Các loại nước uống trái cây, nước ép,… là thức uống yêu thích của nhiều mẹ bầu, đặc biệt vào mùa hè nắng nóng. Thế nhưng, nhiều mẹ bầu lo lắng lượng đường trong nước mía có thể làm gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Vậy bà bầu ăn mía có tốt không? Bà bầu uống nước mía có tốt không? Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.
1. Lợi ích tuyệt vời của nước mía đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi
Nước mía rất tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai vì trong thành phần của nước mía có chứa nhiều vi chất dinh dưỡng như: vitamin A, vitamin B, vitamin C, sắt, kali,… Vì vậy, mía được xem là thực phẩm cung cấp năng lượng và dưỡng chất giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt. Dưới đây là những lợi ích của nước mía đối với sức khỏe giúp mẹ bầu giải đáp thắc mắc uống nước mía có tốt cho bà bầu không?
1.1. Cải thiện tình trạng ốm nghén
Hầu hết các mẹ bầu thường bị ốm nghén trong 3 tháng đầu tiên, ốm nghén không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Để khắc phục vấn đề này, mẹ bầu có thể uống một cốc nước gừng hoặc uống nước mía giúp giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng và dạ dày hiệu quả.
1.2. Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Khi mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong người thì hãy nhanh chóng bổ sung một cốc nước mía. Hàm lượng đường trong nước mía sẽ cung cấp năng lượng, cân bằng chỉ số đường huyết, giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, một cốc nước mía mát lạnh vào mùa hè sẽ giúp mẹ bầu giải nhiệt, xóa tan mệt mỏi, làm dịu cơn khát tức thì.
1.3. Tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu
Trong quá trình mang thai, không ít lần mẹ bầu cảm thấy khó chịu bởi tình trạng táo bón, khó tiêu trong thai kỳ. Nếu mẹ bầu đang đau đầu không biết làm sao để giải quyết vấn đề này thì uống nước mía là một giải pháp tuyệt vời mà các mẹ nên thử. Bởi vì trong nước mía có chứa kali có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
1.4. Bổ sung dưỡng chất cho thai nhi
Ngoài việc cung cấp đường cho cơ thể, trong thành phần của nước mía còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất như: vitamin A, vitamin C, vitamin B, canxi, đồng, kali, sắt, magie,… Đây đều là dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, uống nước mía còn chứa axit folic có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi, giúp thai nhi phát triển toàn diện.
1.5. Tăng cường hệ miễn dịch
Trong thành phần nước mía chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng củng cố hàng rào miễn dịch của cơ thể. Nhờ vậy uống nước mía giúp bảo vệ mẹ bầu tránh khỏi các tác nhân gây hại, chống lại các bệnh thường gặp như: cảm cúm, nhiễm trùng, đau họng,… Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt không chỉ giúp bảo vệ mẹ bầu mà còn tốt cho sức khỏe của thai nhi.
1.6. Hỗ trợ làm đẹp da cho mẹ bầu
Khi nhắc đến tác dụng tuyệt vời của nước mía đối với làn da của phụ nữ mang thai, chắc hẳn các mẹ đã phần nào giải đáp được thắc mắc bà bầu uống nước mía có tốt không. Không chỉ là thức uống có lợi cho sức khỏe, nước mía còn mang lại nhiều lợi ích trong việc chăm sóc làn da phụ nữ.
Trong quá trình mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến làn da của mẹ bầu xuất hiện nhiều mụn, xỉn màu. Lúc này, mẹ bầu nên uống nước mía để cải thiện làn da của mình, vì trong thành phần của nước mía có chứa axit glycolic giúp hỗ trợ làm mờ thâm, giảm mụn cho làn da hiệu quả.
2. Bà bầu uống nước mía có tốt không?
Với những tác dụng tuyệt vời của nước mía, chắc hẳn các mẹ đã giải đáp được phần nào thắc mắc bà bầu uống nước mía có tốt không? Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể sử dụng nước mía để hạn chế tình trạng ốm nghén, giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, đồng thời, cung cấp năng lượng cho mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu có thể uống nước mía vào những buổi trưa nắng nóng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, hoặc sử dụng vào buổi chiều để tiếp thêm năng lượng, giúp cải thiện tinh thần. Bên cạnh đó, thời điểm thích hợp để uống nước mía là khoảng 1-2 giờ sau bữa ăn. Bởi vì việc uống nước mía trước khi ăn sẽ tạo cảm giác no bụng, ảnh hưởng đến việc ăn uống bữa chính của mẹ bầu.
3. Bầu uống nước mía nhiều có tốt không?
Không thể phủ nhận tác dụng của nước mía đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu lạm dụng bổ sung quá nhiều nước mía vào cơ thể cũng có nghĩa là mẹ bầu đang cố gắng bổ sung quá nhiều đường. Điều này có thể không tốt vì dễ khiến mẹ bầu bị mắc tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, khi bổ sung nước mía, mẹ bầu cần lưu ý:
- Nên uống khoảng 100 – 200 ml nước mía/ ngày, đối với những mẹ bầu bị tiểu đường hoặc rối loạn dung nạp đường thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi uống.
- Nên uống nước mía ngay sau khi ép xong, không nên để lâu sẽ bị mất chất, biến đổi hương vị so với ban đầu.
- Chọn mua mía đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không nên uống nước mía đã để lâu ngày có thể khiến mẹ bầu bị đau bụng, tiêu chảy.
Bên cạnh việc uống nước mía thì mẹ bầu cũng cần bổ sung đa dạng thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai. Mẹ bầu có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vital Pregna cung cấp DHA, vitamin E, vitamin C, acid folic, sắt,… cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác để có một thai kỳ khỏe mạnh và an tâm.
Qua bài viết, chắc hẳn mẹ bầu đã có lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu uống nước mía có tốt không, đồng thời, biết cách bổ sung nước mía đúng cách cho cơ thể. Mẹ bầu quan tâm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vital Pregna vui lòng liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhất.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN