Tìm hiểu về bảng chỉ số đường huyết của người bình thường

Tìm hiểu về bảng chỉ số đường huyết của người bình thường

Để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là phòng ngừa bệnh tiểu đường, việc theo dõi bảng chỉ số đường huyết là vô cùng quan trọng. Cùng Doppelherz tìm hiểu về chỉ số đường huyết, cách đo, cách đọc các chỉ số này tại nhà cũng như bí quyết duy trì chỉ số đường huyết ở mức bình thường, ổn định.

Đường huyết và chỉ số đường huyết là gì?

Khái niệm đường huyết là gì?

Đường huyết (hay còn gọi là lượng đường trong máu) là nồng độ đường glucose có trong máu của một người. Đường glucose là năng lượng chính của cơ thể, cần thiết để duy trì các chức năng cơ bản của cơ thể. Khi ăn uống, đường glucose từ thực phẩm sẽ được hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng.

Thế nào là chỉ số đường huyết?

Chỉ số đường huyết (GI) là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ đường trong máu, được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc là mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục biến động theo thời gian, ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.

Kiểm soát lượng đường trong máu ổn định rất quan trọng, nếu nồng độ đường trong máu cao sẽ gây ra bệnh đái tháo đường cũng như các biến chứng liên quan đến nhiều cơ quan khác đặc biệt là mạch máu và thận.

Chỉ số đường huyết (GI) là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ đường trong máu
Chỉ số đường huyết (GI) là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ đường trong máu

Chỉ số đường huyết chuẩn của người bình thường là bao nhiêu?

Tùy vào độ tuổi hay cơ địa mỗi người mà chỉ số đường huyết bình thường sẽ khác nhau.

Với những người khỏe mạnh như thanh niên, trung niên có chỉ số đường huyết bình thường ở các mức trạng thái của cơ thể khác nhau. Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết chuẩn ở một số thời điểm trong ngày:

Bảng chỉ số đường huyết chuẩn của người bình thường
Bảng chỉ số đường huyết chuẩn của người bình thường

Theo đó, lượng đường của người bình thường ở thời điểm bất kỳ là <140 mg/dL. 

Chỉ số đường huyết của người bình thường lúc đói là <100mg/dL, chỉ số này được đo lần đầu vào buổi sáng khi bạn nhịn ăn ít nhất 8 giờ trở lên. 

Chỉ số đường huyết bình thường sau khi ăn là <140 mg/dL, đo trong vòng 1 đến 2 giờ sau ăn. 

Chỉ số đường đường huyết bao nhiêu là bình thường lúc đi ngủ: Chỉ số đường huyết sẽ dao động từ 110 đến 150 mg/dL

Đường huyết tăng bao nhiêu thì nguy hiểm?

Nếu bảng đo chỉ số đường huyết từ 130mg/dL đến 180 mg/dL được nhiều bác sĩ chấp nhận được (chỉ số lúc ăn no, thường là sau 2 tiếng sau ăn). 

Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao? Đường huyết tăng lên 180mg/dL được xác định là cao và có khả năng tiết ra insulin của tuyến tụy bị hạn chế.

Đường trong máu được điều chỉnh bằng insulin tuyến tụy tiết ra, khi không thể kiểm soát đường huyết của bản thân thì tuyến tụy sẽ làm việc quá sức dẫn đến hỏng, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, thị lực giảm, nguy cơ đột quỵ…

Đường huyết tăng lên 180mg/dL được xác định là cao
Đường huyết tăng lên 180mg/dL được xác định là cao

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Đường huyết bao nhiêu là tiểu đường là câu hỏi của nhiều người. Với bệnh nhân tiểu đường, chỉ số glucose trong máu sẽ như sau:

Nếu đo chỉ số glucose lúc đói cho kết quả là 126 mg/dl trở lên thì chứng tỏ là bị tiểu đường, lưu ý, lúc đo cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác nhất bởi đôi khi những thông số này có thể dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo mà lại kết quả chỉ số dưới 110 mg/dl thì nên đem kết quả tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phù hợp nhất. 

Hướng dẫn bạn cách đo đường huyết tại nhà đơn giản, dễ thực hiện

Dưới đây là các bước kiểm tra tiểu đường bằng máy đo đường huyết tại nhà mà bạn có thể áp dụng:

  • Rửa sạch tay và lau khô, sau đó sát khuẩn, nếu không, kết quả đo sẽ không chính xác.
  • Xem hạn sử dụng và mã code của que mà bạn thử. Lắp kim lấy máu vào bút thử, thực hiện lấy máu. Lưu ý sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thực hiện ngay, tránh để lâu sẽ dễ bị oxy hóa, ảnh hưởng kết quả thử.
  • Nhỏ một giọt máu lên que thử sau đó đặt que thử vào máy đo, quan sát hiển thị lượng đường trong máu.
  • Ghi nhớ kết quả xét nghiệm để có thể chia sẻ với bác sĩ nếu cần.
  • Dựa vào kết quả thử, người bệnh có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục cũng như sử dụng thuốc điều trị.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của cơ thể

Chỉ số đường huyết của cơ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Yếu tố tuổi tác: Độ tuổi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của cơ thể con người. Đối đối tượng trung niên, người già tầm trên 45 tuổi trở lên, thông thường sẽ có chỉ số đường huyết cao hơn do tích tụ lâu ngày. Những đối tượng này thường có sức khoẻ cũng như khả năng phân giải và chuyển hoá năng lượng kém dẫn đến lượng đường tích tụ gây nên nhiều căn bệnh mà đặc biệt là bệnh tiểu đường.
  • Những trường hợp mắc các bệnh về tim mạch: Với những người mắc các bệnh lý nền như: cao huyết áp, các bệnh liên quan đến hệ động, tĩnh mạch cũng là một yếu tố làm tăng đường huyết một cách đáng kể.
  • Tổn thương bên trong cơ thể: Những tổn thương bên trong cơ thể ở các vị trí như: mạch máu, mắt, tim… đây đều là những tổn thương cần rất nhiều năng lượng để cơ thể phục hồi bởi thế cơ thể sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn, việc cung cấp nhiều năng lượng sẽ từ đó gia tăng lượng đường trong máu.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Những thói quen sinh hoạt như cung cấp quá nhiều chất béo cho cơ thể, uống nhiều nước ngọt, không luyện tập thể dục thường xuyên từ đó gây nên các chứng béo phì, dư cân từ đó tích thụ nhiều chất insulin dẫn đến lượng đường huyết tăng. Bên cạnh đó, giờ giấc sinh hoạt không đúng, không lành mạnh cũng là nguyên nhân cần nhắc đến.
  • Stress, mệt mỏi, căng thẳng: Với những trường hợp người bệnh căng thẳng, mệt mỏi sẽ làm cho cơ thể không thể thư giãn, do đó tăng lượng đường huyết.
Người bệnh căng thẳng, mệt mỏi sẽ làm cho cơ thể không thể thư giãn, do đó tăng lượng đường huyết.
Người bệnh căng thẳng, mệt mỏi sẽ làm cho cơ thể không thể thư giãn, do đó tăng lượng đường huyết.

Bệnh tăng đường huyết nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng mãn tính bao gồm:

  • Bệnh lý về tim mạch và các tổn thương thần kinh.
  • Gây tổn thương thận, suy thận.
  • Tổn thương các võng mạc, dẫn đến nguy cơ mù lòa.
  • Nguy cơ đục thủy tinh thể.
  • Gây ra các vấn đề về chân do dây thần kinh bị tổn thương, lưu thông mạch máu kém, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, trường hợp nặng có thể phải đoạn chi.
  • Gây ra các vấn đề về xương khớp, da, nhiễm trùng do nấm và các vết thương không lành.
  • Nhiễm trùng răng, nướu.
Bệnh tăng đường huyết nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời gây nguy cơ đục thủy tinh thể.
Bệnh tăng đường huyết nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời gây nguy cơ đục thủy tinh thể.

Những biện pháp giúp duy trì đường huyết ở mức bình thường

  • Hạn chế sử dụng đồ ăn chế biến sẵn: Để quản lý hiệu quả lượng đường trong máu cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn chất carbohydrate khỏi chế độ ăn uống. Thay vào đó, hãy cân bằng chúng với nhóm chất béo tốt, chất đạm và chất xơ.
  • Xây dựng một chế độ ăn đúng cách, khoa học, cân bằng sẽ giúp bạn kiểm soát mức đường huyết bằng cách ngăn chặn sự giải phóng quá mức của insulin. Ngoài ra, những thực phẩm giàu chất đạm như: thịt bò, cá hồi, trứng, sữa, phô mai… có thể giúp duy trì sự ổn định của đường huyết.Bổ sung chất xơ có trong thực phẩm rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… cũng là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu tác động của carbohydrate lên đường huyết.
  • Với đồ uống, hãy chọn những thức uống không có đường như: trà đen, trà thảo mộc, nước… Tránh tuyệt đối các loại đồ uống có đường nhân tạo như: soda, nước trái cây, nước ngọt… Ngoài ra, bia rượu cũng không tốt cho sự ổn định đường huyết, vì vậy, bạn hãy cân nhắc để tránh xa chúng.
  • Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao: Cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể có thể được thực hiện thông qua việc vận động, tập thể dục, thể thao hàng ngày. Tập luyện những bài tập đa dạng như: đạp xe, chạy bộ, tập tạ… không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp cho cơ bắp hấp thụ được nhiều glucose, sản xuất năng lượng và tái tạo mô, giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Người bệnh nên duy trì tập từ 30 đến 60 phút mỗi ngày trong tuần để mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, bao gồm cả việc tăng cường sức đề kháng.
  • Nghỉ ngơi, cân bằng sức khỏe: Nghỉ ngơi là phương pháp giúp cân bằng sức khỏe, giảm stress, giữ cho đường huyết ổn định. Nhiều người ngủ ít hơn 8 giờ/ngày, đây là nguyên nhân khiến tăng nguy cơ mắc bệnh lý tiểu đường. Do đó, để duy trì mức đường huyết ổn định cho cơ thể, hãy đặt mục tiêu ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày, giảm mệt mỏi, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cân bằng đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đó, ngủ đầy đủ còn giúp cân bằng hormone, giảm bớt lo âu, tạo đủ năng lượng cho việc rèn luyện thể dục hàng ngày.
  • Cần chú ý kiểm tra và theo dõi lượng đường huyết thường xuyên: Việc đo và kiểm tra lượng đường trong cơ thể thường xuyên là vô cùng quan trọng, việc này giúp đảm bảo cho bản thân người bệnh biết được lượng đường cơ thể đang ở mức bao nhiêu, để từ đó đưa ra biện pháp kịp thời phòng tránh. Đo đường huyết bằng các loại máy đo tiểu đường trên thị trường hiện nay cũng sẽ cho kết quả chính xác, bạn cần lấy chỉ số này đối chiếu với bảng chỉ số đường huyết chuẩn để biết tình trạng hiện tại của mình. Sau đó, so sánh, đối chiếu các chỉ số đo thường ngày với nhau để biết được lượng đường đang ở mức tăng hay đang giảm để từ đó thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý nhất, cân bằng đường trong máu.
  • Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm mệt mỏi, bạn cũng có thể bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Coenzyme Q10 đến từ thương hiệu danh tiếng Doppelherz có lịch sử 120 năm của Đức. Sản phẩm phù hợp với những đối tượng cần tăng cường sức khỏe, thường xuyên mệt mỏi và mắc các bệnh lý về tim mạch.
Xây dựng một chế độ ăn đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát mức đường huyết 
Xây dựng một chế độ ăn đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát mức đường huyết

Bài viết trên đây của Doppelherz đã giúp bạn nắm rõ thông tin cơ bản về bảng chỉ số đường huyết chuẩn cũng như những biện pháp giúp cân bằng chỉ số đường huyết tại nhà đơn giản để từ đó có thể chăm sóc sức khỏe của bản thân và những người thân yêu trong gia đình bạn một cách tốt nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ số hotline 1800 1700 để được hỗ trợ và giải đáp.

 

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo