Các dấu hiệu xương yếu thường gặp

Các dấu hiệu xương yếu thường gặp

Xương yếu là tình trạng suy giảm mật độ xương, làm tăng nguy cơ gãy xương và các vấn đề về xương khớp. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, hãy cùng Doppelherz nhận biết được các dấu hiệu xương yếu thường gặp sẽ giúp cho chúng ta có biện pháp phòng tránh và chuẩn đoán hợp lý.

1. Dấu hiệu xương yếu

Mật độ xương là chỉ số giúp đánh giá khối lượng khoáng chất trong xương, độ vững chắc và lực chịu của xương. Tình trạng xương yếu  xảy ra khi mật độ xương bị suy giảm, xương mỏng đi, quá trình hủy xương xảy ra nhanh hơn sơ với với quá trình tạo xương mới. Một số dấu hiệu xương yếu thường gặp như sau:

  • Xuất hiện các cơn đau không rõ nguyên nhân ở các vị trí xương chịu nhiều áp lực từ cơ thể như khớp gối, mắt cá. bàn chân, xương dài…Tình trạng này diễn ra ngày càng thường xuyên. 
  • Thường xuyên bị đau lưng, các cơn đau tăng lên khi vận động mạnh và giảm đi khi nghỉ ngơi.
  • Cảm giác yếu chi, giảm khả năng vận động.
  • Đi không thẳng, dáng người khom khom.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Dễ gãy xương khi có các va chạm dù lực rất nhỏ.
  • Chiều cao bị suy giảm, thân hình trở nên thấp bé.
  • Móng tay dễ gãy: Thành phần chính cấu tạo nên móng tay có là collagen và canxi. Móng tay dễ gãy có thể do cơ thể đang thiếu canxi – chất đóng vai trò quan trọng đối với xương khớp.
  • Tụt nướu: Tình trạng nướu răng co lại và làm lộ chân răng. Một trong những nguyên nhân tụt nướu là do xương hàm yếu, mật độ xương suy giảm.
  • Lực cầm nắm của tay giảm: Lực cầm nắm của tay giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của hệ xương trong cơ thể, đặc biệt là mật độ canxi trong xương cánh tay, xương chậu và xương sống. Tình trạng lực cầm nắm của tay bị suy giảm là dấu hiệu cho thấy vấn đề về sức khỏe xương đặc biệt là hàm lượng canxi trong xương cánh tay, xương sống và xương chậu bị suy giảm mạnh.
                            Lực cầm nắm tay giảm do lượng canxi giảm mạnh

2. Nguyên nhân gây xương yếu là gì? 

Một số nguyên nhân phổ biến gây loãng xương: 

  • Loãng xương: Là một trong những nguyên nhân gây xương yếu hàng đầu. Người bệnh loãng xương có hàm lượng các chất như magie, canxi, magie… giảm dần, làm cho xương mỏng, xốp và dễ gặp chấn thương ngay cả khi không có sự tác động từ bên ngoài. 
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo đủ các dưỡng chất, vitamin cần thiết cho sự phát triển và khỏe mạnh của xương cũng là một trong những nguyên nguyên nhân gây xương yếu phổ biến. Cụ thể là dinh dưỡng hàng ngày không bổ sung đủ hàm lượng canxi, vitamin D cần thiết sẽ dẫn đến suy giảm mật độ xương, xương yếu và giảm tính liên kết giữa xương khớp.
        Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo là một trong những nguyên nhân gây xương yếu.
  • Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, cơ thể tổng hợp vitamin D. Vì thế, những người ít hoặc không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ có khả năng có các dấu hiệu xương yếu, dễ gãy với tỉ lệ cao hơn.  
  • Quá trình lão hóa do yếu tố tuổi tác đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh làm cho mật độ 
  • Ăn đồ ăn mặn: Nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn mặn chứa nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ giảm mật độ xương, dẫn đến yếu xương.
  • Ít vận động: Những người ít vận động hoặc ngồi lâu một chỗ thường có tốc độ tiêu xương lớn hơn người bình thường, bởi vì cơ thể duy trì được độ dẻo dai và sức khỏe của hệ xương khớp.
  • Thừa cân, béo phì: Mức cân nặng ảnh hưởng đến hệ xương khớp của cơ thể. Cân nặng càng lớn thì áp lực lên hệ xương khớp của cơ thể càng nhiều, đặc biệt là các xương dài (xương chi, khớp gối, xương bàn chân). Điều này làm cho xương dễ bị suy yếu.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc điều trị rối loạn tuyến giáp, corticoid… sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ làm giảm nồng độ canxi máu, giảm khả năng hấp thụ canxi, tăng nguy cơ mất xương và cản trở quá trình tái tạo xương. Đấy chính là một trong những nguyên nhân gây xương yếu

3. Các phương pháp chẩn đoán xương yếu

Tương tự như các dấu hiệu loãng xương, người bệnh xương yếu sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh, thường là các cơn đau nhức xương khớp, giảm khả năng vận động. Chẩn đoán bệnh lý dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh và kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng.

3.1. Chẩn đoán lâm sàng

Phương pháp chuẩn đoán xương yếu lâm sàng của người bệnh dựa trên các yếu tố sau đây:

  • Kiểm tra, đánh giá mức độ đau nhức xương khớp.
  • Kiểm tra và đánh giá các hoạt động làm tăng mức độ cơn đau
  • Kiểm tra mức độ hoạt động, dáng đi.
  • Đánh giá nguy cơ gãy xương, biến dạng cột sống. 
  • Khai thác và đánh giá các triệu chứng toàn thân.
                                 Chuẩn đoán lâm sàn kiểm trá sức khỏe xương khớp

3.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Phương pháp chuẩn đoán xương yếu cận lâm sàng dựa trên các yếu tố:

  • Đo mật độ xương: Thực hiện xét nghiệm đo mật độ xương giúp đánh giá tình trạng xương khớp của cơ thể. Xét nghiệm này cũng nên được thực hiện ở người xuất hiện các triệu chứng đau nhức xương khớp, yếu xương, thiếu canxi và vitamin D, phụ nữ tiền mãn kinh. 
  • Chụp X – quang: Giúp kiểm tra những tình trạng bất thường của xương, gãy xương hoặc biến dạng cột sống nếu có…
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp tìm kiếm khối u, kiểm tra mô mềm quanh khớp và tìm vị trí tổn thương.
  • Chụp cắt lớp vi tính giúp tìm kiếm các tổn thương nhỏ xác định nguy cơ gãy xương và có hướng điều trị phù hợp. 
  • Kỹ thuật đo khối lượng xương: Chẩn đoán tình trạng loãng xương, yếu xương, đánh giá mức độ nghiêm trọng là phương pháp chuẩn đoán xương yếu và xác định nguy cơ gãy xương phổ biến hiện nay. 

4. Phương pháp giúp xương chắc khỏe 

4.1. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh

Một trong những phương pháp giúp xương chắc khỏe là người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như:

  • Bổ sung protein từ các thực phẩm như phô mai, thịt nạc, sữa, trứng, bông cải xanh, ức gà…
  • Bổ sung canxi từ hải sản, các loại hạt, sữa chua, các loại cá
  • Magie là khoáng chất không thể thiếu đối với người xương yếu. Một số loại thực phẩm giàu magie như ngũ cốc nguyên hạt, bơ, các loại cây họ đậu, chuối…
  • Vitamin D giúp tăng hấp thu canxi trong cơ thể. Vitamin D có thể  bổ sung qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc thông qua các thực phẩm như cá hồi, sữa, lòng đỏ trứng, tôm, hàu, dầu gan cá tuyết. 
  • Vitamin K: Loại vitamin giúp tăng vận chuyển canxi vào xương. Bổ sung vitamin K thông qua các loại thực phẩm như phô mai, sữa, trứng…

4.2. Chế độ sinh hoạt, lối sống lành mạnh

Bên cạnh dinh dưỡng mỗi ngày cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì người bệnh cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh như sau:

  • Không hút thuốc lá
  • Hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích
  • Rèn luyện và tập luyện thể dục thường xuyên với mức độ phù hợp
  • Duy trì mức cân nặng hợp lý
  • Ngăn ngừa khả năng té ngã.
Tìm hiểu 5 tác dụng của collagen tốt cho xương khớp
                         Xây dựng lối sống lành mạnh giúp xương khớp chắc khỏe

4.3. Các biện pháp chăm sóc và giảm đau

Trong trường người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau nhức kéo dài âm ỉ và dai dẳng, hạn chế vận động có thể áp dụng các biện pháp giúp cải thiện như xoa bóp, chườm ấm, nghỉ ngơi tại chỗ giúp giảm áp lực xương khớp và giảm đau hiệu quả. 

4.4. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Collagen Max

Doppelherz trân trọng giới thiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe Collagen Max. Đây là sản phẩm được sản xuất tại Đức, có tác dụng giúp các bệnh nhân bị khô khớp, thoái hóa khớp giảm đau khớp hiệu quả. Cung cấp nguồn dưỡng chất để phục hồi, duy trì và tái tạo sụn khớp, kích thích tái tạo mô sụn, tái tạo sụn khớp, từ đó duy trì sụn khớp khỏe mạnh, tránh bị hao mòn, tổn thương bởi gốc tự do. Chỉ với 1 ống/ ngày Collagen Max giúp xua tan các nỗi lo về xương khớp. 

Hy vọng qua bài viết này các bạn biết được những dấu hiệu xương yếu thường gặp và nguyên nhân, cách khắc phục giúp xương chắc khỏe hơn. Doppelherz luôn đồng hành cùng các bạn trong quá trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe của bản thân và gia đình. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm Collagen Max, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.