ nên thêm bột sắn dây vào bữa ăn thường ngày để giúp bé giải nhiệt từ trong ra ngoài. Các loại hoa quả như đu đủ, quả mọng để bổ sung vitamin và dưỡng chất. Đồng thời giúp trẻ giảm cảm giác đau và khó chịu trong miệng.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì: Các món ăn từ trứng
Những món ăn được chế biến từ trứng thường sẽ mềm và dễ nhai hơn. Đồng thời, trứng là một loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng giúp trẻ luôn khỏe mạnh và tăng đề kháng. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý số lượng trứng mà trẻ được ăn trong ngày.
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì: Bổ sung đầy đủ nước cho trẻ
Ba mẹ cần đảm bảo trẻ uống đủ nước trong ngày. Một số loại nước khác mà trẻ cũng có thể bổ sung là cam, chanh hay sữa chua để cung cấp vitamin C cho cơ thể. Ngoài ra, nếu trẻ có tình trạng mất nước khô mắt, khô môi hay nước tiểu giảm đột ngột thì ba mẹ cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Ăn kem hoặc một số đồ uống lạnh
Các loại thức uống lạnh sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và mát mẻ. Vì vậy, nếu mẹ đang phân vân trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì thì đây cũng là một sự lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tránh cho trẻ ăn nhiều đồ lạnh và kem dễ khiến trẻ bị ho và viêm họng.
III. Trẻ bị chân tay miệng nên kiêng gì?
Bên cạnh giải đáp về việc trẻ nên ăn gì thì phụ huynh cũng cần chú ý đến những thực phẩm mà trẻ phải kiêng khi bị tay chân miệng.
Hạn chế các loại thực phẩm giàu arginine
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng Arginine – một loại Axit amin có thể kích thích sự phát triển của virus. Từ đó, khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Do đó, việc cho trẻ ăn các thực phẩm giàu arginine như nho khô, socola, đậu phộng và các loại hạt có thể gây ảnh hưởng xấu đến bệnh tình của trẻ.
Các thực phẩm cay, nóng hoặc mặn
Nếu các món ăn thanh mát là đáp án cho câu hỏi nên ăn gì thì những món cay, mặn lại là những món ăn mà trẻ nên tránh xa. Khi bị bệnh, các vết loét sẽ xuất hiện cả trong miệng. Vì vậy, việc ăn các đồ ăn cay nóng sẽ khiến các vết loét bị kích ứng và khiến trẻ bị đau rát, khó lành hơn.
Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Để tránh tình trạng phát ban trở nặng, bé cần hạn chế tiêu thụ các loại thịt và cả các thực phẩm giàu chất béo như bơ hay phô mai. Những loại thực phẩm này sẽ khiến da bị tiết dầu nhiều và khiến các nốt phát ban trở nên tồi tệ hơn.
Ngoài ra, việc tiêu hóa những thực phẩm này cũng có thể làm các vết loét trong miệng trậm trọng hơn. Khiến bé nhaii nuốt gặp khó khăn.
Việc chăm sóc con trẻ chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt khi các bé bị bệnh. Vì vậy, việc tìm hiểu về trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì sẽ giúp bố mẹ có một cái nhìn khách quan và cẩn thận hơn trong việc chăm sóc con trẻ bị tay chân miệng.
Doppelherz – thương hiệu chăm sóc sức khỏe số 1 tại Đức luôn sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ trên hành trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ.
—————–
Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức.
Hotline: 1800 1770
Website: https://doppelherz.vn
Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027
Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả
Trẻ hay ho nguyên nhân từ đâu và cha mẹ cần làm gì?
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Chăm sóc hệ miễn dịch non nớt: Chìa khóa bảo vệ con vững vàng