Cách giúp trẻ nhớ lâu-“Chìa khóa” giúp trẻ có khả năng ghi nhớ tốt

Cách giúp trẻ nhớ lâu – “Chìa khóa” giúp trẻ sở hữu khả năng ghi nhớ vượt trội

Với các bậc làm cha me, ai cũng mong muốn con của mình có trí nhớ tốt để ghi nhớ kiến thức, học hành cải thiện. Cùng Doppelherz tìm hiểu cách giúp trẻ nhớ lâu, không bị áp lực học tập mà vẫn ghi nhớ bài hiệu quả qua bài viết này nhé!

1. Tại sao cần rèn luyện trí nhớ cho trẻ?

Theo những nghiên cứu khoa học về hoạt động của não bộ, thông tin mà chúng ta thu thập sẽ được não bộ lưu trữ dưới 2 dạng là trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Đối với trẻ em, thông tin chủ yếu sẽ được nạp vào bộ nhớ ngắn hạn. Do đó, thông tin được nạp vào bộ não của trẻ sẽ bị xóa dần theo thời gian nếu không được nhắc lại thường xuyên. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần cho trẻ rèn luyện trí nhớ mỗi ngày, ôn tập và củng cố những kiến thức đã học. Càng nhắc đi nhắc lại nhiều lần thì trẻ sẽ khó quên thông tin.

Tại sao cần rèn luyện trí nhớ cho trẻ?
Tại sao cần rèn luyện trí nhớ cho trẻ?

2. Gợi ý cách giúp trẻ nhớ lâu, có trí nhớ tốt

Đối với nhiều người làm cha mẹ, việc học hành của con luôn được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu. Đôi khi, mẹ cảm thấy lo lắng con sẽ không theo kịp chương trình học tập trên lớp, kiến thức thì nhiều mà con cứ học trước quên sau. Dưới đây là 7 tuyệt chiêu giúp con học nhanh, nhớ lâu hơn, mọi người có thể tham khảo và áp dụng để giảm nỗi “lo lắng, muộn phiền” này.

2.1. Cách dạy con nhớ lâu: Rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung cao độ

Nhiều trẻ em vì ham chơi nên vừa học vừa chơi, vừa xem tivi, ăn uống hoặc sử dụng các thiết bị điện tử như: máy tính, điện thoại,… Điều này khiến trẻ lơ là, không tập trung vào việc học tập và ghi nhớ kiến thức. Do đó, cha mẹ nên chủ động rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung mỗi khi làm việc, học tập, loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng để trẻ có thể học ra học, chơi ra chơi.

Cách dạy con nhớ lâu nhờ rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung cao độ
Cách dạy con nhớ lâu nhờ rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung cao độ

2.2. Dạy con nhớ lâu bằng cách ghi chép bằng sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy không chỉ được sử dụng trong học tập mà còn được áp dụng trong cả cuộc sống hàng ngày. Trẻ có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hỗ trợ ghi nhớ kiến thức với nhiều môn học khác nhau. Sơ đồ tư duy không bị giới hạn về tỷ lệ, kích thước và cách phát triển về nhánh, trẻ có thể sử dụng những màu sắc, chữ viết khác nhau để ghi chép những vấn đề khác nhau. Thông qua việc ghi chép bằng sơ đồ tư duy cũng là cách để bộc lộ khả năng phân tích và tư duy của trẻ.

2.3. Cách giúp trẻ ghi nhớ tốt: Gạt bỏ những yếu tố gây xao nhãng cho trẻ

Để tăng cường khả năng ghi nhớ, trẻ cần tập trung cao độ, loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng. Thực tế, khi trẻ chú tâm học tập hoặc ghi nhớ một vấn đề nào đó sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn. Vì vậy, mọi người không nên cho trẻ làm việc riêng, tạo không gian yên tĩnh để không làm giảm sự tập trung khi trẻ đang ghi nhớ, học tập. Đây cũng là cách dạy bé học chữ cái nhanh và nhớ lâu mọi người nên áp dụng.

Gạt bỏ những yếu tố gây xao nhãng cho trẻ

2.4. Cách giúp trẻ nhớ tốt: Cho trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày

Giấc ngủ có vai trò quan trọng, giúp não bộ được nghỉ ngơi, hồi phục năng lượng sau một ngày học tập, lao động mệt mỏi. Đây cũng chính là thời gian để não bộ có thể sắp xếp và sử lý những dữ kiện tạm thời được lưu trữ trong não bộ của trẻ. Vì vậy, khi ngủ, trẻ có thể nhớ lại và sắp xếp kho tàng kiến thức ngăn nắp, có trật tự hơn. Việc ngủ đủ giấc không chỉ quan trọng đối với trẻ em mà còn cần thiết đối với cả người lớn trong việc cải thiện trí nhớ và khả năng tư duy.

2.5. Trẻ có trí nhớ tốt nhờ áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Việc tập trung liên tục trong nhiều giờ sẽ khiến não bộ của trẻ bị tiêu hao nhiều năng lượng, dẫn đến trẻ bị mệt mỏi, mất tập trung. Nếu không được nghỉ ngơi, hồi phục năng lượng thì não bộ sẽ bị quá tải, lượng kiến thức bị nhồi nhét quá nhiều trong thời gian ngắn, Vì vậy, mọi người nên cho trẻ nghỉ giải lao giữa giờ khoảng 5 – 15 phút sau khoảng 30 – 45 phút học tập trước khi ôn lại những gì đã học hoặc chuyển sang bài mới.

Trẻ có trí nhớ tốt nhờ áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý

2.6. Lặp đi lặp lại một hành động để tăng khả năng ghi nhớ

Mọi người có thể cho bé lặp đi lặp lại một hành động để tăng cường trí nhớ. Ví dụ khi trẻ đang làm một bài tập toán, cha mẹ có thể cho con làm thêm những bài tương tự để củng cố khả năng ghi nhớ của con. Sau một vài buổi lặp đi lặp lại như vậy sẽ giúp trẻ làm dạng bài tập đó thành thạo hơn. Đây cũng chính là cách học hiệu quả dành cho những trẻ bị kém phát triển tư duy, hiểu bài chậm.

2.7. Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp cơ thể phát triển thể chất cân đối mà còn hỗ trợ tăng cường trí nhớ cho trẻ. Mọi người nên cho trẻ bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều omega 3, vitamin nhóm B, vitamin C,… để nuôi dưỡng tế bào và hệ thống thần kinh, giúp cải thiện chức năng não bộ và tăng cường trí nhớ hiệu quả.

Bên cạnh những thực phẩm tự nhiên, mọi người có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Omega-3 Syrup để bổ sung Omega-3 (DHA và EPA) cùng 11 vitamin (A, E, D, C và các vitamin nhóm B) giúp hỗ trợ phòng ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, hỗ trợ phát triển não bộ cho trẻ nhỏ. Sản phẩm đến từ thương hiệu Doppelherz, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của CHLB Đức, là sự lựa chọn hoàn hảo được nhiều mẹ tin dùng cho trẻ đang trong giai đoạn phát triển não bộ.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học

Trên đây là những cách giúp trẻ nhớ lâu, cải thiện trí nhớ và học tập hiệu quả. Mọi thắc mắc cần giải đáp về vấn đề bổ sung dưỡng chất cho trẻ, phụ huynh hãy liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất!

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo